Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp bên ngoài chưa kịp nóng lên, 2 lớp chèn nhau và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều cả trong và ngoài nên không bị vỡ.
Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường ngâm cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng lên đều và không bị vỡ
Giải thích các bước giải:
Cốc dày dễ vỡ hơn vì tản nhiệt kém hơn. Lý do ở đây chính là sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn (cốc để tự nhiên trong phòng thông thường có nhiệt độ khoảng 25 độ C trong khi nước nóng ở khoảng 80-100 độ). Khi nước nóng chạm cốc khiến nhiệt độ cốc tăng lên thì chỉ trong thời gian ngắn, các phân tử cấu tạo nên cốc sẽ chuyển động nhanh đột ngột và phá vỡ liên kết giữa chúng (tức là sự dãn nở đột ngột gây nứt vỡ đó).
Muốn tránh hiện tượng này ta cũng theo nguyên lý chênh lệch nhiệt độ ở trên. Nghĩa là bạn tìm cách giảm độ chênh càng nhỏ càng tốt. Thông thường, nên dùng nước ấm khoảng 40-50-60 độ làm trung gian rồi mới dùng đến nhiệt độ cao hơn, nói cách khác là chúng ta "đi từng bước một lên trời" vậy. Và đó cũng là cách tráng phích (bình thủy) khi dùng lần đầu đó.
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247