Câu 1: Bưu thiếp đầu là của ai? Gửi để làm gì?
Gợi ý: Em đọc kĩ phần cuối của bưu thiếp thứ nhất, suy nghĩ, em có câu trả lời chính xác. Đó chính là bưu thiếp của... gửi cho ông bà Còn gửi làm gì, thì em đọc kĩ nội dung bưu thiếp, em sẽ hiểu được ngay. (Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp...)
Câu 2: Bưu thiếp thứ hai là của ai? Gửi cho ai? (Gửi để làm gì?)
Gợi ý: Em đọc thầm nội dung bưu thiếp thứ hai chú ý các từ ngữ ở cuối câu để biết người gửi và dòng chữ thứ nhất trong nội dung bưu thiếp để biết người nhận. (Bưu thiếp ông bà gửi cho...). Còn để làm gì thì em đọc lại toàn bộ nội dung bưu thiếp, em sẽ tìm được câu trả lời. (Ông bà báo tin đã nhận được bưu thiếp của cháu, ông bà rất vui vì thấy chữ viết của cháu đẹp hơn trước. Sau đó ông bà chúc tết cháu).
Câu 3: Bưu thiếp dùng để làm gì?
Gợi ý: Bưu thiếp dùng để viết thư ngắn báo tin, chúc mừng, thăm hỏi nhân dịp tết đến, xuân về hay trong dịp lễ giáng sinh hàng năm, hoặc sinh nhật v.v...
Câu 4: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông (hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông, bà ngoài phong bì.
Gợi ý: Trước khi viết bưu thiếp, em nên hiểu “chúc thọ ông bà” với “mừng sinh nhật ông bà” đều giống nhau về mặt nghĩa.
Dựa vào mẫu nội dung bưu thiếp “Chúc mừng năm mới”, còn nội dung em cần viết là “mừng sinh nhật lần thứ... của ông (bà)” nên em cần dùng từ ngữ để diễn đạt đúng nội dung.
Ví dụ:
Mĩ Tho, ngày 16 tháng 11 năm 2004
Bà nội kính yêu của cháu!
Nhân dịp bà tròn 65 tuổi, cháu kính chúc bà mạnh khỏe sống lâu muôn tuổi.
Cháu của ông bà
Trần Diệu Linh
Ngoài phong bì, em ghi: người gửi (Họ tên, địa chỉ của em. Người nhậm Họ tên của bà, địa chỉ nơi bà đang sinh sống).
Copyright © 2021 HOCTAP247