- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
- Nghĩa các từ khó:
+ Va chạm: ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
+ Dâu (con dâu): vợ của con trai.
+ Rể (con rể): chồng của con gái.
+ Đùm bọc: giúp đỡ, che chở.
+ Đoàn kết: yêu mến nhau, giúp sức lại để làm việc.
Câu 1. (trang 113) Câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Câu chuyện này có những nhân vật: người cha, con trai, con gái, dâu, rể.
Câu 2. (trang 113) Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
- Bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa vì họ phải bẻ cả bó đũa.
Câu 3. (trang 113) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
- Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc.
Câu 4. (trang 113) Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
- Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.
Câu 5. (trang 113) Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
- Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới thì mới tạo ra được sức mạnh.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Câu chuyện bó đũa".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện trong văn bản "Câu chuyện bó đũa".
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Copyright © 2021 HOCTAP247