Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 18

Trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 18

Câu 1 : Nhu cầu xã hội là gì?

A. Là nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác.

B. Là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi điều bất trắc hoặc nhu càu tự bảo vệ.

C. Là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cung như nhu cầu tự tôn trọng mình.

D. Cả 3 ý trên đều sai.

Câu 2 : Việc điều chỉnh lương cho nhân viên sẽ ảnh hưởng đến:

A. Độ trung thành của nhân viên.

B. Khả năng thăng tiến.

C. Các kỹ năng xã hội của nhân viên.

D. Cả A và B đúng.

Câu 3 : Chọn câu trả lời chính xác nhất. Nhà quản trị cần áp dụng chính sách 3Đ là ... để giúp chế độ khen thưởng nhân viên đạt hiệu quả cao nhất.

A. Đúng lúc, đúng người, đúng cách.

B. Đúng lúc, đúng cách, đúng việc.

C. Đúng lúc, đúng việc, đúng cách.

D. Đúng lúc, đúng người, đúng việc.

Câu 4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến lương bổng và đãi ngộ là:

A. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến bản thân nhân viên, Môi trường doanh nghiệp

B. Thị trường lao động, Môi trường doanh nghiệp

C. Môi trường doanh nghiệp, Thị trường lao động, Môi trường doanh nghiệp

D. Bản chất công việc, Môi trường doanh nghiệp, Thị trường lao động, Môi trường doanh nghiệp

Câu 5 : Hệ số lương là:

A. Bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ.

B. Bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được sắp xếp từ thấp đến cao.

C. Là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động làm ở những công việc được xếp vào mức lương tối thiểu là bao nhiêu lần.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7 : Chế độ tiền lương theo chức vụ là:

A. Văn bản qui định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành.

B. Hệ thống tiền công, tiền lương của doanh nghiệp sẽ được xây dựng tùy thuộc vào quan điểm thù lao của doanh nghiệp.

C. Trả lương dựa theo cấp bậc và chức vụ của nhân viên,và mức độ khó khăn của công việc.

D. Số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương.

Câu 12 : Khi nghiên cứu lương bổng trên thị trường lao động, các doanh nghiệp cần:

A. Xem xét mức lương thịnh hành trên thị trường lao động đối với từng ngành nghề, từng khu vực liên quan đến doanh nghiệp

B. Nghiên cứu giá cả hàng hóa nói chung, giá thuê mướn công nhân

C. Nghiên cứu mức chi phí sinh hoạt chung

D. Cả 3 đáp án

Câu 15 : Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở nào:

A. Loại công việc cụ thể

B. Trình độ và thâm niên

C. Mức độ thực hiện công việc

D. Tất cả đều đúng

Câu 16 : Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp đối với người lao động?

A. Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động

B. Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động

C. Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức

D. Tất cả đều đúng

Câu 17 : Thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, cơ quan áp dụng làm cơ sở để:

A. Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động; Xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

B. Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động

C. Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật lao động

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 18 : Quan hệ lao động là …

A. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động.

B. Mối quan hệ giữa người với người trong và sau quá trình lao động.

C. Sự liên quan giữa tập đoàn người này và tập đoàn người khác có địa vị khác nhau trong quá trình sản xuất.

D. Là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động.

Câu 19 : Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản hiện đại, xét trong mối quan hệ lao động thì người thợ đóng vai trò là:

A. Người làm thuê

B. Cổ đông

C. Vừa là người làm thuê vừa là cổ đông

D. Tất cả đều sai

Câu 20 : “Cơ chế 3 bên” trong quan hệ lao động là mối quan hệ giữa.

A. Giám đốc – cán bộ quản lý – nhân viên.

B. Chủ – nhân viên – khách hàng.

C. Nhà nước – chủ sử dụng lao động – khách hàng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 21 : Các mức nối tiếp của kỷ luật trừng phạt?

A. Cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ công tác, sa thải.

B. Cảnh cáo bằng văn bản, cảnh cáo miệng, sa thải, đình chỉ công tác.

C. Cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, sa thải, đình chỉ công tác.

D. Cảnh cáo miệng, đình chỉ công tác, sa thải, cảnh cáo bằng văn bản.

Câu 22 : Các yếu tố mà một người phụ trách kỷ luật cần có?

A. Sự hiểu biết, sự tôn trọng nội quy và quy chế, tính khách quan.

B. Sự tôn trọng nội quy và quy chế, sự nghiêm khắc, tính khách quan.

C. Sự hiểu biết, sự tôn trọng nội quy và quy chế, sự dễ dãi.

D. Sự nghiêm khắc, sự tin tưởng, sự tôn trọng nội quy và quy chế.

Câu 23 : Theo Điều 85 Bộ luật Lao động Việt Nam thì hình thức sa thải không áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật hoặc có hành vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức.

B. Người lao động tái vi phạm chính sách, quy tắc của tổ chức.

C. Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

D. Trong thời hạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác lại tái phạm hoặc bị cách chức mà tái phạm.

Câu 24 : Trình tự các bước để tổ chức công tác thi hành kỷ luật lao động?

A. Đánh giá thi hành kỷ luật, phỏng vấn kỷ luật, lựa chọn biện pháp kỷ luật, thực hiện biện pháp kỷ luật.

B. Lựa chọn biện pháp kỷ luật, phỏng vấn kỷ luật, thực hiện biện pháp kỷ luật, đánh giá thi hành kỷ luật.

C. Phỏng vấn kỷ luật, lựa chọn biện pháp kỷ luật, thực hiên biện pháp kỷ luật, đánh giá thi hành kỷ luật.

D. Thực hiện biện pháp kỷ luật, đánh giá thi hành kỷ luật, phỏng vấn kỷ luật, lựa chọn biện pháp kỷ luật.

Câu 25 : Kỷ luật lao động là?

A. sự không đồng ý, là sự phản đối của người lao động đối với người sử dụng lao động về các mặt: thời gian lao động, tiền lương, điều khoản lao động…

B. những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác.

C. những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

D. sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247