Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
Gợi ý:
rễ cây, gốc, thân cây, cành, lá, ngọn, hoa, quả.
Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
Gợi ý:
- Rễ cây : xù xì, quái dị, nâu sẫm, dài, uốn lượn, ngoằn ngoèo, cong queo, …
- Gốc cây : to, thô, sần sùi, mảnh mai, chắc nịch, …
- Thân cây : xù xì, bạc phếch, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, to, cao, chắc, gồ ghề, phủ đầy gai,…
- Cành cây : xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, vươn dài, tỏa ra, khẳng khiu, mập mạp, chắc chắn, …
- Lá cây : xanh biếc, xanh non, nhẵn bóng, nổi gân, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, vàng úa, héo quắt, …
- Ngọn cây : cao vút, chót vót, thẳng tắp, mập mạp, non nớt, mảnh dẻ, …
- Hoa : rực rỡ, tươi đẹp, đỏ tươi, tim tím, vàng rực, chúm chím, nở bung, …
- Quả : sai trĩu, chi chít, chín mọng, xanh non, đỏ ối, vàng rực, mọng nước, …
Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy.
Gợi ý:
- Tranh 1 :
+ Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ?
+ Bạn tưới nước để cây tươi tốt (mau lớn).
- Tranh 2 :
+ Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để làm gì ?
+ Bạn bắt sâu để cây tươi tốt.
- Thông qua bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
+ Tìm hiểu về mở rộng vốn từ về cây cối, rèn luyện kĩ năng hỏi đáp và vận dụng giải bài tập SGK
+ Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập trong SGK.
+ Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Cậu bé và cây si già để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.
Copyright © 2021 HOCTAP247