1.Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu , nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
2.Vì từ giữa thế kỉ XV , do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân Châu Âu cần rất nhiều vằng bạc , nguyên liệu và thị trường mới . Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi , bất chấp mọi hiểm nguy , vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những " mảnh đất có vàng " . Qủa nhiên họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới.
3.Một số nhà phát kiến:
-B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
-Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.
-C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. -
-Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247