Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Toán học 40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 3 Hình học 7

40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 3 Hình học 7

Câu 1 : Cho tam giác ABC biết: AB = 3cm; AC = 7cm; BC = 8cm. Góc lớn nhất là góc

A. \(\widehat A\)

B. \(\widehat B\)

C. \(\widehat C\)

D. Đáp án khác

Câu 3 : Trong một tam giác, điểm cách đều ba cạnh của tam giác là:

A. Giao điểm ba đường trung tuyến.

B. Giao điểm ba đường trung trực.

C. Giao điểm ba đường phân giác.

D. Giao điểm ba đường cao

Câu 4 : Trọng tâm của tam giác là giao điểm của:

A. Ba đường trung tuyến    

B. Ba đường trực

C. Ba đường phân giác       

D. Ba đường cao

Câu 5 : Trực tâm của tam giác là giao điểm:

A. 3 đường trung tuyến 

B. 3 đường phân giác

C. 3 đường trung trực

D. 3 đường cao

Câu 6 :  Điểm E nằm trên tia phân giác góc A của tam giác ABC ta có

A. E nằm trên tia phân giác góc B

B.  E cách đều hai cạnh AB, AC

C. E nằm trên tia phân giác góc C

D. EB = EC

Câu 7 : Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó

A. AI là trung tuyến vẽ từ A

B. AI là đường cao kẻ từ A

C. AI là trung trực cạnh BC

D. AI là phân giác góc A

Câu 8 : Em hãy chọn câu đúng nhất

A. Ba tia phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác

B. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác

C. Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy

D. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó

Câu 11 : Cho ΔABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Khi đó ta có

A. I cách đều ba đỉnh của ΔABC

B. A, I, G thẳng hàng

C. G cách đều ba cạnh của ΔABC

D.  Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 12 : Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi D là một điểm nằm giữa A và M. Khi đó ΔBDC là tam giác gì?

A. Tam giác cân

B. Tam giác đều

C.  Tam giác vuông

D. Tam giác vuông cân

Câu 15 : Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ΔABC. Khi đó O là:

A. Điểm cách đều ba cạnh của ΔABC

B. Điểm cách đều ba đỉnh của ΔABC

C. Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC

D. Đáp án B và C đúng

Câu 16 : Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

A.  Tam giác vuông

B. Tam giác cân

C. Tam giác đều

D. Tam giác vuông cân

Câu 18 : Cho ΔABC cân tại A. Đường trung trực của AC cắt AB ở D. Biết CD là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\). Tính các góc của ΔABC

A. \(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\)

B. \(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)

C. \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)

D. \(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\)

Câu 19 : Cho ΔABC vuông tại A, có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:

A. BM là đường trung tuyến của ΔABC

B. BM = AB

C. BM là phân giác của góc ABC

D. BM là đường trung trực của ΔABC

Câu 20 : Cho ΔABC, hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:

A. BM = MC

B. ME = MD

C. DM = MB

D. M không thuộc đường trung trực của DE

Câu 22 : Cho ΔABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng

A. AO là đường trung tuyến của tam giác ABC

B. AO là đường trung trực của tam giác ABC

C. AO ⊥ BC

D. AO là tia phân giác của góc A

Câu 24 : Cho ΔABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK = AH. Kẻ KD ⊥ AC (D ∈ BC) . Chọn câu đúng

A. ΔAHD = ΔAKD

B. AD là đường trung trực của đoạn thẳng HK

C. AD là tia phân giác của góc HAK

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25 : Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em hãy chọn phát biểu đúng:

A. H là trọng tâm của ΔABC

B. H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC

C. CH là đường cao của ΔABC

D. CH là đường trung trực của ΔABC

Câu 26 : Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó

A. AM ⊥ BC

B. AM là đường trung trực của BC

C. AM là đường phân giác của góc BAC

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 27 : Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Biết BC = 24cm, AM = 5cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC

A. AB = AC = 13cm

B. AB = AC = 14cm

C. AB = AC = 15cm

D. AB = AC = 16cm

Câu 28 : Đường cao của tam giác đều cạnh a có bình phương độ dài là

A. \(\frac{{3{a^2}}}{4}\)

B. \(\frac{{{a^2}}}{4}\)

C. \(\frac{{3{a^2}}}{2}\)

D. \(\frac{{3a}}{2}\]0

Câu 30 : Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC . Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. ΔAIK là tam giác gì?

A. ΔAIK là tam giác cân tại B

B. ΔAIK là tam giác vuông cân tại A

C. ΔAIK là tam giác vuông

D. ΔAIK là tam giác đều

Câu 32 : Cho ΔABC cân tại A, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại I. Tia AI cắt tia BC tại M. Khi đó ΔMED là tam giác gì

A. Tam giác cân

B. Tam giác vuông cân

C. Tam giác vuông

D. Tam giác đều

Câu 37 : Cho G là trọng tâm của tam giác ABC, AM là đường trung tuyến, hãy chọn khẳng định đúng?

A. \(\frac{{AG}}{{AM}} = \frac{1}{2}\)

B. \(\frac{{GM}}{{AM}} = \frac{1}{3}\)

C. \(\frac{{AG}}{{GM}} = 3\)

D. \(\frac{{GM}}{{AG}} = \frac{2}{3}\)

Câu 38 : Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BC và CE cắt nhau tại G. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. AG là tia phân giác của góc A của tam giác ABC

B. AG là đường trung trực của BC của tam giác ABC

C.  AG là đường cao của tam giác ABC

D. Cả ba khẳng định đều đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247