Hãy tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-ciw Nhật Bản.

Câu hỏi :

Hãy tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp

a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-ciw Nhật Bản.

b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

c. Bài thơ “Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d. Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e. Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.

g. Thiên nhiên là một trong những chủ đề quan trọng nhất của thơ hai-cư

h. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

i. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ.

k. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Trả lời

a. Lỗi lặp từ “nhà thơ”

Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

b. Sử dụng từ “cũng như” không hợp nghĩa

Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

c. Cách dùng từ “thi phẩm” (tác phẩm thơ) lặp nghĩa với từ “bài thơ”

“Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d. Sử dụng từ “mượn” không đúng nghĩa

Nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e. Lỗi dùng từ “tri thức” (những hiểu biết về sự vật, hiện tượng...) không đúng nghĩa

Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.

g. Lỗi dùng từ “quan trọng nhất” không đúng nghĩa

Thiên nhiên là một trong những chủ đề quan trọng của thơ hai-cư

h. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Nhân vật trữ tình” trong bài không phải là người phụ nữ

 Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử kết lại bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

i. Lỗi dùng từ không đúng phong cách “rất ư bất ngờ”

Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.

Copyright © 2021 HOCTAP247