Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 56 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 56 (có đáp án)

Câu 2 : Nhiệt độ tối thiểu cho phép đổ hỗn hợp bê tông nhựa nóng từ xe ô tô vào phễu của máy rải là bao nhiêu?

A. 110°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70

B. 120°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70

C. 125°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70

D. 130°C khi sử dụng loại nhựa đường 60/70

Câu 3 : Điều kiện thời tiết nào dưới đây xảy ra thì không được phép thi công hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng?

A. Nhiệt độ không khí lớn hơn 15°C

B. Trời mưa

C. Nhiệt độ không khí thấp hơn 15°C

D. Cả hai trường hợp B và C

Câu 4 : Chỉ tiêu nào dưới đây không dùng để đánh chất lượng của nhựa đường đặc 60/70?

A. Độ kim lún ở 25°C

B. Độ ổn định lưu trữ 24h

C. Điểm hóa mềm (dụng cụ vòng và bi)

D. Độ kéo dài ở 25°C

Câu 5 : Phương pháp nào dưới đây được dùng để xác định hàm lượng nhựa tối ưu của hỗn hợp bê tông nhựa chặt được sử dụng ở Việt Nam?

A. Phương pháp Marshall

B. Phương pháp Superpave

C. Phương pháp Hveen

D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 6 : Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa?

A. Phương pháp dùng thước 3 m

B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI

C. Cả hai phương pháp A và B

D. Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ xóc tích lũy

Câu 7 : Không được phép thi công mặt đường bê tông xi măng trong các điều kiện nào dưới đây?

A. Mưa tại hiện trường

B. Tốc độ gió ≥ 10,8 m/s (cấp 6 trở lên)

C. Nhiệt độ không khí ở hiện trường thi công

D. Cả A và B

Câu 8 : Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bê tông xi măng phục vụ cho việc nghiệm thu?

A. Phương pháp sử dụng thiết bị phân tích trắc dọc APL

B. Phương pháp sử dụng thiết bị đo IRI

C. Phương pháp sử dụng thiết bị đo mặt cắt kiểu không tiếp xúc

D. Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ xóc tích lũy

Câu 9 : Trong thi công móng cọc đóng bằng búa hơi hoặc búa diezen, nếu đóng cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà cọc không xuống được hoặc độ chối rất nhỏ. Cách giải quyết thế nào?

A. Thay búa nặng hơn và đóng tiếp

B. Thay búa rung để rung hạ cọc

C. Ngừng đóng, cắt cọc

D. Kiểm tra lại độ chối lý thuyết, nghỉ một thời gian sau đó đóng tiếp rồi mới quyết định

Câu 10 : Khi đổ bê tông cọc khoan nhồi trong hố khoan có nước hoặc dung dịch betonite, việc đổ bê tông sẽ thực hiện theo cách nào?

A. Đổ liên tục cho đến khi kết thúc

B. Chia thành các đợt đổ, thời gian mỗi đợt giới hạn trong 4 giờ

C. Chia thành các đợt đổ, thời gian nghỉ giữa mỗi đợt không ít hơn 4 giờ

D. Cả 3 cách làm trên đều được

Câu 11 : Để xây dựng đài cọc có đỉnh đài nằm thấp hơn mực nước thi công. Nhà thầu đã làm vòng vây ngăn nước, nhưng hút nước trong vòng vây không cạn. Khi đó cần phải làm gì?

A. Đổ bê tông đài cọc trong nước bằng phương pháp dùng ống rút thẳng đứng

B. Đổ bê tông đài cọc trong nước bằng phương pháp vữa dâng

C. Đổ bê tông trong nước để bịt đáy vòng vây, hút cạn nước rồi thi công đài cọc

D. Có thể làm theo một trong ba cách trên

Câu 12 : Thử tải giàn giáo trong xây dựng cầu nhằm mục đích gì?

A. Kiểm tra độ bền các bộ phận của giàn giáo

B. Kiểm tra độ cứng của giàn giáo

C. Khử các biến dạng không đàn hồi của giàn giáo và biến dạng dư của nền móng giàn giáo

D. Cả 3 mục đích trên

Câu 14 : Khi chế tạo dầm cầu BTCT dự ứng lực theo công nghệ căng sau, việc căng các bó theo cách nào sau đây là đúng?

A. Căng đồng thời tất cả các bó

B. Căng từng bó theo thứ tự đã được tính toán trước của tư vấn thiết kế

C. Căng từng bó theo thứ tự bất kì

D. Có thể áp dụng một trong ba cách trên

Câu 15 : Cảng nào trong số sau đây chưa đủ điều kiện để được xác định là một cảng biển:

A. Được xây dựng ở vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều

B. Được xây dựng ở vùng cửa sông, ven biển

C. Được xây dựng trên sông nằm sâu trong nội địa, nhưng có khả năng tiếp nhận tàu biển

D. Được xây dựng trên sông, có khả năng tiếp nhận cả tàu sông và tàu biển

Câu 16 : Khi nhận bàn giao mặt bằng xây dựng công trình cảng, phải tiến hành bàn giao mốc tọa độ và cao độ giữa các bên:

A. Chủ đầu tư bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế

B. Tư vấn giám sát bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế

C. Tư vấn thiết kế bàn giao mốc cho Nhà thầu thi công với sự có mặt của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát

D. Tư vấn thiết kế giao mốc cho Chủ đầu tư với sự có mặt của Tư vấn giám sát và Nhà thầu thi công

Câu 17 : Khi nào cần phải tiến hành quan trắc biến dạng (lún, chuyển dịch ngang) trong thi công các công trình thuỷ:

A. Khi công trình có sự cố

B. Khi có quy định trong thiết kế được duyệt

C. Tư vấn giám sát yêu cầu

D. Trong toàn bộ quá trình xây dựng

Câu 18 : Thi công nạo vét luồng tàu và khu nước cảng không thể thực hiện được bằng công nghệ/thiết bị sau:

A. Máy xúc gầu dây đặt trên sà lan

B. Máy xúc gầu nghịch đặt trên sà lan

C. Tàu xén thổi

D. Tàu hút bụng

Câu 19 : Phương pháp thi công móng cọc khoan phù hợp khi xây dựng công trình bến dạng cầu tàu:

A. Khoan lỗ vào nền đất và đóng cọc vào nền qua lỗ khoan

B. Khoan lỗ vào nền đất và đổ bê tông dưới nước tạo thành cọc

C. Đóng ống vách thép vào nền đất, khoan đất bên trong và đổ bê tông dưới nước

D. Bất kỳ phương pháp nào nêu trên

Câu 20 : Phương pháp thi công móng cọc nào không thể áp dụng khi xây dựng công trình bến dạng cầu tàu:

A. Thi công bằng phương pháp đóng

B. Thi công bằng phương pháp khoan nhồi

C. Thi công bằng phương pháp ép

D. Thi công bằng phương pháp rung

Câu 21 : Trình tự các bước thi công chính đối với công trình bến dạng cầu tàu thông thường được thực hiện theo thứ tự như sau:

A. (1) Nạo vét, (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có), (3) Đóng cọc; (4) Đổ đá mái dốc gầm bến, (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.

B. (1) Đóng cọc; (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có); (3) Nạo vét; (4) Đổ đá mái dốc gầm bến, (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.

C. (1) Nạo vét, (2) San lấp bãi và sử lý nền (nếu có), (3) Đổ đá mái dốc gầm bến; (4) Đóng cọc; (5) Thi công kết cấu trên, (6) Thi công tường chắn hoặc kè bờ; (7) Thi công bãi sau bến và hệ thống kỹ thuật.

D. Bất kỳ một trong 3 phương án nêu trên.

Câu 22 : Điều kiện địa chất công trình nào sau đây có thể áp dụng giải pháp kết cấu trọng lực dạng thùng chìm BTCT khối lớn để xây dựng công trình bến.

A. Nền đất sét ở trạng thái nửa cứng đến cứng.

B. Nền đá gốc.

C. Nền cát chặt, cuội sỏi.

D. Bất kỳ một trong 3 phương án nêu trên.

Câu 23 : Địa điểm để thi công đúc thùng chìm BTCT khối lớn phải được lựa chọn ở đâu trong các trường hợp sau:

A. Trong ụ khô

B. Trên ụ nổi

C. Trên bãi gần mép nước, sau đó hạ thủy bằng đường trượt

D. Một trong 3 phương án trên

Câu 24 : Quá trình thi công đổ bê tông thùng chìm BTCT khối lớn phải thực hiện theo yêu cầu như sau:

A. Đổ bê tông liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi xong toàn bộ kết cấu thùng chìm

B. Đổ bê tông phần đáy trước, sau đó lần lượt đến vách chính và vách ngăn

C. Đổ bê tông từng bộ phận kết cấu theo chiều cao của thùng chìm

D. Một trong 3 phương án trên

Câu 25 : Mực nước phù hợp để hạ thủy thùng chìm:

A. Mực nước khi triều cao

B. Mực nước khi triều thấp

C. Mực nước khi triều trung bình

D. Một trong 3 phương án trên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247