Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 10: Vi Khuẩn - Nấm - Địa Y

Chương 10: Vi Khuẩn - Nấm - Địa Y

Chương 10: Vi Khuẩn - Nấm - Địa Y

Lý thuyết Bài tập

Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?

Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuấn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh?

Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm... các loại nấm mũ khác nhau.

Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?

Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?

Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào?

Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?

Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?

Vai trò cùa địa y như thế nào?

Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?

Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp?

Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm như thế nào?

Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối sống, hình dạng và tổ chức cơ thể, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh sản của Vi khuẩn, Nấm và Địa y. 

Hãy lập bảng so sánh về vai trò của Vi khuẩn và địa y. 

 
  • Thế nào là sự dị dưỡng? Nêu sự khác nhau giữa lối sống kí sinh và lối sống hoại sinh.
  • Vì sao nấm và phần lớn vi khuẩn có lối sống dị dưỡng? 

Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố của vi khuẩn rồi điền vào bảng sau:

Nội dung nhận xét

Đặc điểm vi khuẩn

1. Kích thước

 

2. Cấu tạo

 

3. Dinh dưỡng

 

4. Phân bố

 

  • Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Phân biệt vi khuẩn kí sinh với vi khuẩn hoại sinh?
  • Vi khuẩn gây chua khi muối dưa, cà, làm giấm là vi khuẩn kí sinh hay hoại sinh? 

Kể tên một số vi khuẩn, virut gây bệnh cho người và động vật? 

Nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp? 

Vì sao quần áo để nơi ẩm thấp lại xuất hiện những chấm đen và nhanh bị rách? 

Nêu đặc điểm cấu tạo, hình thức sinh sản của mốc trắng và nấm rơm? 

Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại cho người? 

Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm gì? 

Vì sao bèo hoa dâu và các cây họ Đậu khi dùng làm phân xanh đều là những loại phân xanh có giá trị? 

So sánh mốc trắng và nấm rơm qua bảng sau:

Nội dung

Mốc trắng

Nấm rơm

1. Hình dạng

 

 

2. Cấu tạo

 

 

3. Dinh dưỡng

 

 

4. Sinh sản

 

 


 

 

Vì sao nói: Địa y là một dạng sống đặc biệt? 

Nêu vai trò của địa y trong thiên nhiên và đối với đời sống con người? 

  • Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước?
  • Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? 

Em hãy ghi lại những điều em thu hoạch được sau khi đi tham quan thiên nhiên

  • Địa điểm tham quan.
  • Kết quả quan sát. 

Vi khuẩn có phải là Thực vật không? Vì sao?

A. Không phải là thực vật vì chúng không có khả năng quang hợp.

B. Không phải là thực vật vì chúng là những sinh vật rất nhỏ bé, cơ thể chí là một tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

C. Là thực vật vì có cấu tạo đơn bào, tế bào có vách bao bọc; một số rất ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.

D. Cả A và B. 

 

Hầu hết vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng vì

A. hầu hết không có diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ.

B. sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân huỷ (hoại sinh).

C. sống nhờ trên cơ thể sống khác (kí sinh).

D. cả A, B và C. 

Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn vì

A. có hình thức dinh dưỡng hoại sinh hoặc kí sinh.

B. có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào, có các hình thức dinh dưỡng đa dạng.

C. cấu tạo cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ.

D. một số vi khuẩn có roi. 

Phần lớn vi khuẩn có ích vì

A. vi khuẩn phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

B. vi khuẩn tham gia hình thành than đá và dầu lửa.

C. vi khuẩn lên men để chế biến thực phẩm; một số có vai trò trong công nghệ sinh học.

D. cả A, B và C. 

Một số vi khuẩn có hại vì

A. vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

B. nhiều vi khuẩn gây bệnh cho thực vật, động vật và người.

C. những vi khuẩn hoại sinh làm ôi thiu thức ăn.

D. cả A, B và C. 

Vì sao trong sản xuất nông nghiệp thường dùng bèo hoa dâu làm phân xanh?

A. Vì bèo hoa dâu có khả năng quang hợp tạo chất hữu cơ.

B. Vì trong lá bèo hoa dâu có khuẩn làm cộng sinh có khả năng chuyển nitơ tự do trong không khí thành dạng nitơ dễ hấp thụ cho cây.

C. Vì trong lá bèo hoa dâu có chứa nhiều diệp lục.

D. Cả A và B.  

Trong số những đặc điểm sau đãy, đặc điếm nào không đúng với nấm?

A. Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào.

B. Không có chất diệp lục và không có chất màu nào khác.

C. Sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào.

D. Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh. 

Nấm có phải là thực vật không? Vì sao?

A. Không phải là thực vật, vì không có diệp lục, không có khả năng quang hợp.

B. Không phải là thực vật, vì cơ thể không có dạng thân, lá.

C. Nấm là thực vật vì sống trên môi trường đất.

D. Nấm là thực vật vì người ta gọi là "cây nấm”.

 

Đa số nấm có ích vì nấm

A. làm thức ăn, làm thuốc.

B. dùng sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, làm men nở bột mì.

C. phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

D. cả A, B và C. 

Trong số các tác hại sau đây, một tác hại không phải do nấm gây ra là

A. kí sinh gây bệnh cho cây trồng, động vật và người.

B. gây dịch cúm H1N1.

C. phá huỷ đồ dùng, công trình xây dựng bằng gỗ; làm hỏng thức ăn.

D. một số rất độc. 

Địa y là một sinh vật đặc biệt vì địa y

A. không phải là thực vật, không phải là động vật, không phải là nấm.

B. gồm tảo và nấm cộng sinh.

C. chỉ mọc bám trên các thân cây gỗ

D. có nhiều hình dạng như: hình vảy, hình cành, cũng có khi như búi sợi. 

 

Vai trò của địa y là

A. phân huỷ đá thành đất, khi chết là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật.

B. là nguyên liệu chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

C. một số là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loài hươu ở Bắc Cực.

D. cả A, B và C. 

Bạn nào sau đây phân loại không đúng các cây đã quan sát được khi đi tham quan thiên nhiên?

A. Bạn Minh: cây trắc bách diệp thuộc ngành Hạt trần.

B. Bạn Hằng: cây si thuộc ngành Hạt kín, lớp Hai lá mầm.

C. Bạn Vũ: cây tre thuộc ngành Hạt trần.

D. Bạn Lan: cây bòng bong thuộc ngành Quyết. 

Bạn nào sau đây phát biểu không đúng khi nhận diện các cây Hai lá mầm trong khi đi tham quan thiên nhiên?

A. Bạn Tuấn: cây Hai lá mầm có gân lá hình mạng.

B. Bạn Tùng: thân cây Hai lá mầm đều là thân gỗ.

C. Bạn Hồng: rễ cây Hai lá mầm là rễ cọc.

D. Bạn Oanh: hoa cây Hai lá mầm thường có 4 hoặc 5 cánh. 

Để nhận biết các cây thuộc dương xỉ ngoài thiên nhiên, em xác định xem bạn nào trả lời đúng nhất?

A. Bạn Hải: nếu có thân rễ đấy là những cây thuộc dương xỉ.

B. Bạn An: nếu cây không có hoa chắc chắn là những cây thuộc dương xỉ.

C. Bạn Ngọc: nếu ở đầu lá non của cây cuộn lại thì đó mới là những cây thuộc dương xỉ.

D. Bạn Mai: không phải, những cây thuộc dương xỉ phải sinh sản bằng bào tử. 

Các bạn quan sát cây tầm gửi khi đi tham quan thiên nhiên. Em hãy phát hiện điều gì không đúng trong các lòi phát biểu sau đây về cây tầm gửi:

A. Cây tầm gửi là thực vật sống bán kí sinh.

B. Cây tầm gửi thuộc ngành Hạt kín.

C. Cây tầm gửi có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

D. Cây tầm gửi không có diệp lục. 

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: chúng...................... các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được sự tuần hoàn nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

A. tổng hợp.                 

B. phân huỷ.

C. sản sinh.                   

D. tạo ra. 

 

Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất được .................. ở trong đất phân huỷ thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

A. vi khuẩn.                   

B. nấm.

c. địa y.                         

D. tảo.  

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men).

Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có những nấm lớn nhưng cũng có những nấm rất bé phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ.

Nấm sinh sản chủ yếu bằng ...................

A. mũ nấm.

B. sợi nấm.

c. bào tử.

D. cách phân đôi tế bào. 

Địa y là dạng sinh vật đặc biệt ................... thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá. Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.

A. gồm tảo và nấm cộng sinh

B. vì cấu tạo địa y gồm những sợi nấm chằng chịt không màu

C. gồm vi khuản và nấm cộng sinh

D. vì cấu tạo địa y gồm những tế bào tảo màu xanh 

Copyright © 2021 HOCTAP247