Chương 3: Các Ngành Giun

Chương 3: Các Ngành Giun

Lý thuyết Bài tập

Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?

Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, tại sao lấy đặc điểm "dẹp" đặt tên cho ngành?

Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, xem loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì?

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà e biết?

Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?

Vai trò thực tiễn của Giun đốt gặp ở địa phương em?

Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt)?

Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo để nhận biết ngành Giun dẹp (gồm sán lông, sán lá gan, sán bã trẩu, sán dây...)?

Hãy nêu cấu tạo và đời sống của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh?

Hãy nêu các cấu tạo để nhận biết ngành Giun tròn?

Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo và lối sống để nhận biết ngành Giun đốt?

Giun sán kí sinh có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống như thế nào? 

Giun sán kí sinh có cấu tạo trong thích nghi với đời sống đó như thế nào? 

Hãy nêu các sai khác về cấu tạo giữa giun đốt và giun tròn?

Lập bảng so sánh các đặc điểm của 3 ngành giun?

Trình bày các tác hại của giun sán đối với cơ thể vật chủ?

Hãy lập bảng so sánh sán lông và sán lá gan để thấy môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của chúng?

Đặc điểm nào chứng tỏ giun tròn cấu tạo cơ thể cao hơn giun dẹp? 

Sự lây bệnh giun đũa ở người qua con đường nào? Vì sao trẻ em ở nước ta hay mắc bệnh giun đũa? 

Cấu tạo ống tiêu hóa ở giun đất khác giun đũa như thế nào? 

Ôxi khuếch tán vào cơ thể giun đốt như thế nào? 

Giun dẹp cấu tạo cơ thể có các lớp cơ chính

A. cơ dọc.                   

B. cơ chéo.

C. cơ vòng.                 

D. cả A, B và C 

Sán lá gan thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể qua

A. Thành cơ thể

B. Lỗ hậu môn

C. Lỗ miệng

D. Cơ quan bài tiết 

Sán lá gan di chuyển nhờ

A. lông bơi                     

B. chân bên

C. chun dãn cơ thể       

D. giác bám 

Sán dây lây nhiễm bệnh cho người qua

A. trứng                                 

B. ấu trùng

C. nang sán (hay gạo)        

D. Đốt sán 

Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn

A. kén sán

B. ấu trùng trong ốc

C. ấu trùng lông

D. ấu trùng đuôi 

Giun dẹp thường kí sinh ở

A. trong máu

B. trong mật và gan

C. trong ruột

D. cả A, B và C 

Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò

A. hấp thụ thức ăn

B. bộ xương ngoài

C. bài tiêt sản phẩm

D. hô hấp, trao đổi chất 

Giun đũa di chuyển nhờ:

A. cơ dọc

B. chun dãn cơ thể

C. cong và duỗi cơ thể

D. cả A, B và C 

Giun đũa loại các chất thải qua:

A. huyệt.                           

B. miệng.

C. bề mặt da.                     

D. hậu môn. 

Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm:

A. 1 ống.                               

B. 2 ống.

C. 3 ống.                               

D. 4 ống. 

Ấu trùng giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua:

A. ruột non.                   

B. tim.

C. phổi.                         

D. cả A, B và C. 

Tác hại của giun đũa đối với cơ thể là:

A. gây đau bụng

B. tiết ra chất có hại

C. tranh thức ăn

D. cả A, B và C 

Giun đốt phân biệt nhờ:

A. cơ thể phân đốt

B. có khoang cơ thể chính thức

C. có chân bên

D. cả A, B và C 

Giun đất di chuyển nhờ:

A. lông bơi

B. vòng tơ

C. chun dãn cơ thể

D. kết hợp chun dãn và vòng tơ 

Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở:

A. đầu.                           

B. đốt đuôi.

C. giữa cơ thể               

D. đai sinh dục. 

Bộ phận tương tự " tim" của giun đất nằm ở:

A. mạch lưng

B. mạch vòng

C. mạch bụng

D. mạch vòng vùng hầu 

Chỗ bắt đầu của chuỗi thần kinh bụng giun đất ở

A. hạch não

B. vòng thần kinh hầu

C. hạch dưới hầu

D. hạch vùng đuôi 

Giun đất lưỡng tính nhưng thụ tinh theo hình thức

A. tự thụ tinh.

B. thụ tinh ngoài. 

C. thụ tinh chéo.

D. cả A, B và C. 

Đặc điểm nào giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun dẹp?

1. Có lông bơi phủ toàn cơ thể.       

2. Có giác bám.

3. Cơ thể có đối xứng 2 bên.

4. Cơ thể dẹp theo chiều lưng - bụng.

5. Ruột túi chưa có hậu môn.

Tổ hợp đúng là :

A. 1,2,3.                           

B. 1,4,5. 

C. 3, 4, 5.                         

D. 2, 3, 5. 

Đặc điểm nào sau đây giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun tròn?

1. Thân hình trụ dẹp chiều lưng - bụng.

2. Thân hình trụ thuôn 2 đầu, có tiết diện ngang tròn.

3. Có khoang cơ thể chính thức.

4. Có khoang cơ thể chưa chính thức.

5. Ống tiêu hoá có ruột sau và hậu môn.

6. Phần lớn sống kí sinh.

7. Tất cả đều sống kí sinh.

Tổ hợp đúng là :

A. 1, 2, 4, 5.                         

B. 2, 4, 5, 6. 

C. 3, 5, 6, 7.                     

D. 1, 4, 6, 7. 

 

Đặc điểm nào sau đây giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun đốt?

1. Cơ thể không phân đốt.

2. Cơ thể phân đốt.

3. Có khoang cơ thể giống như giun tròn.

4. Có khoang cơ thể chính thức (có thể xoang).

5. Di chuyển bằng chi bên, tơ và hệ cơ thành cơ thể.

6. Di chuyển bằng lông bơi hay bằng co duỗi thành cơ thể.

7. Có hệ tuần hoàn, hô hấp bằng mang hay qua da.

Tổ hợp đúng là:

A. 2, 4, 5, 7.                         

B. 1, 3, 5, 6.

C. 3, 4, 6, 7.                       

D. 2, 3, 6, 7. 

Chọn từ, cụm từ cho sẵn đê điền vào chỗ trông trong câu sau cho phù hợp:

"Giun (1)........... đất làm cho đất (2)........... có chỗ giun đào sâu tới 8m. Ban đêm, giun chui lên mặt đất, thải phân lên đó góp phần (3)........... đất, rồi kéo lá cây rụng xuống đất tiêu hoá, để thải ra (4).............. làm màu mỡ cho đất. Cứ như thế, giun đất góp phần (5)........... nên đất trồng trọt."

A. mùn                       

B. thoáng

C. hình thành             

D. xới

E. Đào 

Copyright © 2021 HOCTAP247