Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 4 Tiếng việt Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 1 :

Đọc hiểu:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ​

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo


 ​ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

 Nết là một cô bé:


a. Thích chơi hơn thích học.



b. Có hoàn cảnh bất hạnh.


c. Yêu mến cô giáo.  


d. Thương chị.


Câu 2 :

Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?


a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .



b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.



c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.



d. Nết học yếu nên không thích đến trường.


Câu 3 :
Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về . 


b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.



c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.



d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.


Câu 4 :
Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?


a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.



b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.



c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai



d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.


Câu 7 :

Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên?


a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng



b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ



c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị



d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh


Câu 8 :

Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào?


a. Ai là gì?



b. Ai thế nào?



c. Ai làm gì?



d. Không thuộc câu kể nào.


Câu 10 :

Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là:


a. Năm học sau



b. Năm học sau, bạn ấy



c. Bạn ấy



d. Sẽ vào học cùng các em


Câu 11 : Đọc hiểu: 


A. Hải Phòng



B. Quảng Ninh



C. Nha Trang



D. Đà Nẵng


Câu 12 :

Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để miêu tả vẻ đẹp của biển quê mình?


A. đẹp lộng lẫy



B. tráng lệ, huy hoàng



C. đẹp, giàu



D. giàu có, tấp nập


Câu 13 :

Trong bài thơ, khái niệm thời gian được tác giả so sánh với gì?


A. mái trường xưa


B. dòng sông đang chảy         


C. bạn bè tắm mưa



D. dòng đời


Câu 14 :

Sự vật nào khiến tác giả ấn tượng nhất khi nhớ về quê hương của mình?


A. Biển, con người



B. Dòng sông, cánh buồm



C. Mái trường, dòng sông



D. Biển, những cánh buồm


Câu 17 :

Những thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?


A. Vào sinh ra tử.



B. Ba chìm bảy nổi.



C. Gan vàng dạ sắt.



D. Nhường cơm sẻ áo.


Câu 18 :

Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:

- Hồ Tây

- Hồ Hoàn Kiếm

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Đền Quán Thánh


A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.



B. Đánh dấu phần chú thích.



C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.



D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.


Câu 22 :
Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay một người mẹ?

A. Cần tình yêu và lời ru.

B. Cần được mẹ bế, cần được mẹ chăm sóc.

C. Cần tình yêu và lời ru, cần được mẹ bế, cần được mẹ chăm sóc.

Câu 23 :
Bố và thầy giáo giúp trẻ em làm gì?

A. giúp trẻ khỏe mạnh.

B. giúp trẻ biết suy nghĩ, mở mang hiểu biết, có kiến thức.

C. giúp trẻ khéo tay.

Câu 24 :
Câu “ Thầy viết chữ thật to” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

Câu 25 :
Từ nào dưới đây là danh từ?

A. Viết.

B. Chuyện cổ tích.

C. Xanh.

Câu 28 :

Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là thiên thần?


A. Vì cậu lúc ẩn lúc hiện trên đường phố.



B. Vì cậu chăm chỉ nhặt đạn.



C. Vì cậu không sợ chết, lúc ẩn lúc hiện trong khói đạn, dũng cảm tìm đạn cho nghĩa quân.


 


Câu 29 :

Nội dung câu chuyện là:


A. Ca ngợi lòng dũng cảm của Ga-vrốt.



B. Miêu tả hình dáng bé nhỏ của Ga-vrốt.



C. Kể về việc tránh đạn của Ga-vrốt.


Câu 32 :

Câu: “- Vào ngay.” là loại câu gì?


A. Câu cảm



B. Câu kể



C. Câu khiến


Câu 33 :

Từ “chiến lũy” thuộc loại từ nào?


A. Danh từ



B. Động từ



C. Tính từ


Câu 34 :

Câu: “Ngoài đường, khói lửa mịt mù.” thuộc kiểu câu kể:


A. Ai là gì?



B. Ai làm gì?



C. Ai thế nào ?


Câu 35 :

Câu “Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy.”có vị ngữ là:


A. ra khỏi chiến lũy



B. đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán



C. đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến lũy


Câu 37 :

Đọc hiểu: 

CÂY XOÀI

    Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

    Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

     Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

    - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

    Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

     Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

                               - Theo Mai Duy Quý -

 

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ?

A. Vì tán cây lan rộng. 


B. Vì gió bão làm bật rễ.


C. Vì cây mọc trên đất của hai nhà. 


D. Vì chú Tư kéo cành sang nhà chú.


Câu 38 :

Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?

A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.    


 


B. Không có ý kiến gì.


C. Tức giận, không biếu xoài nữa.   


D. Tức giận và cãi nhau với chú Tư.


Câu 39 :

Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ?

A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.      


B. Bài học về cách sống tốt ở đời.


C. Không nên chặt cây cối.     


D. Bài học về cách sống với hàng xóm.


Câu 40 :

Câu: “Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng.” thuộc kiểu câu kể:

A. Ai làm gì?       

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?


D. Câu khiến.


Câu 41 :

Trong đoạn văn :

    “Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

 - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !”

Dấu gạch ngang dùng để làm gì?


A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.               



B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.


C. Đánh dấu phần chú thích trong câu.     


D. Tất cả các phương án trên đều đúng.


Câu 45 :

Đọc hiểu: 

Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

(BTV BigSchool) 

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

 

Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?


a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.



b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.



c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.


d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 46 :
An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?


a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.



b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.



c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.



d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.


Câu 47 :
Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?


a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.



b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.



c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.



d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.


Câu 48 :

Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình?


a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.



b. Vì An cảm động trước câu nói của bố.



c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.



d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.


Câu 51 :
Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu?


a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.


b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ


c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.



d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.


Câu 52 :

Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (M2-0,5 điểm Bố nói với An:

- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!


a. Đánh dấu phần chú thích.



b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.



c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.



d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.


 


Câu 56 :

Đọc hiểu: 

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

 Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?


a. Tác dụng của nước.


b. Hình dáng của nước.


 

c. Mùi vị của nước.


d. Màu sắc của nước


Câu 57 :

Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?


a. Nước có hình chiếc cốc.



b. Nước có hình cái bát.



c. Nước có hình như vật chứa nó.



d. Nước có hình cái chai.


Câu 58 :

Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?


a. Nước không có hình dáng cố định.


b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.


 

c. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí


d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.


Câu 59 :

Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?


a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.



b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.



c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.



d. Cả ba ý trên.


Câu 62 :

Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.


a. Cô chủ



b. Cô chủ nhỏ



c. Cô chủ nhỏ lúc nào



d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi


Câu 63 :

Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.


a. Cô chủ



b. Cô chủ nhỏ



c. Cô chủ nhỏ lúc nào



d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi


Câu 64 :

Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.


a. Cô chủ



b. Cô chủ nhỏ



c. Cô chủ nhỏ lúc nào



d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi


Câu 67 :

Đọc hiểu: 

Ai thông minh hơn?

      Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói "cái này đẹp quá", “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là "nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

     Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

     Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”

      Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

Theo Trần Thị Mai Phước)

 

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

 Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?


a - Để được tận mắt nhìn thấy máy vi tính nhà Hùng.



b - Để tận mắt thấy những điều nghe được về Hùng.


c - Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt

Câu 68 :

Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?


a - Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác.



b - Thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế.



c - Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”.


Câu 69 :

Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?


a - Biết sử dụng thành thạo máy vi tính nhiều hơn người khác.



b - Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác.


c - Nhanh trí và biết xử lí các tình huống xảy ra trong thực thế

Câu 70 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?


a - Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác.



b - Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ.



c - Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247