Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm chi tiết máy đề số 10 (có đáp án)

Trắc nghiệm chi tiết máy đề số 10 (có đáp án)

Câu 2 : Tải trọng là gì?

A. Lực hoặc mô men tác động lên chi tiết máy khi làm việc.

B. Lực tác động lên chi tiết máy khi làm việc.

C. Mô men tác động lên chi tiết máy khi làm việc.

D. Là trọng lượng bản thân chi tiết máy và các lực bên ngoài tác động vào.

Câu 3 : Khi hệ số kéo trong bộ truyền đai ψ 0 thì đường cong trượt là:

A. Đường cong bậc hai

B. Đường bậc nhất

C. Đường cong bậc ba

D. Đường cong có hệ số góc tăng dần

Câu 4 : Dạng trượt nào là bản chất của bộ truyền đai:

A. Trượt trơn từng phần

B. Trượt trơn hoàn toàn

C. Đường bậc nhất

D. Tất cả các dạng trượt trên

Câu 5 : Nguyên nhân của dạng hỏng gãy răng trong bộ truyền bánh răng là do:

A. Ứng suất uốn lặp đi lặp lại

B. Răng chịu tải trọng va đập mạnh

C. Ứng suất uốn và ứng suất tiếp xúc lặp đi lặp lại

D. Ứng suất uốn lặp đi lặp lại hoặc do quá tải

Câu 8 : Trong bộ truyền đai giảm tốc, khi thay đổi chỉ 1 trong các thông số a, d1 và u, giải pháp nào có thể tăng góc ôm trên bánh chủ động:

A. Tăng đường kính bánh đai d1

B. Tăng khoảng cách trục a

C. Tăng tỉ số truyền u

D. Tất cả các phương án trên

Câu 9 : Công dụng trục trong hộp giảm tốc:

A. Đỡ các chi tiết lắp trên trục

B. Truyền mô men xoắn

C. Đỡ các chi tiết lắp trên trục và truyền mô men xoắn

D. Đỡ các chi tiết lắp trên trục, truyền mô men xoắn và mô men uốn

Câu 10 : Khi nào thì tính chọn kích thước ổ lăn theo khả năng tải tĩnh?

A. n

B. 1 vg/ph ≤ n

C. n ≥ 10 vg/ph

D. n ≥ 1 vg/ph

Câu 12 : Bộ truyền bánh răng trụ che kín và bôi trơn đầy đủ (ngâm dầu đầy đủ) thì dạng hỏng hay gặp nhất là gì?

A. Gãy răng vì mỏi

B. Tróc vì mỏi bề mặt răng

C. Gãy răng do quá tải

D. Biến dạng dẻo bề mặt răng

Câu 13 : Đường kính phần nào của trục được lấy theo dãy đường kính trong của ổ lăn?

A. Ngõng trục

B. Thân trục

C. Vai trục

D. Tất cả các phần

Câu 14 : Các chỉ tiêu về khả năng làm việc của chi tiết máy là:

A. Độ bền mỏi, độ bền mòn, độ ổn định dao động và độ cứng

B. Độ bền, độ bền mòn, độ cứng, độ ổn định dao động và khả năng chịu nhiệt

C. Độ bền, độ cứng, độ ổn định dao động và khả năng chịu nhiệt

D. Độ bền, độ bền mòn, độ cứng, độ ổn định dao động và độ sai lệch

Câu 16 : Ứng suất nào sau đây xuất hiện tại vị trí tiếp xúc có tác dụng tương hỗ giữa hai chi tiết khi tiếp xúc theo diện tích lớn:

A. Ứng suất kéo/nén

B. Ứng suất xoắn

C. Ứng suất dập

D. Ứng suất tiếp xúc

Câu 17 : Ứng suất nào sau đây xuất hiện tại vị trí tiếp xúc có tác dụng tương hỗ giữa hai chi tiết khi tiếp xúc theo diện tích nhỏ:

A. Ứng suất kéo/nén

B. Ứng suất xoắn

C. Ứng suất uốn

D. Ứng suất tiếp xúc

Câu 18 : Dạng trượt nào là bản chất của bộ truyền động đai:

A. Trượt đàn hồi

B. Trượt trơn từng phần

C. Trượt trơn hoàn toàn

D. Tất cả các dạng trượt trên

Câu 19 : Góc ôm trên bánh chủ động của đai dẹt và đai thang nên lấy bằng:

A. ≥ 120° và ≥ 120°

B. ≥ 150° và ≥ 120°

C. ≥ 125° và ≥ 145°

D. ≥ 145° và ≥ 125°

Câu 20 : Đâu là xích truyền động:

A. Xích ống

B. Xích con lăn

C. Xích răng

D. Tất cả các loại trên

Câu 21 : Tại sao nên chọn số mắt xích là chẵn?

A. Để dễ nối xích thành vòng kín

B. Để xích mòn đều

C. Để đảm bảo khoảng cách trục

D. Để giảm tải trọng

Câu 22 : Có thể dùng cách nào sau đây để cố định bánh răng theo phương dọc trục:

A. Then bằng hoặc then bán nguyệt

B. Vai trục

C. Then hoa

D. Tất cả các cách trên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247