« Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Câu hỏi :

« Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), bài thơ Tây Tiến  và đoạn thơ (0,25 điểm)

* Vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền Tây:

- Thiên nhiên miền Tây:

+ Thời gian buổi chiều.

+ Không gian “chiều sương” Châu Mộc huyền ảo, phảng phất chút tâm linh của núi rừng, hoang sơ trải rộng như biết chia sẻ nỗi niềm với con người.

- Hình ảnh con người miền Tây mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn trên con thuyền độc mộc.

- Thiên nhiên và con người miền Tây được thể hiện bằng thể thơ bảy chữ hiện đại, nghệ thuật nhân hóa, phép điệp, đối lập, ngôn ngữ tạo hình, giàu sức gợi, kết hợp giữa chất thơ, chất họa, chất nhạc…

 * Đánh giá 

- Đoạn thơ mang đậm chất lãng mạn, là phông nền để bộc lộ tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.

- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ, sự gắn bó với thiên nhiên và con người miền Tây của tác giả.

*Cái nhìn thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng:Cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e.Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247