Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (phần...

Câu 1 : Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ nhất?

AToa Đô

B. Thoát Hoan

CNgột Lương Hợp Thai

D. Ô Mã Nhi

Câu 2 : “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

ATrần Quốc Tuấn.

B. Trần Bình Trọng.

CTrần Quốc Toản.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 3 : Mục đích chính của quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là gì?

ALàm bàn đạp để tấn công nhà Tống từ phía Nam

B. Làm bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống khu vực Đông Nam Á

CChinh phạt Đại Việt vì đã bắt giam sứ giả Mông Cổ

D. Phù Lý diệt Trần

Câu 4 : Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần?

A. Bình Lệ Nguyên

B. Đông Bộ Đầu

C. Chương Dương

D. Bạch Đằng

Câu 7 : Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ?

A. Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ

B. Chuẩn bị lực lượng kháng chiến

C. Đem quân nghênh chiến khi giặc vừa tràn vào Đại Việt

D. Viết thư giảng hòa tạm thời

Câu 8 : Nhà Trần khi thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ

B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ

C. Củng cố lực lượng chờ phản công

D. Đánh nhanh thắng nhanh

Câu 10 : Kế “vườn không nhà trống” của quân dân nhà Trần không tạo ra khó khăn nào cho quân Mông Cổ? 

A. Thiếu lương thực

B. Nhuệ khí của kẻ thù suy giảm

C. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh không thực hiện được

D. Sự trỗi dậy của người Hán ở Trung Hoa

Câu 12 : Ai là người được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

ATrần Thủ Độ

BTrần Quang Khải

C. Trần Quốc Tuấn

D. Trần Khánh Dư

Câu 13 : Ai là tổng chỉ huy của quân Nguyên trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1285)?

A. Toa Đô

B. Ô Mã Nhi

C. Thoát Hoan

D. Ngột Lương Hợp Thai

Câu 14 : Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế sách đánh giặc?

A. Các quan lại cao cấp

BCác vương hầu, quý tộc

CToàn bộ nhân dân Thăng Long

DCác phụ lão có uy tín trong cả nước

Câu 16 : Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?

A. Tạo ra gọng kìm tấn công Đại Việt từ phía Nam

B. Làm bàn đạp mở rộng đánh chiếm khu vực Đông Nam Á

C. Để ngăn chặn Đại Việt liên kết với Cham-pa

DLàm bàn đạp tấn công Lan Xang và Chân Lạp, cô lập Đại Việt

Câu 17 : Điểm thuận lợi của nhà Nguyên khi đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì?

A. Đã hoàn thành quá trình xâm lược Trung Quốc

B. Đã chinh phục được Cham-pa

C. Đã chinh phục được các nước láng giềng x Đại Việt

D. Đã thống trị được toàn bộ châu Á

Câu 18 : Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?

A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược

BChủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc

CChủ động đánh nhanh thắng nhanh

DChủ động giảng hòa để củng cố lực lượng

Câu 19 : Sự kiện nào dưới đây không thể hiện được quyết tâm của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai (1285)?

A. Hội nghị Bình Than

B. Hội nghị Diên Hồng

C. Quân sĩ thích vào tay chữ Sát Thát

D. Chủ động thần phục và triều cống nhà Nguyên

Câu 21 : Ai là tác giả của các bộ binh thư “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư”?

ATrần Nhân Tông.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 22 : Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?

A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.

C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

Câu 23 : Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều Trần với nhân dân?

A. Nhà Trần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.

C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

D. Nhân dân có tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng.

Câu 24 : Hội nghị nào là biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên?

A. Hội nghị Bình Than

BHội nghị Diên Hồng

C. Hội nghị Lũng Nhai

DHội nghị Đông Quan

Câu 25 : Kế sách đánh giặc xuyên suốt được nhà Trần sử dụng trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là gì?

A. Vườn không nhà trống.

B. Tổ chức cuộc quyết chiến chiến lược.

CTấn công đồn lương của địch.

D. Chặn đánh quân địch ở kinh thành.

Câu 26 : Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

ATinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Đại Việt

B. Đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo

C. Nhà Mông- Nguyên đang bước vào thời kì suy yếu

D. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của quân dân nhà Trần

Câu 27 : Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)?

A. Khoét sâu vào điểm yếu của kẻ thù

B. Thực hiện tiên phát chế nhân.

C. Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều

DĐánh vào nơi mạnh nhất của địch

Câu 28 : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

BGóp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam

C. Làm thất bại mưu đồ thôn tính các vùng đất châu Á còn lại của Hốt Tất Liệt

D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Câu 29 : Nghệ thuật quân sự nào sau đây không được quân dân nhà Trần sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thế kỉ XIII?

A. Thực hiện kế “thanh dã”

B. Tiên phát chế nhân

C. Thủy chiến

D. Tổ chức một cuộc chiến tranh nhân dân

Câu 30 : Cho đoạn trích: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi, đồng lòng anh em hòa thuận, cả nước góp sức… nên giặc phải bó tay chiu hàng” (Trần Quốc Tuấn căn dặn vua Trần Anh Tông, năm 1300).  Câu nói trên của Trần Quốc Tuấn căn dặn nhà vua về điều gì?

A. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ dòng tộc đến nhân dân.

B. Phát huy truyền thống yêu lao động sản xuất để đánh giặc giữ nước.

C. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống yêu lao động sản xuất.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân Mông – Nguyên có thể áp dụng về sau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247