Đoạn văn ở bài tập 2 và 3 trên đây cho thấy: đối với các văn bản kể chuyện hàm súc, ngắn gọn như truyện ngụ ngôn, ta có thể chỉnh sửa và sử dụng bổ sung dấu chấm lửng ở một số vị t...

Câu hỏi :

Đoạn văn ở bài tập 2 và 3 trên đây cho thấy: đối với các văn bản kể chuyện hàm súc, ngắn gọn như truyện ngụ ngôn, ta có thể chỉnh sửa và sử dụng bổ sung dấu chấm lửng ở một số vị trí thích hợp để tăng thêm sức biểu đạt cho từ ngữ, câu văn hay tạo thêm không khí cho câu chuyện. Với mục đích tương tự, em hãy bổ sung, chỉnh sửa các đoạn văn dưới đây thành những đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng, đồng thời chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong mỗi trường hợp:

a. Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một húc sau, con rùa ì ạch bò tới. (Thỏ và rùa)

b. Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ bó đũa ra làm đôi, nhưng không đứa nào bẻ nổi. (Chuyện bỏ đũa)

c. Cáo nhảy lên rớt xuống cả chục lần mà vẫn không bắt được một chùm thấp nhất. (Con cáo và quả nho)

d.- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa. (Con cáo và quả nho)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Trả lời:

TT

Công dụng

Ví dụ minh hoạ

a

Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm

mắt ngủ ngon lành. Tiếng ngáy mỗi lúc

một to: khò...ò...khò...ò! Một lúc sau,

con rùa ì ạch bò tới.

b

Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ

 bó đũa ra làm đôi. Một đứa, hai đứa,...

rồi ba đứa,... cố sức bẻ. Nhưng không

đứa nào bẻ nổi.

c

Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

Cáo nhảy lên rớt xuống, rồi lại nhảy lên

 rớt xuống,... có đến cả chục lần mà vẫn

không bắt được một chùm thấp nhất.

d

Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó.

Chua lắm! Không chừng... lại có cả sâu

trong đó nữa.

Copyright © 2021 HOCTAP247