Dàn ý nghị luận văn học Câu cá mùa thu điểm cao

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý nghị luận văn học Câu cá mùa thu điểm cao

     Mùa thu là niềm cảm hứng vô tận của thi ca, khuấy động ngòi bút của những tâm hồn nhạy cảm. Ở đó, mỗi nhà thơ, nhà văn lại có cảm thức riêng biệt về một mùa trời xanh trong, nắng chan hòa. Đến với Nguyễn Khuyến, người đọc đi từ dòng cảm xúc này tới dòng cảm xúc khác đối với mùa thu qua chùm thơ thu nổi tiếng. Bài viết dưới đây giới thiệu top bài nghị luận văn học “Câu cá mùa thu” điểm cao và hay nhất. Cùng cảm nhận nhé!

Dàn ý chung cho top bài nghị luận văn học “Câu cá mùa thu” 

Khi làm bài nghị luận văn học, nhìn chung cần làm bài theo mẫu dàn ý như sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Khuyến là người có tài năng, tấm lòng nhân hậu, thanh cao, yêu nước thương dân. Ông đã từng làm quan nhưng do không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp nên đã lui về sống cuộc đời giản dị, thanh bạch, dạy học cho trẻ em tại quê nhà.

  • “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, được ông sáng tác khi ở ẩn tại quê nhà, miêu tả vẻ đẹp cô đơn của cảnh vật và con người.

  • Nêu yêu cầu đề

Xem thêm:

Câu cá mùa thu: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm

Phân tích câu cá mùa thu

Thân bài:

  • Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh vật mùa thu ở miền quê Bắc Bộ:

  • Cảnh vật được quan sát qua nhiều điểm nhìn, từ gần đến cao rồi từ cao đến gần. -> từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.

  • Hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo -> rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu -> vô cùng yên bình, con người nhỏ bé, cô đơn trong sự vắng vẻ, đìu hiu của cảnh vật.

  • Bức tranh thu sống động, có hồn:

  • Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng” -> những hình ảnh đặc trưng của mùa thu, đầy màu sắc, nhẹ nhàng nhưng không hề nhạt nhòa.

  • Các sự với sự chuyển động khá gần gũi trong đời sống con người, nhưng có sự đối lập làn nước với sóng “gợn tí”, nhẹ nhàng, chậm rãi đối lập với hình ảnh “khẽ đưa vèo” của lá vàng trong gió. ​​​​​​​

Xem thêm:

Tác phẩm thu ẩm của Nguyễn Khuyến

Tác phẩm thu vịnh của Nguyễn Khuyến

  • Không gian thu được mở ra với sự xuất hiện của con người:

  • Không gian được mở ra, rộng lớn với tầng mây lơ lửng - mở rộng về chiều cao và ngõ trúc xa xa - mở rộng về chiều xa.

  • Không gian hơi buồn, ảm đạm: “khách vắng teo” -> tuy nhiên không quá buồn bã, ủ rũ bởi ngõ trúc đó chắc chắn đã từng có người qua lại.

  • Hình ảnh của nhân vật trữ tình:

  • Nhân vật trữ tình hiện diện trong tư thế “tựa gối buông cần” -> bình dị, đơn giản, thanh cao, bỏ hết công danh sự nghiệp về sống một đời thanh bình ở quê nhà.

  • Âm thanh cá “đớp động chân bèo”: âm thanh nhỏ nhưng rất rõ ràng, làm tác giả bừng tỉnh -> cảm thức về cuộc đời.

  • Đặc sắc nghệ thuật: 

  • Nghệ thuật đối

  • Nghệ thuật thơ cổ của phương Đông: lấy động tả tĩnh

  • Cách gieo vần “eo” -  tử vận - một cách tài tình, độc đáo -> diễn tả không gian vắng lặng, khép kín, nhỏ hẹp -> tâm hồn và cảm xúc của tác giả bấy giờ.

Kết bài:

  • Tổng kết, đánh giá và mở rộng vấn đề được nêu ra trong yêu cầu đề: “Câu cá mùa thu”
  • Cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

Copyright © 2021 HOCTAP247