Hoạt động 8 trang 84 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát hình lăng trụ đứng

Câu hỏi :

Hoạt động 8 trang 84 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 30). Trải mặt bên AA'C'C thành hình chữ nhật AA'MN. Trải mặt bên BB'C'C thành hình chữ nhật BB'QP.

Hoạt động 8 trang 84 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát hình lăng trụ đứng  (ảnh 1)

a) Tính diện tích hình chữ nhật MNPQ.

b) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' và chiều cao của hình lăng trụ đó.

c) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a) Độ dài PN là:

PN = PB + BA + AN = BC + CA + AB = a + b + c (đơn vị độ dài).

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

NP.MN = (a + b + c).h (đơn vị diện tích)      (1).

b) Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:

BC + CA + AB = a + b + c (đơn vị độ dài)

Tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' và chiều cao của hình lăng trụ đó là: (a + b + c).h (2).

Từ (1) và (2) ta có diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với tích chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

c) Diện tích của hình chữ nhật BCC'B' là:

SBCC'B' = BC.CC' = a.h (đơn vị diện tích)

Diện tích của hình chữ nhật ACC'A' là:

SACC'A' = AC.CC' = b.h (đơn vị diện tích)

Diện tích của hình chữ nhật ABB'A' là:

SABB'A' = AB.AA' = c.h (đơn vị diện tích)

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là:

Sxq = SBCC'B' + SACC'A' + SABB'A' = a.h + b.h + c.h = (a + b + c).h (đơn vị diện tích)

Vậy diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác có đáp án !!

Số câu hỏi: 12

Copyright © 2021 HOCTAP247