Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 57 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 57 (có đáp án)

Câu 1 : Lấp vật liệu trong thùng chìm:

A. Cát các loại (hạt mịn, hạt thô)

B. Đá các loại (đá dăm, đá hộc hoặc đá không phân cỡ)

C. Lấp bằng bê tông

D. Một trong 3 phương án trên

Câu 2 : Thi công kết cấu trên của thùng chìm phải thực hiện theo biện pháp sau:

A. Bằng bê tông đổ tại chỗ

B. Bằng BTCT đúc sẵn, lắp ghép

C. Bằng BTCT đúc sẵn, lắp ghép kết hợp bê tông đổ tại chỗ

D. Một trong 3 phương án trên

Câu 3 : Những loại cọc bê tông nào sau đây không thể áp dụng làm móng cho công trình bến kết cấu dạng cầu tàu:

A. Cọc BTCT tiết diện vuông

B. Cọc ống BTCT dự ứng lực

C. Cọc ván BTCT

D. Cọc ống thép

Câu 4 : Khi cẩu cọc BTCT phải treo tối thiểu cọc tại:

A. Một vị trí.

B. Hai vị trí.

C. Ba vị trí.

D. Một trong 3 trường hợp trên.

Câu 5 : Việc tạo dự ứng lực cho cốt thép trong chế tạo cọc ống BTCT dự ứng lực được thực hiện khi nào:

A. Căng trước khi đổ bê tông.

B. Căng sau khi đổ bê tông.

C. Vừa căng ứng lực vừa đổ bê tông.

D. Một trong 3 phương án trên.

Câu 6 : Độ chối khi đóng cọc bằng búa diezl được xác định dựa trên cơ sở nào sau đây:

A. Độ lún trung bình của cọc/1 nhát búa trong suốt quá trình đóng

B. Độ lún của cọc/1 nhát búa cuối cùng

C. Độ lún trung bình của cọc/1 nhát búa trong 01 mét cuối cùng

D. Độ lún trung bình của cọc/1 nhát búa trong loạt đóng cuối cùng

Câu 7 : Có những phương pháp đóng cọc nào không thể áp dụng trong thi công công trình bến dạng cầu tầu:

A. Đóng cọc bằng tàu chuyên dụng

B. Đóng cọc bằng búa treo trên cần cẩu và giá dẫn hướng

C. Đóng cọc bằng búa di chuyển trên hệ thống ray

D. Bất kỳ một trong 3 phương án trên

Câu 8 : Điều kiện để coi là hoàn thành thi công đóng cho một cọc:

A. Cọc đã được đóng đến cao độ thiết kế

B. Cọc được đóng đến độ sâu đạt độ chối thiết kế

C. Cọc được đóng đến cao độ và đạt độ chối thiết kế

D. Cọc đóng chưa đến cao độ, nhưng đã đạt độ chối thiết kế

Câu 9 : Khi đóng cọc có sai lệch về vị trí lớn hơn cho phép, không thể xử lý bằng các biện pháp sau:

A. Kéo và neo giữ cọc vào vị trí thiết kế

B. Nhổ lên và đóng thay thế cọc khác

C. Đóng bổ sung cọc khác

D. Không xử lý cọc, mà điều chỉnh kết cấu trên cho phù hợp

Câu 10 : Sức chịu tải thực tế tại hiện trường của cọc đóng trong kết cấu cầu tàu không thể xác định bằng phương pháp nào đây sau:

A. Phương pháp đo độ chối đóng cọc

B. Phương pháp thử động biến dạng lớn PDA (Pile Dymamic Analyze)

C. Phương pháp thử động biến dạng nhỏ PIT (Pile Intergity Test)

D. Phương pháp thử tĩnh

Câu 11 : Trước khi thi công, thành phần cấp phối của bê tông được xác định bằng phương pháp sau:

A. Dựa trên loại, cấp bê tông được quy định trong thiết kế

B. Dựa trên cơ sở thiết kế công thức trộn

C. Dựa trên thí nghiệm trong phòng với vật liệu dự kiến sẽ sử dụng

D. Thực hiện tất cả các bước trên

Câu 12 : Khi đổ bê tông công trình cảng, việc lấy mẫu được thực hiện khi nào:

A. Bê tông vừa được trộn xong ở trạm đang xả xuống xe chở

B. Bê tông được vận chuyển đến vị trí thi công, trước hoặc đang đổ vào ván khuôn

C. Bê tông làm mẫu được lấy ra từ trong ván khuôn

D. Bất kỳ một trong 3 thời điểm nêu trên

Câu 13 : Vật liệu nào được sử dụng làm lớp ballast trên đường sắt Việt Nam?

A. Cấp phối đá dăm loại I

B. Cấp phối đá dăm loại II

C. Đá dăm tiêu chuẩn kích cỡ 25 - 50 mm

D. Đá dăm tiêu chuẩn kích cỡ 40 - 60 mm

Câu 14 : Vật liệu nào được sử dụng làm lớp subballast trên đường sắt Việt Nam?

A. Cấp phối đá dăm loại I - Dmax = 25 mm

B. Cấp phối đá dăm loại II

C. Đá dăm tiêu chuẩn kích cỡ 25 - 50 mm

D. Đá dăm tiêu chuẩn kích cỡ 40 - 60 mm

Câu 15 : Nếu đang phơi đất để hạ độ ẩm nhưng chưa đạt độ ẩm quy định mà trời sắp mưa thì cần đầm lèn ngay để bảo vệ lớp dưới đó được lèn chặt nhằm hạn chế nước thấm vào trong đất đang phơi. Sau đó lớp đầm tạm này sẽ xử lý như thế nào?

A. Không phải xử lý gì và có thể thi công các lớp tiếp theo

B. Cần cầy xới lớp đầm tạm và trộn thêm đất khô vào để đắp

C. Cần đào bỏ lớp đất đầm tạm thay bằng lớp đất đạt tiêu chuẩn độ ẩm để đắp

D. Nếu còn khả năng thì đầm tiếp đạt độ chặt, nếu không phải cầy xới băm nhỏ, phơi lại

Câu 16 : Nếu trong thi công lỡ đào rãnh lấn vào đường thì xử lý thế nào?

A. Không phải xử lý

B. Đắp đất bù lại

C. Không đắp đất bù lại, mà có biện pháp gia cường chống xói lở

D. Đáp án b hoặc đáp án c

Câu 17 : Khi đắp hoặc bù lớp đất nhỏ hơn 10 cm thì cần phải thi công như thế nào để đảm bảo sự dính bám và đồng nhất?

A. Cầy xới lớp đất dưới, tưới ẩm, lấy đất cùng loại băm nhỏ 2 – 4 cm rải lên để đắp

B. Đào sâu lớp mặt xuống cho đủ chiều dầy quy định rồi mới rải đất lên đắp

C. Đắp lớp đất cùng loại dầy 20 cm sau đó gọt bớt để đảm bảo chiều dầy 10 cm

D. Một trong ba đáp án trên đều được

Câu 18 : Khi đắp đất hai bên mang cống thì cần phải:

A. Chia thành từng lớp nằm ngang và đắp lần lượt từng bên

B. Chia thành từng lớp nằm ngang đối xứng, đắp đồng thời cả hai bên

C. Rải đất hai bên mang cống tới cao độ đỉnh cống và đầm đồng thời cả hai bên

D. Đáp án a hoặc đáp án b

Câu 19 : Trong một trắc ngang nếu sử dụng hai loại đất đắp có tính thấm nước khác nhau thì khi thi công cần phải tuân theo điều kiện nào dưới đây?

A. Cần phải phân thành từng lớp đắp xen kẽ nhau

B. Mỗi loại đất được đắp thành một lớp trên suốt mặt cắt ngang

C. Khi lớp đất dễ thấm nước đắp trên lớp khó thấm nước, dốc ngang mặt lớp dưới phải ≥ 4%

D. Cả đáp án b và đáp án c

Câu 20 : Công tác rải đất để đầm trên nền đất yếu hay nền bão hòa nước thì cần được tiến hành như thế nào?

A. Rải đất ở giữa trước rồi tiến ra mép ngoài biên

B. Rải đất từ mép ngoài biên vào giữa

C. Theo đáp án a nhưng khi đắp tới độ cao 3m thì rải đất từ mép biên vào giữa

D. Đáp án a hoặc đáp án b đều đúng

Câu 21 : Biện pháp nào khi thi công để đảm bảo được độ chặt yêu cầu khi đắp đất mái dốc và mép biên?

A. Cần rải đất rộng hơn đường biên thiết kế 20 – 30 cm theo chiều thẳng so với mái dốc

B. Cần tăng số công đầm ở những vị trí này

C. Cần tăng cường thêm đầm thủ công sau đầm máy

D. Cả đáp án a và b

Câu 22 : Theo phương pháp xây dựng hầm NATM, ổn định của hầm được đảm bảo bởi yếu tố nào dưới đây?

A. Hệ thống chống đỡ

B. Khối đất đá xung quanh và hệ thống chống đỡ

C. Vỏ hầm

D. Liên hợp giữa đất đá xung quanh, hệ thống chống đỡ và vỏ hầm

Câu 23 : Kết cấu chống đỡ hầm theo NATM cần phải như thế nào?

A. Rất cứng để chống lại sự biến dạng của đất đá

B. Rất mềm để không can thiệp vào sự phân bố lại ứng suất của đất đá

C. Có độ cứng phù hợp với hình dạng của gương hầm

D. Có độ cứng phù hợp, dựa theo kết quả quan trắc hiện trường và nghiên cứu về ứng xử của đất đá xung quanh vách hang và gương hầm

Câu 24 : Trong xây dựng hầm theo NATM, khi nào thì lắp đặt hệ thống chống đỡ?

A. Ngay lập tức để ngăn chặn biến dạng của đất đá

B. Tại thời điểm phù hợp, dựa theo kết quả quan trắc hiện trường và nghiên cứu về ứng xử của đất đá

C. Tại thời điểm đất đá kết thúc quá trình biến dạng

D. Tại thời điểm phù hợp với điều kiện thi công

Câu 25 : Khi xây dựng hầm theo NATM, nếu gặp địa tầng yếu, giải pháp nào được ưu tiên áp dụng?

A. Tăng chiều dày lớp bê tông phun

B. Tăng thêm số lượng neo đá

C. Tăng cường hệ thống chống đỡ ban đầu bằng các vòm thép hình

D. Tăng chiều dày vỏ hầm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247