Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 59 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 59 (có đáp án)

Câu 1 : Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để bảo dưỡng lớp móng cấp phối gia cố xi măng?

A. Tưới nước trực tiếp lên mặt lớp cấp phối gia cố xi măng hàng tuần.

B. Tưới nhũ tương nhựa đường a xít với lượng 0,8 – 1,0 lít/m2

C. Phủ kín 5 cm cát trên bề mặt lớp cấp phối gia cố xi măng và tưới nước giữ cho cát ẩm trong vòng 7 ngày

D. Đáp án b hoặc c

Câu 4 : Có thể sử dụng phương pháp nào dưới đây để kiểm tra phục vụ cho công tác nghiệm thu độ nhám của mặt đường bê tông nhựa?

A. Phương pháp sử dụng con lắc Anh

B. Phương pháp rắc cát

C. Phương pháp dùng thiết bị MTM

D. Phương pháp đo cự li hãm xe

Câu 5 : Để xác định độ chặt của bê tông nhựa ở hiện trường, có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Đem so sánh khối lượng thể tích của mẫu khoan ở hiện trường và mẫu đúc trong phòng thí nghiệm từ hỗn hợp lấy ở trạm ở lý trình tương ứng

B. Phương pháp dùng phễu rót cát

C. Phương pháp đồng vị phóng xạ

D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 7 : Thí nghiệm rắc cát dùng để xác định chỉ tiêu nào dưới đây?

A. Độ góc cạnh của cát

B. Độ bằng phẳng

C. Độ nhám

D. Độ chặt của vật liệu

Câu 8 : Công việc nào sau đây không thuộc nội dung công tác hoàn thiện?

A. Khôi phục lại các mốc đường chuyền các cấp, cọc tim tuyến

B. Sửa chữa những chỗ thừa, thiếu bề rộng, độ cao của nền đường

C. Gọt mái đào, vỗ lại mái đắp chuẩn bị cho công tác gia cố nếu cần thiết

D. Hoàn chỉnh rãnh thoát nước, gọt mui luyện của nền đường

Câu 9 : Nguyên tắc khi lấy mẫu để kiểm tra chất lượng đầm nén nền đường cần lấy ở những vị trí nào?

A. Ở mép đường, nền đắp đầu cầu, hai bên sườn cống, lưng tường chắn

B. Ở những chỗ đại diện và những nơi đặc biệt quan trọng

C. Phân bố đều trên mặt bằng và mặt cắt công trình, cứ mỗi lớp đắp lấy một đợt mẫu

D. Cả đáp án b và c

Câu 10 : Khi đào cấp thì kích thước cấp phụ thuộc yếu tố nào?

A. Phương pháp thi công thủ công hay cơ giới

B. Phương tiện đầm lèn

C. Cả hai đáp án a và b

D. Loại đất của nền đất thiên nhiên

Câu 11 : Mái đường cần được gia cố trong trường hợp nào?

A. Nền đắp cao trên 1m hoặc dưới 1m nhưng dùng đất không tốt

B. Nền đường đắp cao trên 6 m và sử dụng đất đắp không tốt

C. Nền đường bị ảnh hưởng của dòng nước chảy, đường qua đồng chiêm trũng

D. Cả hai đáp án a và đáp án c

Câu 12 : Những tiêu chí có thể được dùng để kiểm tra chất lượng đất đắp là gì?

A. Độ chặt yêu cầu

B. Thành phần hạt so với thiết kế

C. Hệ số thấm, sức kháng trượt của vật liệu và mức độ co ngót khi đầm nén

D. Cả ba đáp án trên

Câu 13 : Ở khu vực đồng bằng, nếu nền đắp dưới 2 m và dốc ngang là 5% thì rãnh dọc được đào như thế nào?

A. Ở phía thấp và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 1 m

B. Ở phía cao và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 1 m

C. Ở cả hai bên và mép rãnh cách chân đường tối thiểu 0,5 m

D. Đáp án a hoặc đáp án b

Câu 14 : Khi thiết kế nổ mìn gần các công trình, thiết bị thì phương pháp nổ mìn nào là thích hợp nhất?

A. Nổ mìn vi sai hoặc nổ định hướng

B. Nổ mìn ốp hoặc nổ mìn nông

C. Nổ mìn buồng

D. Cả hai đáp án a và b

Câu 15 : Mục đích của công tác đầm thí nghiệm trước khi thi công đại trà là để xác định được:

A. Loại máy đầm hiệu quả nhất của đơn vị thi công

B. Áp suất đầm, số lần đầm, chiều dầy lớp đất, độ ẩm tốt nhất và độ ẩm khống chế

C. Chiều dầy tối đa của lớp đất đầm nén tương ứng với loại máy đầm

D. Cả ba đáp án trên

Câu 16 : Sai lệch về độ ẩm của đất đắp so với độ ẩm tốt nhất dao động trong khoảng nào để khi đắp đất đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất?

A. Đối với đất dính 10%; đối với đất không dính 20% của độ ẩm tốt nhất

B. Đối với đất dính 20%; đối với đất không dính 10% của độ ẩm tốt nhất

C. 10% không phân biệt loại đất

D. 20% không phân biệt loại đất

Câu 17 : Nền đường sau khi thi công xong xuất hiện vết nứt, trường hợp nào vẫn được nghiệm thu?

A. Nứt nẻ nhỏ, vết nứt ngắn, đứt đoạn không có hướng nhất định

B. Nứt dải liên tục theo tim hoặc các hướng khác

C. Mặt bị dộp (bóc bánh đa)

D. Không có trường hợp nào được nghiệm thu trong ba đáp án trên

Câu 18 : Khi kiểm tra nghiệm thu độ bằng phẳng mặt nền đường yêu cầu khe hở dưới đáy thước không được vượt quá trị số nào?

A. 3 cm

B. 2 cm đối với nền đất và 3-5cm đối với nền đá

C. 3-5 cm đối với nền đất và 2cm đối với nền đá từ cấp 4 đến cấp 1

D. 2 cm đối với nền đất và 3-5cm đối với nền đá từ cấp 4 đến cấp 1

Câu 19 : Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt, trường hợp nào sẽ phải nghiệm thu lại?

A. Có một trong những sai sót về cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp, chèn tà vẹt

B. Có sai sót đồng thời cả về cự ly và thủy bình

C. Có sai sót đồng thời về cự ly, thủy bình và phương hướng

D. Có sai sót đồng thời về cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp và chèn tà vẹt

Câu 20 : Trong công tác nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt có mối nối của đường chính tuyến thì chiều dài nghiệm thu đường quy định là bao nhiêu?

A. Toàn bộ chiều dài tuyến thi công

B. 10% tổng chiều dài tuyến thi công

C. 1000 m

D. 10% tổng chiều dài tuyến thi công nhưng không được nhỏ hơn 1000 m

Câu 21 : Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệm thu công tác chèn tà vẹt đường sắt có mối nối trên đường chính tuyến và đường đón gửi tàu phải đảm bảo những yêu cầu nào?

A. Số lượng tà vẹt lỏng lẻ tẻ không vượt quá 4%

B. Không có tà vẹt mối lỏng

C. Không có tà vẹt lỏng liên tiếp giữa cầu

D. Cả ba đáp án trên

Câu 22 : Nội dung công tác nghiệm thu khe hở ray trên đường chính tuyến và đường đón gửi tàu?

A. Kiểm tra sai số giữa khe hở thực tế so với khe hở tiêu chuẩn

B. Kiểm tra sai số giữa tổng số khe hở thực tế so với tổng số khe hở tiêu chuẩn/1km

C. Cả đáp án a và đáp án b

D. Đáp án a hoặc đáp án b

Câu 23 : Tiêu chuẩn kỹ thuật nào dùng cho nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt không mối nối?

A. Cự ly, thủy bình, phương hướng, cao thấp và chèn tà vẹt

B. Nhiệt độ khóa ray, lượng chuyển vị đường

C. Lực kháng ngang đá ba lát

D. Cả ba đáp án trên

Câu 24 : Trên đường sắt không mối nối, yêu cầu lực cản ngang và lực cản dọc của đá ba lát lên tà vẹt là bao nhiêu?

A. 400 kg/m và 600 kg/m

B. 600 kg/m và 400 kg/m

C. 400 kg/m theo cả hai phương

D. 600 kg/m theo cả hai phương

Câu 25 : Vật liệu làm lớp ballast đường sắt phải đáp ứng những yêu cầu nào về mặt kích cỡ sau đây?

A. Cỡ hạt 25mm - 50 mm chiếm tỉ lệ ≥ 90% khối lượng toàn bộ

B. Kích cỡ hạt 20 mm phải

C. Kích cỡ hạt > 50 mm nhưng

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247