Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD 19 đề trắc nghiệm thi thử môn GDCD tốt nghiệp THPT Quốc Gia (đề số 17)

19 đề trắc nghiệm thi thử môn GDCD tốt nghiệp THPT Quốc Gia (đề số 17)

Câu 1 : Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật.

D. Tính trình tự khoa học của pháp luật.

Câu 2 : Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quy phạm phổ biến.

B. tính hiện đại

C. tính cơ bản

D. tính truyền thống

Câu 3 : Trong nền sản xuất lớn, hiện đại, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quyết định?

A. Đối tượng lao động.

B. Sức lao động.

C. Tư liệu sản xuất hiện đại.

D. Công cụ sản xuất tiên tiến.

Câu 4 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ.

B. Con có bổn phận nghe theo mọi ý kiến của cha mẹ.

C. Con có bổn phận chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

D. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 6 : Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Vi phạm pháp luật và trái với truyền thống dân tộc.

B. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức.

C. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và văn hoá dân tộc.

D. Vi phạm tập quán kinh doanh

Câu 7 : Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.

B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.

C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

D. Một người đang lấy trộm xe máy

Câu 8 : Ai dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Mọi cá nhân, tổ chức

B. Chỉ có cá nhân

C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.

D. Chỉ những người là nhân viên

Câu 9 : Câu nào dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?

A. Cá nhân, tổ chức có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại có quyền khiếu nại.

B. Chỉ cá nhân mới có quyền khiếu nại.

C. Chỉ tổ chức mới có quyền khiếu nại.

D. Người dưới 18 tuổi không có quyền khiếu nại

Câu 10 : Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.

C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 11 : Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào mà mình thích.

C. Quyền học tập không hạn chế.

D. Quyền học bất cứ ngành, nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của mình

Câu 12 : Biểu hiện nào dưới đây thuộc quyền được phát triển?

A. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên

B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.

C. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn.

D. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng.

Câu 13 : Khi cung giảm thì giá cả có xu hướng

A. giảm xuống.

B. tăng lên.

C. không tăng, không giảm.

D. ổn định

Câu 14 : Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức

A. tuyên truyền pháp luật.

B. giải thích pháp luật.

C. thi hành pháp luật

D. áp dụng pháp luật

Câu 15 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 16 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.

D. trật tự, an toàn xã hội

Câu 18 : Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?

A. Quan hệ gia đình.

B. Quan hệ nhân thân

C. Quan hệ hôn nhân.

D. Quan hệ tình cảm

Câu 19 : Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong

A. quan hệ tài sản.

B. quan hệ nhân thân.

C. quan hệ tình cảm.

D. quan hệ hợp tác

Câu 20 : Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước

Câu 21 : Bất kì ai cũng có quyền được bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

C. Người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 22 : Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. học không hạn chế.

C. học bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về cơ hội học tập

Câu 23 : Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là

A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

B. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

C. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước.

D. phòng, chống buôn bán ma tuý

Câu 24 : Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 30 : Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh

Câu 31 : Chị L và anh N muốn kết hôn với nhau, nhưng ông K là bố của chị L không đồng ý và đã cản trở hai người vì lí do hai người không cùng dân tộc. Hành vi của ông K là biểu hiện của vi phạm nào dưới đây?

A. Thiếu hiểu biết về các dân tộc.

B. Không thiện chí vì lí do dân tộc

C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc

Câu 32 : Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, N đã báo ngay cho cơ quan công an. N đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại

B. Quyền tố cáo.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền nhân thân

Câu 33 : D đăng ảnh của K lên Facebook với lời bình luận không hay về những tấm ảnh này. K cần làm theo cách nào dưới đây để bảo vệ quyền của mình phù hợp với pháp luật?

A. Tố cáo D cho cơ quan công an.

B. Nói xấu D và kể hết sự việc trên Facebook.

C. Tố cáo D với cô giáo chủ nhiệm.

D. Nói chuyện với D và yêu cầu gỡ bỏ những ảnh này

Câu 34 : L và H là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, L đã tung tin xấu, bịa đặt về H trên Facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của H và L, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của L.

B. Khuyên H nói xấu lại L trên Facebook.

C. Chia sẻ thông tin đó trên Facebook.

D. Khuyên L gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác

Câu 35 : Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông N, anh M đã tự ý xông vào nhà ông N để tìm vợ. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 36 : Ông Đ lấn chiếm 1 héc-ta đất thuộc khu rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng cây lương thực. Hành vi của ông Đ là trái pháp luật về

A. bảo vệ tài nguyên rừng.

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng.

D. bảo vệ nguồn lợi rừng

Câu 37 : Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, K đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. K đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247