Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam

Câu hỏi :

Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Thể hiện ở việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Hình sự trong truy cứu trách nhiệm hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, không làm bạn người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

+ Chỉ được kết tội bằng tội danh được quy định trong Luật Hình sự, chỉ được tuyên hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định;

- Nguyên tắc bình đẳng thể hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật hình sự, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

- Nguyên tắc nhân đạo

+ Nhà nước tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, làm lại cuộc đời và có cơ hội sớm hoà nhập cộng đồng.

Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam (ảnh 1)

Cán bộ trại giam và phạm nhân gói bánh chưng đón Tết

+ Hình phạt trong pháp luật hình sự không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; ngăn ngừa họ phạm tội mới; giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội;

- Nguyên tắc dân chủ được hiểu là Luật Hình sự bảo vệ các quyền dân chủ của mọi người trong các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lý những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân; bảo đảm quyền tham gia xây dựng pháp luật hình sự, giám sát thi hành, đấu tranh, phòng chống tội phạm của người dân;

- Nguyên tắc hành vi thể hiện Luật Hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm, không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người về tư tưởng của họ.

- Nguyên tắc lỗi

+ Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ có lỗi đối với hành vi của mình.

+ Những trường hợp không có lỗi thì không bị coi là tội phạm.

Copyright © 2021 HOCTAP247