Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Toán học Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5. Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ có đáp án !!

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5. Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ có đáp án !!

Câu 2 : Dạng viết gọn của 0,2333… là:

A. 0,(23);

B. 0,(233);

C. 0,(2333);

D. 0,2(3).

Câu 3 : Chọn phát biểu đúng:

A. Thương của 10 chia 3 là một số thâp phân hữu hạn;

B. Thương của 4 chia 3 là một số thập phân hữu hạn;

C. Thương của 63 chia 15 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn;

D. Thương của 11 chia 18 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu 4 : Phân số tối giản của số thập phân hữu hạn 7,4 được viết là:

A. \(\frac{{37}}{5};\)

B. \(\frac{{32}}{5};\)

C. \(\frac{{74}}{{10}};\)

D. \(\frac{{22}}{5}.\)

Câu 5 : Hoàn thành nhận xét sau: Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi ….

A. Một số thập phân hữu hạn và một số thập phân vô hạn tuần hoàn;

B. Một số thập phân hữu hạn;

C. Một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn;

D. Một số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu 6 : Tìm x, biết: \(3{\rm{ }}.{\rm{ }}x{\rm{ + }}\frac{{ - {\rm{ 3}}}}{5}{\rm{ : 0,2 = 1}}{\rm{.}}\)

A. x = \(\frac{2}{3};\)

B. x = 1,3;

C. x = 0,(3);

D. x = 1,(3).

Câu 7 : Chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 3,325555… là:

A. Số 32;

B. Số 5;

C. Số 325;

D. Số 3255.

Câu 8 : Chọn đáp án sai:

A. 2,32565656… = 2,32(56);

B. 1,2422 là số thập phân hữu hạn;

C. 0,2412121212… = 0,241(21);

D. \(\frac{7}{3}\)= 2,(3).

Câu 10 : Số thập phân 0,005 biểu diễn dưới dạng phân số tối giản nào?

A. \(\frac{1}{{100}};\)

B. \(\frac{3}{{200}};\)

C. \(\frac{1}{{200}};\)

D. \(\frac{3}{{100}}.\)

Câu 11 : Cho một số hữu tỉ được viết dưới dạng phân số tối giản là \(\frac{a}{b}\) (a, b \( \in {\rm{ }}\mathbb{Z}\); b > 0). Chọn phát biểu đúng?

A. Số hữu tỉ này mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;

B. Số hữu tỉ này mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;

C. Số hữu tỉ này mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 3 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;

D. Số hữu tỉ này mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 3 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;

Câu 12 : Số 0,(56) là dạng thập phân của phân số nào?

A. \(\frac{5}{{99}};\)

B. \(\frac{{56}}{{99}};\)

C. \(\frac{{56}}{{999}};\)

D. \(\frac{{56}}{{100}}.\)

Câu 13 : Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,(47) được viết dưới dạng phân số tối giản thì tử và mẫu hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

A. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị;

B. Mẫu nhỏ hơn tử 49 đơn vị;

C. Mẫu lớn hơn tử 49 đơn vị;

D. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị.

Câu 14 : So sánh 0,5(25) và 0,(52).

A. 0, 5(25) > 0,(52);

B. 0,5(25) = 0,(52);

C. 0,5(25) < 0,(52);

D. 0,5(25) \( \le \) 0,(52).

Câu 15 : Biết m là một số thập phân vô hạn tuần hoàn và 2,347923 < m < 2,4452347. Tìm m?

A. m = 2,(3);

B. m = 2,(34);

C. m = 2,(4);

D. m = 2,(445).

Câu 20 :

Trong các số dưới đây, số thập phân vô hạn tuần hoàn là

A. 0,202;

B. – 6,25;

C. 0,011;

D. – 1,(3).

Câu 21 :

Cho số 0,20200200020000… (viết liên tiếp các số 20; 200; 2000; 20 000; … sau dấu phẩy). Khẳng định đúng khi nói về số trên là


A. Số này là số thập phân hữu hạn;


B. Số này là số thập phân vô hạn tuần hoàn;

C. Không là số thập phân hữu hạn, cũng không là số thập phân vô hạn tuần hoàn;

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 26 :

Kết quả của phép tính 14,2 : 3,3 là

A. 4,3;

B. 4,(3);

C. 4,(30);

D. 4,3(03).

Câu 27 :

Cho số hai số thập phân 0,1 và 0,(1). So sánh đúng là

A. 0,1 = 0,(1);

B. 0,1 > 0,(1);

C. 0,1 < 0,(1);

D. Không so sánh được.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247