tu từ gồm 8 loại :
so sánh,
Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
nhân hóa,
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
ẩn dụ,
Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
hoán dụ,
-Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
nói quá,
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng
– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế
Nói giảm nói tránh,
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:
Điệp từ,điệp ngữ,
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ
– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ
– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ
Chơi chữ.
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ
– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
c)Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa .
câu này sử dụng biện pháp so sánh
Tham khảo:
`1`. Chỉ ra và phân tích tác dụng phép tu từ :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa .
`->` Biện pháp tu từ: So sánh và điệp ngữ.
`->` Chứng minh:
+ So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
+ Điệp ngữ: Lồng.
⇔ Phân tích:
+ Trong bài đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ. Ở biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã so sánh hai vế là "Tiếng suối" giống như "Tiếng hát xa". Hình ảnh này gợi lên cho ta thấy tiếng suối tuy rào rào nhưng lại sở hữu một phần trong trẻo của tiếng hát xa kia, làm xóa tan vẻ tĩnh lặng trong đêm khuya mịt mù. Nhờ hình ảnh này, ta mới thấy bài thơ tăng sức biểu cảm, lời thơ được sinh động, giúp cho bản thân gợi ra sự đồng cảm với bài, tưởng tượng rõ hơn về nội dung.
+ Còn biện pháp tu từ điệp ngữ, tác giả đã điệp từ "Lồng" cả hai lần. Hai vế có từ "Lồng" là "Trăng" với "Cổ thụ", "Bóng" với "hoa". Hình ảnh này gợi cho ta được sắc thái huyền ảo, mập mờ trong đêm khuya. Cảnh đèn lồng với cổ thụ cho ta thấy được ánh sáng nhẹ nhàng chen lấn với bóng cây cổ thụ tạo nên sự cổ kính, bóng lồng với hoa rõ ràng hiện diện ra hình ảnh hoa được nhân hai lên lên trước ánh đèn. Tạo ra được vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ của sự kết hợp mọi thứ gợi lên một bức tranh hoàn hảo, có góc nhìn.
`->` Nhờ hai biện pháp tu từ trên, ta có thể thấy được, hiện diện rõ được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247