Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Trắc nghiệm bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Câu 1 : Câu nào nêu đúng về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

A. Cung cấp những tri thức về sự vật một cách khách quan, đúng với chân lí và chuẩn mực được thừa nhận.

B. Những tri thức về sự vật, hiện tượng giúp cho hiểu biết của người đọc thêm đa dạng và phong phú.

C. Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.

D. Những tri thức được trình bày một cách sinh động có sức cuốn hút người đọc

Câu 2 : Biện pháp nào không phải là biện pháp bắt buộc nhằm bảo đảm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

A. Phải tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh.

B. Phải xem phim, ảnh về vấn đề cần thuyết minh.

C. Phải thu nhập tài liệu tham khảo về vấn đề cần thuyết minh.

D. Chú ý thời điểm xuất bản để cập nhật thông tin mới.

Câu 3 : Dòng nào nêu đúng yêu cầu về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

A. Tri thức phải bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.

B. Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể.

C. Câu văn phải biến hóa linh hoạt, giàu màu sắc biểu cảm.

D. Phải sử dụng nhiều số liệu, nhiều sự kiện quan trọng.

Câu 4 : Khi thuyết minh về cuộc đời của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

A. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài nổi bật, phong cách.

B. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.

C. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, nội dung tư tưởng chính.

D. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài, hoàn cảnh xã hội.

Câu 5 : Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

A. Hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và các sự việc chính.

B. Hoàn cảnh ra đời, tên tác phẩm, nhân vật và các sự việc chính.

C. Tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

D. Tên tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, các sự việc chính, giá trị tư tưởng.

Câu 6 : Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

A. Đề tài nổi bật, phong cách, năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm.

B. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.

C. Tác phẩm, năm sinh, năm mất, quê hương, nội dung tư tưởng chính.

D. Tác phẩm đầu tay, các đề tài chính, các thể loại và tác phẩm chính.

Câu 7 : Thuyết minh về một thể loại văn học, cần đảm bảo tính chuẩn xác về:

A. Tên thể loại, thời điểm ra đời, đặc điểm về nội dung và hình thức,...

B. Tên thể loại, hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và sự việc chính...

C. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nhân vật, vai trò và giá trị của thể loại...

D. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nội dung, đề tài và giá trị của thể loại..

Câu 8 : Khi thuyết minh về một loài hoa, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

A. Tên, nguồn gốc, quá trình phát triển, thân cây, cành, lá, màu sắc.

B. Tên, nguồn gốc, quá trình ra hoa, hình dáng, màu sắc, hương thơm.

C. Tên, nguồn gốc, độ cao, loại rễ, màu sắc, cành, lá, giá trị thương mại.

D. Tên, nguồn gốc, độ cao, màu sắc, cành, lá, giá trị nghệ thuật.

Câu 9 : Câu nào nêu đúng về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?

A. Văn bản giàu số liệu thống kê, nhiều hình ảnh và chi tiết cụ thể.

B. Văn bản bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.

C. Văn bản có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.

D. Văn bản mang đậm cảm xúc của người viết trước sự vật, hiện tượng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247