Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 8: Các Nhóm Thực Vật

Chương 8: Các Nhóm Thực Vật

Chương 8: Các Nhóm Thực Vật

Lý thuyết Bài tập

Nêu các đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?

Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự?

Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung?

Chọn ý trả lời đúng trong câu sau: Tảo là thực vật bậc thấp vì:

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

B. Sống ở nước

C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự.

Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?

Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?

So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?

So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?

Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?

So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?

Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ?

Than đá được hình thành như thế nào?

Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?

So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Đặc điểm chung của thực vật hạt kín.

Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất?

Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?

Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.

Đặc điểm chủ yếu đế phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì?

Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?

Sưu tầm lá của 3 cây Hai lá mầm và 3 cây Một lá mầm khác nhau. Dùng băng dính sẵn lá vào một tờ giấy.

Thế nào là phân loại thực vật?

Kế những ngành thực vật đã học và nêu đặc điếm chính của mỗi ngành đó.

Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong môi trường đó?

Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể của chúng có gì khác so với thực vật ở nước?

Thực vật Hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?

Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?

Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phấm chất tốt.

Quan sát các hình dưới đây, hãy cho biết tên của từng loại tảo và môi trường sống của chúng. 

Nêu vai trò của tảo trong thiên nhiên và đối với đời sống con người? 

Quan sát hình 38.2 SGK. Túi bào tử và sự phát triển của rêu.

Hãy cho biết:

1.  Đặc điểm túi hào tử của rêu.

2. Rêu sinh sản, phát triển nòi giống bằng gì?

3. Cây rêu con mọc ra từ đâu? 

Quan sát hình 39.2 SGK. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.

Hãy cho biết:

1. Đặc điểm túi bào tử của dương xỉ?

2. Dương xỉ sinh sản, phát triển nòi giống bằng gì?

3. Cây dương xỉ con mọc ra từ đâu? 

So sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản của Rêu và Quyết, từ đó rút ra nhận xét về sự tiến hoá? 

So sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản của Hạt trần và Hạt kín, từ đó rút ra nhận xét về sự tiến hoá? 

Con người đã tác động vào giới Thực vật như thế nào? Nêu kết quả của sự tác động đó?

Khi đi tham quan, nghỉ mát ở các bãi biển hay về các vùng quê.

Em hãy:

1. Nhận biết một số loại tảo (ở bờ biển nước ta có các loại tảo trôi dạt lên bờ biển như rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu... còn trong ao hồ, ruộng nước có các tảo nước ngọt tạo thành đám thành búi màu xanh như tảo xoắn, tảo vòng….).

2. Nhận xét về sự phân bố của tảo.

3. Tìm hiểu nhân dân ta thường dùng tảo làm gì? 

Nêu những món ăn được chế biến từ rau câu? Ở vùng biển người ta có thể dùng nguyên liệu gì để làm phân bón? 

  • Rêu thường mọc ở đâu? Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng, rêu có phát triển được không? Vì sao?
  • Trình bày bằng hình vẽ sự phát triển của rêu? 

Hãy hoàn thành bảng dưới đây:

Tên cây

Cơ quan sinh dưỡng

Nhận xét

Rễ 

Thân 

Cây rêu

 

 

 

 

Cây dương xỉ

 

 

 

 

Nhận xét đặc điểm chung của Dương xỉ, làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ? 

Hãy chú thích vào các hình dưới đây:

 

  • Quan sát hình vẽ kết hợp với những kiến thức đã học, hãy ghi lại đặc điểm của các cây có trong hình vào bảng sau:

  • Từ bảng trên hãy nhận xét sự đa dạng của các cây thuộc ngành Hạt kín. 
  • Quan sát hình 42.1 SGK, phân biệt cây Hai lá mầm với cây Một lá mầm theo bảng sau:

Đặc điểm

Cây Hai lá mầm

Cây Một lá mầm

- Kiểu rễ

- Kiểu gân lá

- Số cánh hoa

- Số lá mầm của phôi ở trong hạt

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 
  • Từ bảng trên hãy nêu đặc điểm lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. 
  • Quan sát hình dưới đây, kết hợp với kiến thức đã học rồi xếp chúng theo nhóm: cây Hai lá mầm, cây Một lá mầm.

  • Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? 
  • Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó?
  • Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt. 
 

Tảo có vai trò quan trọng như

A. có thể làm thức ăn cho người và gia súc.

B. góp phần cung cấp thức ăn và ôxi cho động vật ở nước.

C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và làm thuốc.

D. cả A, B và C. 

 

Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, thường mọc thành từng đám. Tuy đã có thân lá nhưng thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, đó là:

A. cây dương xỉ.

B. cây rêu.

C. cây rau mùi.

D. cây thông con. 

Cây rêu con hình thành từ

A. hạt nảy mầm.

B. nguyên tản.

C. một phần thân cây rêu mẹ.

D. bào tử nảy mầm. 

Nhóm thực vật đầu tiên sông trên cạn, có rễ giả chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử là

A. Hạt kín.                       

B. Hạt trần.

C. Quyết.                         

D. Rêu. 

Rêu sống ở trên cạn nhưng chỉ sông được ở chỗ ẩm ướt vì

A. thân và lá chưa có mạch dẫn.

B. chưa có rễ chính thức, chỉ có rễ giả.

C. đã có rễ, thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.

D. cả A và B. 

Đế nhận biết một cây thuộc Dương xỉ căn cứ vào

A. lá non cuộn tròn ở đầu lá.

B. lá già xẻ thuỳ.

C. mặt dưới lá có các đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.

D. cả A và C. 

Trong các cây sau, nhóm Quyết gồm những cây:

A. dương xỉ, cây rau bợ, cây lông cu li.

B. tổ diều, cây rêu, cây đậu.

C. bòng bong, cây mía, cây tre.

D. cây thông, cây vạn tuế, cây tóc tiên. 

Tính chất đặc trưng nhất của các cây thuộc Hạt trần là

A. sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

B. cây thân gỗ.

C. có mạch dẫn.

D. có rễ, thân, lá thật. 

Trong các cây sau, nhóm Hạt trần gồm những cây:

A. hoàng đàn, pơmu, tre, cải.

B. lim, vạn tuế, dừa, thông.

C. mít, chò chỉ, đậu, lạc.

D. kim giao, thông, pơ mu, hoàng đàn. 

 

Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là

A. sống trên cạn.

B. có rễ, thân, lá.

C. có mạch dẫn.

D. có hoa, quả, hạt nằm trong quả. 

Nhóm gồm toàn những cây Hạt kín là

A. cải, đậu, dừa, thông.

B. sim, ngô, hoa hồng, bòng bong.

C. khoai tây, ớt, lạc, đậu.

D. pơmu, lim, dừa, cà chua. 

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm là

A. cấu tạo của rễ, thân, lá.

B. số lá mầm của phôi.

C. cấu tạo của hạt.

D. cấu tạo của phôi. 

Nhóm cây gồm toàn cây Một lá mầm:

A. mít, cà chua, ớt, chanh.

B. phượng vĩ, đậu xanh, cải, tỏi.

C. mía, lúa, ngô, dừa.

D. bưởi, cau, mướp, cà chua. 

Nhóm cây gồm toàn cây Hai lá mầm:

A. mít, cà chua, ớt, chanh.

B. phượng vĩ, đậu xanh, cải, tỏi.

C. mía, lúa, ngô, dừa.

D. bưởỉ, cau, mướp, cà chua. 

Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín là:

A. hình dạng và cấu tạo của rễ.

B. cây Hạt kín có hoa, quả, hạt nằm trong quả. Cây hạt trần chưa có hoa, quả, hạt, nằm lộ trên các noãn hở.

C. hình dạng và cấu tạo thân cây.

D. hình dạng và cấu tạo của lá cây. 

Các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự:

A. Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.

B. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi.

C. Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.

D. Lớp – Bộ - Ngành – Họ - Chi – Loài. 

Có thân, rễ và lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Chưa có hoa, quả. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở là những thực vật thuộc Ngành

A. Hạt kín.                   

B. Hạt trần.

C. Rêu.                       

D. Dương xỉ. 

Kết quả tác động của con người vào giới Thực vật là

A. từ một loài cây hoang dại tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau.

B. các cây trồng được tạo ra có phẩm chất, năng suất hơn hẳn tổ tiên hoang dại.

C. ngày nay cây trồng đã rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người.

D. cả A, B và C. 

Hãy lựa chọn nội dung ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A rồi điền vào cột trả lời.

Tìm những điểm khác nhau giữa Rêu và Dương xỉ.

Cột A

Tên ngành

Cột B

Đăc điểm

 Trả lời

1. Rêu

a.Thân không phân nhánh

b.Thân rễ

1.....

 

c.Cây có mạch dẫn.

 

d.Thân chưa có mạch dẫn.

 

e.Lá chưa có mạch dẫn.

 

f.Lá có gân chính thức, đầu lá non cuộn tròn

 

g.Rễ giả.

 

h.Rễ thật.

2. Dương xỉ

i.Bào tử hình thành trước khi thụ tinh.

j.Bào tử hình thành sau khi thụ tinh.

k.Túi bào tử nằm dưới lá cây.

l.Túi bào tử nằm ở ngọn cây cái (thế hệ trước)

m.Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn các cây.

n.Cơ quan sinh sản nằm trên nguyên

o.Bào tử nảy mầm thành cây con.

p.Cây con mọc ra từ nguyên tản.

2.....

Hãy lựa chọn nội dung ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A

Các ngành thực vật

Cột B

Đặc điểm

Trả lời

1. Ngành Rêu

a. Có thân, rễ, lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.

1......

2. Ngành Dương xỉ

b. Có thân, rễ, lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Chưa có hoa, quả. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

2......

3. Ngành Hạt trần

c. Thân không phân nhánh, rễ giả. Sống ở nơi ẩm ướt. Sinh sản bằng bào tử.

3......

4. Ngành Hạt kín

d. Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.

4......

Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường.........................

A. khô, nóng.

B. ẩm ướt.

C. nước

D. có nhiệt độ thấp. 

Dương xỉ thuộc nhóm Quyết. Chúng sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản      

A. sau quá trình thụ tinh.

B. trước quá trình thụ tinh.                                                                                        

C. sau quá trình thụ phấn.

D. trước quá trình thụ phấn. 

Cây thông thuộc Hạt trần. Chúng sinh sản bằng ................. Chúng chưa có hoa và quả.

A. bào tử.

B. nguyên tản.

C. hạt nằm trong quả.

D. hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. 

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Có các đặc điểm:

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dãn phát triển.

Có hoa, quả. Hạt .............. là một ưu thế của các cây Hạt kín.

Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

A. nằm trong quả.

B. nằm lộ trên các lá noãn hở.

C. nằm trên các lá noãn.

D. nằm trong bầu nhuỵ. 

 

Các cây Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.

Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở ..................; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân.

A. cấu tạo của hoa.

B. cấu tạo của lá.

C. số lá mầm của phôi.

D. bộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi. 

Copyright © 2021 HOCTAP247