Thảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực

Câu hỏi :

Thảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

* Giống nhau

Thân người hơi cúi, tay thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến

* Khác nhau

- Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực trong đá cầu

+ Khi thực hiện động tác, người chơi thường đứng chân trước chân sau. Chân thuận để sau, bàn chân trước hướng về phía lưới.

+ Khi người chơi quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 50cm-60cm phải nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể ra chân sau. Chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả, về sau và hơi xoay sang một bên, hai tay để tự nhiên.

+ Khi cầu cách ngực khoảng 10cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 70cm-80cm. Thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại.

Thảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực (ảnh 1)

Hình 1. Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực

+ Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, người chơi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và nhanh chóng sử dụng các kĩ thuật đá cầu phù hợp có hiệu quả nhất 

- Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi trong đá cầu

+ Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót bàn chân trước và cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

Đỡ cầu bằng đùi chân thuận để đá cầu bằng mu chân thuận: Khi cầu bay tới, người chơi chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân đá (chân sau) lăng nhẹ về phía trước, lên trên. Kết hợp với gập gối, sao cho đùi vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu.

Lúc chạm cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra phía ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và hơi chếch sang bên chân đá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho động tác tiếp theo của chân này 

Đỡ cầu bằng đùi chân không thuận để đá cầu bằng mu bàn chân thuận: Khi cầu bay tới, người chơi cần lùi chân trước xuống hoặc bước chân sau lên (chân thuận) chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận. Chân không thuận gập gối lăng ra trước, lên trên, tiếp xúc với cầu giống phần nêu trên nhưng không hướng ra phía ngoài mà hơi hướng vào trong, sang phía chân thuận để cầu rơi sang phía chân thuận.

+ Sau khi tiếp xúc với cầu, chân đá thu nhanh về vị trí ban đầu để sử dụng các kĩ thuật đá cầu tiếp theo.

Thảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực (ảnh 2)

Hình 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi

- Kỹ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân

+ Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay buông tự nhiên, khuỵu gối, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Khi đã xác định được điểm rơi của cầu (ở phía trước gần người). Người chơi nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, người hơi khom và đưa chân sau (chân đá) về trước bàn chân để song song với mặt sân để chuẩn bị tiếp xúc. Khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 20cm - 30cm. Người chơi nhấc đùi vuông góc với thân trên, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu giật bay lên cao, hơi chếch ra phía trước theo ý muốn.

Thảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực (ảnh 3)

Hình 3. Kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân

+ Khi người tập thực hiện xong động tác, thì nhanh chóng trở lại tư thế ban đầu để chuẩn bị cho lần đá cầu tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247