Chương 3: Thân

Chương 3: Thân

Lý thuyết Bài tập

Thân cây gồm những bộ phận nào?

Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?

Có mấy loại thân? kể tên một số loại cây có thân đó?

Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào?

Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Chỉ trên hình vẽ (hình 15) các phần của thân non. Nêu chức năng của mỗi phần.

So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
 

Cây gỗ to ra do đâu?

Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng.

Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm cột nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Mạch rây có chức năng gì?

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào.

Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.

Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

Các loại thân biến dạng, vai trò của chúng đối với cây và công dụng đối với con người.

Thân cây gồm những bộ phận nào? Nêu sự giống và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa? 

Thân cây dài ra do bộ phận nào? Sự dài ra của các loại cây khác nhau có giống nhau không? 

So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ?

Quan sát sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành và điền tên các bộ phận tương ứng với các số trên sơ đồ. 

Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? 

Quan sát hình 18.1 SGK, nêu đặc điểm, tên thân biến dạng và chức năng đối với cây. 

Hoàn thiện bảng dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp, ghi thêm các cây mà em đã quan sát được.  

Em hãy giải thích tại sao:

  • Khi trồng đậu, bông, chè, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn.
  • Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim...), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn. 

Quan sát sơ đồ cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của thân non (hình 15 SGK), hoàn thành bảng dưới đây: 

Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào? 

Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng? Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao? 

Mạch rây có chức năng gì? Nhân dân ta thường làm thế nào để nhân giống nhanh các cây ăn quả như: cam, bưởi, hồng xiêm...?  

Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân rễ?

A. Cây mía, cây lúa, cây na.

B. Cây hành, cây tỏi, cây ngô.

C. Cây bưởi, cây mít, cây gừng.

D. Cây nghệ, cây gừng, cây dong ta. 

Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân mọng nước?

A. Cây bưởi, cây ổi, cây na.

B. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

C. Cây nghệ, cây gừng, cây dong ta.

D. Cây khoai tây, cây su hào, cây khoai lang. 

Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân cột?

A. Cây cau, cây dừa.

B. Cây hành, cây tỏi.

C. Cây lim, cây sấu.

D. Cây mướp, cây bầu. 

Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân gỗ?

A. Cây nhãn, cây mít, cây vải.

B. Cây rau má, cây cỏ mần trầu, cây na.

C. Cây dưa chuột (dưa leo), cây gấc, cây bầu.

D. Cây cau, cây dừa, cây chuối. 

Điểm giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa là

A. đều có mầm hoa.

B. đều có mầm lá bao bọc.

C. đều có mô phân sinh ngọn và mầm lá.

D. đều có mô phân sinh ngọn và mầm hoa. 

Thân cây dài ra do đâu?

A. Chồi ngọn.

B. Mô phân sinh ngọn.

C. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 

Cây nào sau đây khi trồng không nên ngắt ngọn mà chỉ nên tỉa các cành xấu, cành bị sâu?

A. Cây bạch đàn.

B. Cây mướp.

C. Cây đậu.

D. Cây cà. 

Cây nào sau đây khi trồng nên ngắt ngọn trước khi cây ra hoa?

A. Cây đậu tương.

B. Cây mít.

C. Cây bạch đàn.

D. Cây đay lấy sợi. 

Cấu tạo của trụ giữa thân non gồm

A. mạch rây và mạch gỗ.

B. một vòng bó mạch và ruột.

C. biểu bì và thịt vỏ.

D. mạch rây và ruột. 

Tầng sinh trụ nằm giữa

A. mạch rây và mạch gỗ.

B. vỏ và thịt vỏ.

C. mạch rây và lớp thịt vỏ.

D. mạch gỗ và ruột. 

Mạch rây có chức năng

A. chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.

B. chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

C. chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

D. hút nước và muối khoáng hoà tan. 

Bộ phận thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan nuôi cây là

A. mạch rây.                 

B. mạch gỗ.

C. trụ giữa.                   

D. thịt vỏ. 

Copyright © 2021 HOCTAP247