Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thu hứng

Câu hỏi :

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thu hứng ( Bài 1) của Đỗ Phủ

- Khi đọc hiểu thơ Đường luật nói chung cần chú ý đặc điểm thể loại, văn tự, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian, và sự liên hệ giữa các câu trong bài thơ. Nếu là thơ làm bằng chữ Hán, trước khi đọc phần Dịch thơ  cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ ý của các câu thơ.

- Đọc trước văn bản Thu hứng (Bài 1), tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

- Cảm xúc mùa thu là tác phẩm mở đầu trong chùm thơ Thu hứng gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật được Đỗ Phủ sáng tác trong thời gian cùng gia đình chạy loạn, phải sống xa quê nhà. Chùm thơ thể hiện một cách sâu sắc sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ ở giai đoạn cuối đời trong cảnh loạn li của thời cuộc.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Tác giả Đỗ Phủ

1. Tiểu sử

- Đỗ Phủ (712 – 770), quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.

- Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật

2. Sự nghiệp văn học

- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài

- Nội dung thơ: đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ); đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.

- Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào.

- Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi.

- Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.

Copyright © 2021 HOCTAP247