Trắc nghiệm bài Tấm Cám

Câu 1 : Truyện cổ tích là gì?

A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóA. phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.

B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quA. hệ với lịch sử địA.phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa.các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.

C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩA.quA. trọng đối với toàn thể cộng đồng.

D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động, người dũng sĩ… quA.đó thể hiện quA. niệm về đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí.

Câu 2 : Loại truyện cổ tích nào có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất?

A. Truyện cổ tích về các loài vật

B. Truyện cổ tích sinh hoạt

C. Truyện cổ tích thần kì

D. Cả B và C đều đúng

Câu 3 : Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?

A. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết thúc có hậu.

B. Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thường kết thúc có hậu.

C. Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu

D. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.

Câu 4 : Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kì bao gồm những nội dung nào?

A. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em

B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyện vời của con người.

C. Nói lên lời tâm tình của nhân dân lao động với các nhân vật lịch sử và những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em

D. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em và thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc giađình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyện vời của con người

Câu 5 : Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích:

A. Đẽo cày giữa đường

B. Thạch sanh

C. Sọ Dừa

D. Sự tích trầu cau

Câu 6 : Tình tiết nào không tham gia vào việc phát triển mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám?

A. Cái yếm đỏ

B. Bố Tấm chết

C. Con cá bống

D. Cái chết của Tấm

Câu 7 : Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?

A. Truyện cổ tích về các loài vật

B. Truyện cổ tích thần kì

C. Truyện cổ tích sinh hoạt

D. Truyện cổ tích Việt Nam

Câu 8 : Bản chất của xung đột và mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám là gì?

c. Mâu thuẫn giữa chủ nhà và người ở, giữa thiện và ác

A. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ – con chồng, giữa thiện và ác

B. Mâu thuẫn giữa chị và em, giữa thiện và ác

D. Mâu thuẫn giữa kẻ giàu và người nghéo, giữa thiện và ác

Câu 9 : Động cơ nào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?

A. Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại và bắt Tấm làm kẻ ở trong nhà.

B. Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm

C. Muốn tiêu diệt Tấm đến cùng để tranh giành tài sản

D. Muốn tranh giành tất cả nhhững gì thuộc về Tấm và tiêu diệt Tấm đến cùng.

Câu 10 : Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần, Tấm chỉ biết khóc. Đến lần nào thì Tấm không khóc nữa.

A. Cám lừa trút hết giỏ cá

B. Mẹ con Cám bắt bống ăn thịt

C. ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc xong mới được đi hội

D. Dì ghẻ lừa chặt cây cau giết Tấm

Câu 11 : Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?

A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử

B. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác

C. Sự bền bỉ, kiên quyết của Tấm trước điều ác

D. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám

Câu 12 : Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp Tấm nữa. Tác giả dân gia muốn nói điều gì?

A. Không ai giúp đỡ suốt đời

B. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này

C. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc

D. Mẹ con Cám quá độc ác

Câu 13 : Sau khi bị giết, Tấm hóa kiếp nhiều lần (4 lần), điều đó có ý nghĩa gì?

A. Tấm thiết tha với cuộc sống và triết lí của dân gian chính nghĩ athắng gian tà

B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

C. Triết lí của dân gian chính nghĩa thắng gian tà, cái thiện sẽ thắng cái ác.

D. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch và triết lí của dân gian chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

Câu 14 : Dòng nào sau đây không phải là yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám?

A. Bụt

B. Miếng trầu têm cánh phượng

C. Xương cá bống

D. Sự hóa kiếp của Tấm

Câu 15 : Trong truyện “Tấm Cám”, Bụt hiện ra mấy lần?

A. 2 lần.

B. 3 lần.

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 16 : Từ một cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. Điều đó thể hiện quan niệm gì của người bình dân Việt Nam?

A. Ở hiền gặp lành.

B. Ở ác gặp ác.

C. Lạc quan

D. Tin tưởng vào tương lai

Câu 18 : Những tình tiết nào của truyện Tấm Cám không thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?

A. Bụt hiện lên nhiều lần giúp đỡ và mách bảo tấm.

B. Miếng trầu tiêm hình cánh phượng rất khéo do chính tay Tấm têm.

C. Con gà biết nói tiếng người.

D. Đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo giúp Tấm.

Câu 19 : Truyện Tấm Cám không phản ánh ước mơ nào sau đây?

A. Ước mơ đổi đời của nhân dân lao động.

B. Thực hiện công bằng xã hội.

C. Được hưởng hạnh phúc.

D. Có quyền lực thống trị

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247