Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Trãi

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Trãi

Câu 1 : Hãy cho biết thủy tức đại diện cho ngành động vật nào dưới đây?

A. Ruột khoang

B. Giun giẹp

C. Giun tròn

D. Giun đốt

Câu 2 : Dinh dưỡng trùng kiết lị khác trùng sốt rét ở điểm nào dưới đây?

A. Trùng sốt rét chui vào hồng cầu

B. Trùng kiết lị nuốt hồng cầu

C. Trùng kiết lị lấy dinh dưỡng nhiều

D. Trùng sốt rét lấy dinh dưỡng ít

Câu 3 : Hãy cho biết phát biểu nào sai khi nói về trùng sốt rét?

A. Hoạt động dinh dưỡng của trùng sốt rét đều thực hiện qua màng tế bào

B. Trùng sốt rét sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho ra nhiều thế hệ mới

C. Trùng sốt rét nhiệt đới hay trùng sốt rét ác tính có chu kì sinh sản là 24 giờ

D. Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản hữu tính

Câu 4 : Tên loại động vật nguyên sinh gây bệnh sốt rét là gì?

A. Trùng biến hình

B. Trùng giày

C. Trùng kiết lị

D. Trùng sốt rét

Câu 5 : Hãy cho biết vị trí kí sinh của trùng sốt rét là?

A.  Tuyến nước bọt muỗi Anophen

B. Thành ruột người

C. Máu người

D. Tất cả các phương án trên

Câu 7 : Nguyên nhân do đâu bệnh sốt rét thường có triệu chứng lên cơn sốt rét cách nhật?

A. Vì cơ thể người chỉ chống chọi được trùng sốt rét 48h một lần.

B. Vì cơ thể người chỉ chống chọi được trùng sốt rét 24h một lần.

C. Vì chu trình nhân lên của trùng sốt rét là 24h một lần.

D. Vì chu trình nhân lên của trùng sốt rét là 48h một lần.

Câu 8 : Cho biết thức ăn của trùng sốt rét là gì?

A. Chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy

B. Tảo, vi khuẩn

C. Hồng cầu

D. Các động vật nguyên sinh

Câu 9 : Đâu là hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị?

A.  Kí sinh

B. Tự dưỡng

C. Dị dưỡng

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 10 : Trùng kiết lị và trùng biến hình có đặc điểm chung nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Sống tự do ngoài thiên nhiên

B. Đều do muỗi Anophen truyền vào máu người

C. Có kích thước nhỏ hơn hồng cầu

D. Đều hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm

Câu 11 : Cho biết ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

A. Tiêu hoá thức ăn.

B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.

C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 12 : Đâu là hình thức sinh sản không gặp ở thủy tức?

A. Mọc chồi

B. Tái sinh

C. Phân đôi

D. Sinh sản hữu tính

Câu 13 : Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi

B. (1) : tế bào gai ; (2) : tiêu hóa

C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển

D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ

Câu 14 : Đâu là đặc điểm nào sau đây đúng với thủy tức?

A. Cơ quan tiêu hóa dạng ống

B. Tiêu hóa nội bào thức ăn.

C. Cơ quan tiêu hóa dạng túi.

D. Chưa có cơ quan tiêu hóa.

Câu 15 : Xác định cơ quan hô hấp của thủy tức?

A. Bằng phổi

B. Bằng mang

C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

D. Bằng cả ba hình thức

Câu 16 : Thủy tức thuộc nhóm động vật nào dưới đây?

A. Động vật phù phiêu

B. Động vật sống bám

C. Động vật ở đáy

D. Động vật kí sinh

Câu 17 : Cây thủy sinh có thủy tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng)?

A. Cây sen

B. Rong đuôi chó

C. Bèo tấm

D. Cả A, B và C

Câu 18 : Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ:

A. Di chuyển nhanh nhẹn

B. Phát hiện ra mồi nhanh

C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc

D. Có miệng to và khoang ruột rộng

Câu 19 : Đâu là loài động vật không phải là cơ thể đơn bào?

A. trùng roi xanh

B. trùng biến hình.

C. trùng giày.

D. thủy tức.

Câu 20 : Loài động vật nào dưới đây sống ở nước ngọt?

A. thủy tức.

B. sứa.

C. san hô.

D. hải quỳ.

Câu 21 : Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về trùng kiết lị?

A. Trùng kiết lị giống với trùng biến hình, đều có chân giả dài

B. Bào xác trùng kiết lị do muỗi Anophen truyền vào máu người

C. Kích thước của trùng kiết lị so với hồng cầu là lớn hơn

D. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, chui vào hồng cầu để kí sinh

Câu 25 : Tên của loài động vật truyền kí sinh trùng sốt rét là?

A. Ruồi

B. Gián

C. Muỗi Anophen

D. Chuột

Câu 28 : Kí sinh trùng nào sau đây không có vật chủ trung gian là người?

A. Giun đũa

B. Giun móc

C. KST sốt rét

D. Giun kim

Câu 29 : Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý là?

A. Vật chủ bị bệnh mạn tính.

B. Vật chủ tình cờ

C. Vật chủ phụ.

D. Vật chủ mang KST lạnh.

Câu 30 : Vì sao các hoạt động dinh dưỡng của trùng sốt rét đều thực hiện qua màng tế bào?

A. Vì chúng có kích thước rất nhỏ.

B. Vì chúng chui vào hồng cầu để lấy chất dinh dưỡng.

C. Vì chúng được lan truyền qua muỗi anôphen.

D. Vì chúng không có bộ phận di chuyển và các không bào.

Câu 32 : Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào dưới đây?

A. Muỗi Anôphen (Anopheles).

B. Muỗi Mansonia.

C. Muỗi Culex.

D. Muỗi Aedes.

Câu 33 : Đâu là biện pháp giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.

D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 35 : Những động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người?

A. Trùng kiết lị 

B. Trùng sốt rét

C. Trùng biến hình

D.  Cả A và B

Câu 36 : Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

A. Ốc.

B. Muỗi.

C. Cá.

D. Ruồi, nhặng.

Câu 37 : Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường tiêu hoá.

B. Đường hô hấp.

C. Đường sinh dục.

D. Đường bài tiết.

Câu 38 : Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở vị trí nào?

A. trong máu

B. khoang miệng

C. ở gan.

D. ở thành ruột.

Câu 39 : Động vật nguyên sinh nào sau đây gây bệnh cho người là?

A. Trùng biến hình

B. Trùng roi

C. Trùng giày

D. Trùng bào tử

Câu 40 : Trùng sốt rét cách nhật có chu kì sinh sản là bao nhiêu giờ?

A. 12 giờ.

B. 48 giờ.

C. 24 giờ.

D. 72 giờ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247