Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Miền Bắc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh !!

Miền Bắc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh !!

Câu 1 : Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V

B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc

D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng

Câu 3 : Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai

B. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972

C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra

Câu 4 : Ngày 15-1-1973 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

C. Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc

D. Hiệp định Pari được kí kết

Câu 5 : Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

B. Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam

C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari

Câu 6 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong năm 1972 là

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai

C. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội

D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương

Câu 7 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là

A. Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội

B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc

C. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari

D. Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam

Câu 8 : Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình

B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ

C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch

D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù

Câu 9 : Tinh thần đoàn kết quốc tế của miền Bắc Việt Nam với các nước Đông Dương được thể hiện như thế nào trong những năm 1969-1973?

A. Tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Nam

B. Làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

C. Tham gia phong trào không liên kết

D. Việt Nam ủng hộ phong trào cách mạng ở Cuba

Câu 10 : Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?

A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

Câu 11 : Ai là phi công đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay B52” của Mĩ trong sự kiện “Điện Biên Phủ trên không” (1972)?

A. Vũ Xuân Thiều.          

B. Vũ Đình Rạng.

C. Phạm Tuân.         

D. Nguyễn Thành Trung.

Câu 12 : Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?

A. Âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ đánh phá mạnh nhất trong thời gian ngắn.

C. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh có nguy cơ bị phá sản, cứu nguy cho quân đội Sài Gòn đang suy sụp.

D. Kết hợp ném bom bắn phá bằng không quân, hải quân với các cuộc tập kích bằng máy bay ném bom chiến lược B52.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247