Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 55 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 55 (có đáp án)

Câu 1 : Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông cột nên đặt ở các vị trí sau:

A. Ở mặt trên của móng

B. Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục

C. Ở mặt trên dầm cầu trục

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 2 : Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông khung và các kết cấu mỏng (cột, dầm, sàn…) được lấy như sau:

A. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, mỗi cấu kiện lấy một tổ mẫu.

B. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.

C. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, một xe bê tông thương phẩm lấy một tổ mẫu.

D. Lấy ngẫu nhiên bất cứ khi nào có nghi ngờ.

Câu 3 : Cường độ bê tông sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi:

A. Tất cả các viên mẫu đều có cường độ không nhỏ hơn mác thiết kế.

B. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế.

C. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn 85% mác thiết kế.

D. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.

Câu 4 : Bê tông móng mới thi công được phép ngập nước ngầm vào hố móng trong trường hợp sau:

A. Không được phép ngập nước ngầm, bắt buộc phải bơm ra.

B. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 30% cường độ thiết kế.

C. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 70% cường độ thiết kế.

D. Luôn được phép ngập trong nước ngầm.

Câu 6 : Khi kiểm tra biện pháp thi công cọc của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát nên lưu ý làm rõ các điều sau:

A. Dự kiến sự cố và cách xử lý.

B. Kế hoạch tài chính thi công cọc của nhà thầu.

C. Dự toán thi công của nhà thầu.

D. Khả năng đáp ứng công việc của Ban chỉ huy công trường.

Câu 7 : Chỉ bắt đầu được hàn nối các đoạn cọc khi đáp ứng yêu cầu sau:

A. Kích thước bản mã đúng thiết kế

B. Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc nhau

C. Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nổi phải tiếp xúc khít nhau

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 8 : Kiểm tra vật liệu cọc bê tông cốt thép tại nơi sản xuất bao gồm các khâu sau:

A. Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ

B. Các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm, cấp phối bê tông, đường kính cốt thép, bước cốt đai

C. Lưới thép tăng cường, vành thép bó đầu cọc, và các mối hàn

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 9 : Kiểm tra nghiệm thu thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:

A. Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định

B. Lực ép của thiết bị đảm bảo không gây ra lực ngang lên cọc

C. Chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực và có bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan thẩm quyền cấp

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 10 : Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định, thì tư vấn giám sát cần yêu cầu:

A. Nhà thầu kiểm tra lại quy trình đóng cọc

B. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm PDA, báo thiết kế xử lý

C. Tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và đã xác định nguyên nhân

D. Thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu như trên

Câu 11 : Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn các điều kiện sau:

A. Chiều dài cọc đã ép vào đất không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax (Lmin và Lmax là chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định)

B. Lực ép trước khi dừng trong khoảng từ Pmin và Pmax (Pmin và Pmax là lực ép nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định)

C. Phải đồng thời thoả mãn 2 điều kiện trên

D. Chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện trên

Câu 12 : Các nhóm vật liệu sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng trong công trình bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:

A. Kính xây dựng

B. Gạch, đá ốp lát

C. Cửa sổ, cửa đi

D. Các câu trên đều đúng

Câu 13 : Kiểm tra nghiệm thu lớp nền trước khi thực hiện công tác lát cần đảm bảo yêu cầu:

A. Mặt lớp nền phải sạch, phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết

B. Cao độ phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc lớp nền theo yêu cầu kỹ thuật

C. Các bộ phận bị che khuất (chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật...) phải được nghiệm thu

D. Các câu trên đều đúng

Câu 14 : Kiểm tra giám sát gắn các mốc cao độ lát chuẩn đối với phòng có diện tích lớn như sau:

A. Có ít nhất 4 mốc tại 4 góc phòng

B. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3m

C. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 4m

D. Không cần gắn mốc, chỉ cần dùng dây căng hoặc thước ni vô kiểm tra thường xuyên

Câu 15 : Kiểm tra công tác bảo dưỡng mặt lát ở ngoài trời, có vật liệu gắn kết là vữa, được yêu cầu như sau:

A. Khi thời tiết nắng nóng: Tưới nước giữ ẩm trong 5 ngày

B. Phủ lên mặt lát vật liệu chống ẩm từ 1 đến 3 ngày

C. Phải có biện pháp che nắng và mưa xối trong 1 đến 3 ngày

D. Không cần bảo dưỡng

Câu 16 : Khi kiểm tra độ đặc chắc và độ bám dính của vật liệu gạch lát, vật liệu láng với lớp nền, nếu đạt yêu cầu như sau sẽ được nghiệm thu:

A. Khi đi thử lên trên, mặt lát hay láng không rung, không có tiếng kêu

B. Không có biểu hiện trượt

C. Mặt lát không bị phồng

D. Dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều ở mọi điểm, không có tiếng bộp

Câu 17 : Kiểm tra nghiệm thu chất lượng trát bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:

A. Độ phẳng mặt trát

B. Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát

C. Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế

D. Tất cả các chỉ tiêu trên

Câu 18 : Kiểm tra chỉ tiêu độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát bằng cách sau:

A. Gõ nhẹ lên mặt trát, tất cả những chỗ bộp phải phá ra làm lại.

B. Quan sát bằng mắt thường, mặt trát không có vết rạn chân chim, vữa chảy, vết hằn dụng cụ trát...

C. Sử dụng thiết bị chuyên ngành để thí nghiệm kiểm tra.

D. Kiểm tra theo trình tự thi công, không cần kiểm tra sau khi đã thi công hoàn thành.

Câu 19 : Kiểm tra công tác lắp dựng giàn giáo, ván khuôn để xây tường theo yêu cầu sau:

A. Không dùng loại giàn giáo chống, dựa vào tường đang xây

B. Không bắc ván lên tường mới xây

C. Giàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất 5cm

D. Tất cả các yêu cầu trên

Câu 20 : Kiểm tra giám sát khối xây gạch phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật thi công như sau:

A. Đúng khối lượng được duyệt

B. Đúng tiến độ thi công được duyệt

C. Ngang - bằng; Đứng – thẳng; Góc – vuông; Mạch không trùng; Thành một khối đặc chắc

D. Các câu trên đều đúng

Câu 21 : Các hàng gạch đặt ngang trong khối xây phải đảm bảo yêu cầu sau:

A. Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng)

B. Xây ở cao trình đỉnh cột, tường

C. Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (gờ, mái đua…)

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 22 : Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra một trong những việc sau:

A. Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang

B. Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn

C. Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 23 : Mật độ kiểm tra độ chặt của mỗi lớp đất đắp sau khi đầm nén xong được quy định như thế nào?

A. Tối thiểu 3 vị trí trên 1000 m2

B. Tối thiểu 2 vị trí trên 1000 m2

C. Tối thiểu 2 vị trí trên 1500 m2

D. Tối thiểu 3 vị trí trên 1500 m2

Câu 24 : Khi nghiệm thu độ bằng phẳng của mặt trên cùng nền đường ô tô cấp III sau khi thi công (cả với nền đào và nền đắp) bằng thước dài 3 m, phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

A. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm

B. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 7 mm, còn lại không vượt quá 15 mm

C. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm

D. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 20 mm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247