Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 3 và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.
Hình 3: Tên thí nghiệm có thể là gì?
A- Cá đang di chuyển lên phía trên
B- Khi cá chìm xuống đáy
h1, h2 là mực nước khi cá nổi, cá chìm
Nêu ví dụ về sự ảnh hưởng của điều kiện sống đến cấu tạo và tập tính của cá?
Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn với cá xương.
Vai trò của cá đối với con người?
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.
Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau.
Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.
Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bố sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.
Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.
So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?
Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.
Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp.
Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.
So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.
Các hệ cơ quan | Thằn lằn | Chim bồ câu |
Tuần hoàn | ||
Tiêu hóa | ||
Hô hấp | ||
Bài tiết | ||
Sinh sản |
Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Chim ưng, bộ Cú.
Đặc điểm chung của lớp chim?
Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.
Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.
Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn: 68km/h; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên.
Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.
Hãy nêu tác dụng của cơ hoành.
Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa của con sơ sinh.
Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của rơi thích nghi với đời sống bay.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước?
Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.
Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.
Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng Guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú đối với con người.
Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.
Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Vì sao số lượng trứng trong mỗi đứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? Ý nghĩa ?
Nêu chức năng của từng loại vây cá.
Để xác định vai trò của từng loại vây người ta làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau.
Đọc bảng sau, so sánh các cặp câu trả lời sau đây, chọn ra câu trả lời đúng cho từng thí nghiệm rồi điền vào ô trống của bảng.
Câu trả lời lựa chọn:
A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.
B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.
C: Giữ thăng bằng thao chiều dọc
D: Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.
E: Vây bụng, vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng.
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được chìm xuống đáy bể | |
2 | Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (tư thế cá chết) | |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ Z, không giữ được hướng bơi. | |
4 | Hai vây ngực | Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khăn. | |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng , bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. |
Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ỏ nước?
Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản phù hợp với điều kiện sống đó của cá chép?
Bằng cách nào có thể xác định được vai trò của các vây cá?
Nêu vai trò của cá với tự nhiên và đời sống con người?
Hãy chứng minh mang cá là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước?
Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở duới nước mà không thích hợp cho hô hấp ở trên cạn? Tại sao cá lên cạn lại không hô hấp được?
Tại sao sự trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?
Hãy mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá chép? Tại sao hệ tuần hoàn của cá chép gọi là hệ tuần hoàn đơn?
Tại sao nói các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước?
Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết?
Hãy điền các thông tin phù hợp về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước vào các cột trống trong bảng sau:
Các đăc điểm cấu tạo ngoài |
Thích nghi với đời sống ở nước |
|
|
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng về ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá sau đây:
STT |
Đặc điểm, môi trường |
Đại diện |
Hình dạng thân |
Đặc điểm khúc đuôi |
Đặc điểm vây chản |
Khả năng di chuyển |
1 |
Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu |
|
|
|
|
|
2 |
Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiểu |
|
|
|
|
|
3 |
Trong những hốc bùn đất ở đáy |
|
|
|
|
|
4 |
Trên mặt đáy biển |
|
|
|
|
|
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng sau:
Các hệ cơ quan |
Cấu tạo |
Vai trò |
1. Tiêu hoá |
|
|
2. Tuần hoàn |
|
|
3. Hô hấp |
|
|
4. Bài tiết |
|
|
5. Thần kinh |
|
|
6. Giác quan |
|
|
Nêu một số đặc điểm của lớp Cá sụn?
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống là
A. hình dáng đa dạng
B. có cột sống
C. kích thước cơ thể lớn
D. sống lâu
Cá chép sống trong môi trường
A. nước ngọt
B. nước lạ
C. nước mặn
D. cả A, B và C
Cá chép cái đẻ rất nhiều trứng
A. để tạo nhiều cá con.
B. vì thụ tinh ngoài.
C. vì thường xuyên bị các cá lớn ăn mất trứng.
D. vì các trứng thường bị hỏng.
Cấu tạo ngoài của cá chép có các đặc điểm
A. thân cá hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, có hai đôi râu, mắt không có mi.
B. vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy.
C. có các vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi, vây ngực và vây bụng.
D. cả A, B và C.
Đặc điểm giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang là:
A. thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
B. vảy có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy.
C. sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói.
D. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân.
Đặc điểm giúp cá giảm sức cản của nước khi di chuyển là
A. thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
B. vảy có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy.
C. sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói.
D. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân.
Vây lưng và vây hậu môn có vai trò
A. giữ thăng bằng cho cá.
B. giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới.
C. giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.
D. làm cá tiến lên phía trước khi bơi.
Tim cá bơm máu giàu CO2 vào
A. động mạch mang.
B. động mạch lưng.
C. các mao mạch.
D. tĩnh mạch.
Hệ tuần hoàn cá chép là hệ tuần hoàn
A. hở với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. kín với tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. kín với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Các giác quan quan trọng ở cá là
A. đuôi và cơ quan đường bên.
B. mắt và hai đôi râu.
C. mắt, mũi và cơ quan đường bên.
D. mắt và hai đôi râu và cơ quan đường bên.
Các lớp Cá gồm
A. lớp Cá sụn và lớp Cá xương.
B. lớp Cá sụn và lớp Cá chép.
C. lớp Cá xương và lớp Cá chép.
D. lớp Cá sụn, lớp Cá xương và lớp Cá chép.
Môi trường sống của Cá sụn là
A. nước rnặn và nước ngọt.
B. nước lợ và nước mặn.
C. nước ngọt và nước lợ.
D. nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chổ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Lớp cá thuộc phân ngành Động vật có xương sống, gồm các loài động vật ............... (1).............. ở dưới nước cả đời, thở ...............(2)............. Lớp Cá là lớp .............. (3)............... nhất trong các lớp ................ (4).............. và gồm nhiều loài nhất (khoảng 25415 loài), phân bố gần như hầu khắp các (5)……………… trên trái đất từ xích đạo đến địa cực.
A. có xương sống
B. bằng mang
C. lục địa
D. đa dạng
E. động vật cố xương sống
Hãy chọn các thông tin ở cột C cho phù hợp với thông tin ở cột A và điền vào cột B.
A. Tên các loại vây |
B. Trả lời |
C. Chức năng |
1. Vây đuôi |
1........ |
a) Tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả b) Giữ thăng bằng cho cá, còn giúp cá bơi hướng lên trến hoặc xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng c) Giúp cá lên xuống đớp mồi dễ dàng d) Đẩy nước làm cá tiến lên phía trước |
2. Vây ngực và vây bụng |
2........ |
|
3. Vây lưng và vây hậu môn |
3........ |
Hãy đánh dấu X vào ô trống ở cột (3) phù hợp với nội dung ở cột (2) chỉ đặc điểm chung của lớp Cá trong bảng sau:
STT (1) |
Câu dẫn (2) |
(3) |
1 |
Cá sống hoàn toàn trong nước |
|
2 |
Da cá trơn và luôn tiết chất nhầy |
|
3 |
Cơ quan vận động của cá là vây |
|
4 |
Cơ quan hô hấp là mang |
|
5 |
Tim có hai ngăn (một tâm nhĩ, một tâm thất), chứa máu đỏ thẫm. Có một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể đỏ tươi |
|
6 |
Vây cá giữ chức năng di chuyển |
|
7 |
Bóng hơi trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước |
|
8 |
Đa số cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài |
|
9 |
Thân nhiệt của cá thay đổi theo môi trường (cá thuộc động vật biến nhiệt) |
|
10 |
Vây chẩn của cá rất khoẻ |
|
Hãy chọn những nội dung về đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ở cột c, phù hợp với môi trường sống ở cột A rồi điển (a, b, c...) vào cột B.
A. Môi trường sống |
B. Trả lời |
C. Các đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài |
1. Thích nghi với môi trường cạn |
|
a) Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước b) Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. c) Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí d) Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lộ tiết ra, mũi thông với khoang miệng. e) Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt g) Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) h) Hô hấp bằng da là chủ yếu i) Thở bằng phổi |
Hãy điền các thông tin phù hợp về sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch vào bảng sau:
|
Mùa sinh sản |
Sự sinh sản |
Hiệu suất sinh sản |
Phát triển có biến thái ở ếch |
Ếch trưởng thành |
|
|
|
|
Trình bày đặc điểm chung về đời sống, cấu tạo ngoài và sinh sản của ếch đồng?
Tại sao đã có phổi mà ếch lại thở bằng da là chủ yếu?
Bộ xương của ếch gồm những xương nào? Bộ xương và các cơ có vai trò gì đối với cơ thể ếch?
Hãy nêu các đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư?
Nêu vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người?
Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao?
Phân biệt vòng tuần hoàn đơn với vòng tuần hoàn kép? Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn đơn hay kép? Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn của cá?
Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Lưỡng cư.
Lớp |
Số lượng trên thế giới |
Số lượng ở Việt Nam |
Đại diện |
Thuộc bộ |
Đặc điểm sinh học |
||||
Thân |
Chi |
Đuôi |
Hoạt động |
Nơi sống |
|||||
Lưỡng cư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
Điền các thông tin phù hợp vào các ô trống thể hiện sự tiến hoá của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá trong bảng sau:
Hệ cơ quan |
Đặc điểm cấu tạo thể hiện sự tiến hoá |
Hệ tuần hoàn |
|
Hệ hô hấp |
|
Hộ thần kinh |
|
Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng tỏ có sự hô hấp qua da của ếch?
Đặc điểm không thuộc đời sống của ếch đồng là
A. có hiện tượng trú đông.
B. chỉ kiếm mồi vào ban đêm, ăn sâu bọ...
C. sống ở nơi ẩm ướt.
D. thuộc động vật biến nhiệt.
Không thuộc đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn của ếch đồng là
A. đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
B. mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
C. chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
D. cả A và C.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch đồng là
A. da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
B. đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
C. các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
D. cả A, B và C.
Ếch đồng sinh sản bằng cách
A. đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển không có biến thái.
B. đẻ trứng, thụ tinh trong, phát triển có biến thái.
C. đẻ trứng, thụ tinh trong, phát triển không có biến thái.
D. đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển có biến thái.
Hệ tuần hoàn ếch là hệ tuần hoàn
A. hở với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. kín với tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. kín với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Lớp Lưỡng cư gồm các bộ
A. Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.
B. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.
C. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chân.
D. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.
Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ
A. Lưỡng cư không đuôi.
B. Lưỡng cư có đuôi.
C. Lưỡng cư có chân.
D. Lưỡng cư không chân.
Ếch giun sống
A. chủ yếu ở trên cạn.
B. chui luồn trong đất.
C. chủ yếu trong nước.
D. Chủ yếu trên cây, bụi cây.
Ếch cây hoạt động
A. ban ngày
B. chiều và ban đêm
C. về ban đêm
D. Cả ngày và đêm
Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư là
A. sống vừa ở nước, vừa ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.
B. hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.
C. là động vật biến nhiệt, sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
D. cả A, B và C.
Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là
A. tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.
B. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...
C. là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
D. cả A, B và C.
Bộ xương ếch có vai trò
A. tạo khung nâng đỡ cơ thể.
B. là nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển.
C. tạo khoang bảo vệ não, tuỷ và các nội quan.
D. cả A, B và C.
Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền (a, b, c...) vào cột C.
A. Cấu tạo trong của ếch |
C. Trả lời |
B. Ý nghĩa thích nghi với đời sống ở cạn |
1. Miệng có lưỡi 2. Xuất hiện phổi 3. Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi 4. Hê thần kinh phát triển, não trước lớn hơn và tiểu não nhỏ hơn so với não cá |
1...... 2...... 3...... 4...... |
a) Giúp tiếp nhận nhiều không khí, làm tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể b) Đáp ứng được các hoạt động phức tạp với môi trường trên cạn c) Có thể phóng ra để bắt mồi d) Máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng chứa nhiều O2 hơn |
Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng; S: sai).
STT | Câu dẫn | Đ/S |
1 | Lưỡng cư là nhóm lớp động vật thụ tinh ngoài nên phải xuống nước đế sinh sản | |
2 | Cóc nhà chỉ sống ở trên cạn | |
3 | Ếch đồng có mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch vừa để ngửi vừa để thở | |
4 | Lưỡng cư da trần và ẩm ướt làm giảm sức cản của nước và giúp cho hô hấp | |
5 | Ếch đồng đầu nhọn, thân ngắn, chi gồm nhiều phần khớp với nhau linh hoạt giúp cho rẽ nước dễ dàng | |
6 | Ếch ương lớn ưa sống ở nước hơn, hoạt động cả ngày và đêm, khi bị tấn công chúng doạ nạt lại đối phương | |
7 | Ếch giun sống chui luồn trong hang đất xốp, hoạt động cả ngày và đêm | |
8 | Cóc nhà ưa sống ở cạn hơn, hoạt động về chiều và đêm, khi bị tấn công chúng tiết nhựa độc | |
9 | Ếch đồng di chuyển bằng nhiều cách: bò hoặc phóng mình trên cạn và bơi trong nước | |
10 | Hệ thần kinh của ếch đồng gồm các phần như ở não cá nhưng có não trước và tiểu não phát triển lớn hơn não cá |
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng sự khác biệt về đời sống của ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài.
Đặc điểm đời sống |
Ếch đồng |
Thằn làn bóng đuôi dài |
Nơi sống và thức ăn |
|
|
Thời gian hoạt động |
|
|
Tập tính |
|
|
Sinh sản |
|
|
Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền (a, b, c...) vào cột C.
A. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn |
C. Trả lời |
B. Thể hiện sự thích nghi với đời sống ở cạn |
1. Cổ dài 2. Da khô có vảy sừng bao bọc 3. Mắt có mi cử động, có nước mắt. 4. Màng nhĩ nằm trong hai hốc tai ở hai bên đầu 5. Thân dài, đuôi rất dài 6. Bàn chân có năm ngón, có vuốt |
1...... 2...... 3...... 4...... 5...... 6...... |
a) Tham gia di chuyển trên cạn b) Động lực chính của sự di chuyển c) Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ d) Bảo vệ mắt tránh bụi và ánh sáng nắng gắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô e) Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng g) Đào hang để trú đông h) Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể |
Lập bảng so sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch?
Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn?
Lập bảng phân biệt cấu tạo của các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch?
Hãy nêu những đặc điểm của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng hoàn chỉnh hơn so với ếch đồng?
Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Bò sát.
Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát?
Tại sao ở bò sát trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi và giàu noãn hoàng?
Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người?
Điểm không thuộc đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài là
A. ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, bò sát thân và đuôi vào đất.
B. bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ, trú đông trong các hang đất khô.
C. thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt.
D. thụ tinh trong, trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng, trứng nở ra phát triển có biến thái thành con trưởng thành.
Các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn là
A. da khô, có vảy símg bao bọc, cổ dài.
B. mắt có mi cử động và có nước mắt, màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có năm ngón có vuốt.
D. cả A, B và C.
Thằn lằn da khô, có vảy sừng bao bọc có vai trò
A. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể khi môi trường khô nóng.
B. giúp bảo vệ cơ thể chống tác động của lực môi trường
C. giúp cho sự di chuyển trên cạn thuận lợi.
D. ngăn cản sự hô hấp qua da vì đã có phổi.
Ống tiêu hoá của thằn lằn bóng gồm
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.
B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.
C. miệng, thực quản, dạ dày, ruột và túi mật.
D. miệng, thực quản, dạ dày, ruột, túi mật, tuỵ.
Hệ tuần hoàn thằn lằn bóng là hệ tuần hoàn
A. hở với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. kín với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
C. kín với tim 3 ngăn, 1 tâm thất có vách ngăn hụt.
D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ
A. lớp da có lớp vảy sừng khô.
B. hậu thận có khả năng hấp thu lại nước.
C. trực tràng tái hấp thu nước.
D. cả A, B và C.
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn như
A. da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc.
B. phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha, là động vật biến nhiệt.
C. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
D. cả A, B và C.
Bò sát có các bộ phổ biến là
A. bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu.
B. bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
D. bộ Rùa và bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ.
Môi trường sống của bò sát là
A. trên cạn.
B. ở nước, ở cạn.
C. ở nước.
D. trong lòng đất.
Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điển vào chỗ trông trong các câu sau cho phù hợp:
Bò sát là động vật (1)............ thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong (2)…………… chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều (3)……………… tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt.Có cơ quan giao phối, (4)……………; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
A. thụ tinh trong
B. có xương sống
C. hốc tai
D. vách ngăn
Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng; S: sai)
STT |
Câu dẫn |
Đ/S |
1 |
Tim Bò sát tiến hoá hơn Lưỡng cư vì tim Lưỡng cư có 3 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu đi nuôi CO2 thể là máu pha. Còn tim Bò sát, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu tim 4 ngăn), máu ít pha hơn |
|
2 |
Hệ sinh sản của thằn lằn: con đực có một cơ quan giao cấu; trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của con cái |
|
3 |
Bò sát mà đại diện là thằn lằn có hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp |
|
4 |
Hệ bài tiết của thằn lằn có hậu thận, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước. |
|
5 |
Bộ Có vảy không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai |
|
6 |
Nguyên nhân chính giúp bò sát cỡ nhỏ có thể tồn tại và sống sót cho đến ngày nay là do cơ thể nhỏ bé nên yêu cầu vể thức ăn không cao |
|
7 |
Bộ Cá sấu không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi |
|
8 |
Bộ Rùa có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi |
|
9 |
Hệ tiêu hoá của thằn lằn: ống tiêu hoá đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do đó có khả năng hấp thu lại nước, giúp cơ thể giữ nước |
|
10 |
Thằn lằn di chuyển hoàn toàn nhờ bốn chi |
|
Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
Hãy điền các thông tin phù hợp vào ô trống trong bảng sau:
Đặc điểm sinh sản |
Chim bồ câu |
Ý nghĩa |
Sự thụ tinh |
|
|
Đặc điểm bộ phận giao phối |
|
|
Số lượng trứng |
|
|
Cấu tạo trứng |
|
|
Sự phát triển của trứng và con non |
|
|
Kết luận về sự sinh sản của chim so với bò sát |
|
Lập bảng nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Lập bảng nêu các đặc điểm bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tiêu hóa ở chim với đời sống bay lượn?
Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ hô hấp ở chim với đời sống bay lượn?
Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở chim với đời sống bay lượn?
Hãy phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Điền các đặc điểm cấu tạo ngoài của một số bộ chim thích nghi với đời sống của chúng trong bảng sau:
Đặc điểm |
Bộ Ngỗng |
Bộ Gà |
Bộ Chim ưng |
Bộ Cú |
Mỏ |
|
|
|
|
Cánh |
|
|
|
|
Chân |
|
|
|
|
Đời sống |
|
|
|
|
Đại diện |
|
|
|
|
Nêu những đặc điểm chung của lớp Chim?
Nêu vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người?
Phân biệt kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh ở chim?
Lập bảng so sánh hệ tiêu hoá của chim với thằn lằn.
Lập bảng so sánh hệ hô hấp của chim với thằn lằn.
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong, bảng sau về sự đa dạng của lớp Chim:
Lớp |
Số lượng |
Nhóm |
Đặc điểm cơ thể |
Tập quán và môi trường sống |
Đại diện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn như:
A. thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
B. hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
C. chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chán dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
D. cả A, B và C.
Đặc điểm không thuộc kiểu bay của chim hải âu là
A. cánh đập liên tục.
B. cánh đập chậm rãi và không liên tục.
C. cánh dang rộng mà không đập.
D. bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
Đặc điểm không đúng về sự sinh sản của chim bồ câu là
A. chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối.
B. trứng được thụ tinh trong, mỗi lứa đẻ 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
C. trứng phát triển thành con nhờ nhiệt độ môi trường.
D. chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chi có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều.
Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng
A. giúp chim mổ được hạt chính xác.
B. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay.
C. giảm sức cản chủ yếu của không khí trong khi bay.
D. tự vệ khi có đối phương tấn công.
Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng
A. giữ thăng bằng khi chim bay.
B. như bánh lái giúp chim định hướng khi bay.
C. như chiếc quạt để đẩy không khí.
D. giúp chim di chuyển bốn hướng khi bay.
Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm:
A. miộng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huyệt.
C. miệng, thực quản có diều, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
D. miệng, thực quán có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. 2 lá phổi, mạng ống khí dày đặc, 9 túi khí.
B. khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.
C. khí quản, 2 lá phổi, 9 túi khí.
D. khí quản, 2 phế quan và 2 lá phổi, 9 túi khí.
Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn là
A. hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phôi, não chim phát triển.
B. tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay).
C. không có bóng đái ; ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
D. cả A, B và C.
Đặc điểm không thuộc cấu tạo của nhóm Chim bơi là
A. cánh dài, khoẻ.
B. có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.
C. chim có dáng đứng thắng.
D. chân to dài, có 3 ngón, có màng bơi để đạp nước.
Đặc điểm không thuộc đặc điểm chung của lớp Chim là
A. mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng.
B. phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp: tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt.
C. đều biết bay và có khả năng bơi lội.
D. trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điển vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Chim là các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng ........(1)......... và .........(2)......... Các loài chim mang các đặc điểm tiêu biểu như: có ..........(3).......... có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, ...........(4)........... cao, tim có bốn ngăn, cùng với một ...........(5)........... nhẹ nhưng chắc.
Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thê bay (trừ các loài thuộc hộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu...).
A. lông vũ
B. bộ xương
C. đẻ trứng
D. bằng hai chân
E. trao đổi chất
Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay là sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng; S: sai)
STT |
Câu dẫn |
Đ/S |
1 |
Chân chim cao có tác dụng nâng chim khỏi mặt đất tạo tầm nhìn cao và phạm vi quan sát lớn |
|
2 |
Thân nhiêt chim ổn định, ít lệ thuộc vào môi trường thể hiện tiến hoá hơn lưỡng cư và bò sát |
|
3 |
Túi khí của chim chỉ có tác dụng làm cơ thể nhẹ thêm |
|
4 |
Hệ tiêu hoá của chim cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát, nên tốc độ tiêu hoá cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn cho đời sống bay lượn |
|
5 |
Chim tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn |
|
6 |
Nhóm Chim bay cấu tạo ngoài chỉ thích nghi với đời sống bay lượn trên không |
|
7 |
Hộ hô hấp của lớp Chim đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trọng lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí |
|
8 |
Ở Chim các đốt sống cổ khớp với nhau theo khớp yên ngựa làm cho sự vận động của đầu rất linh hoạt |
|
9 |
Người ta thường dựa vào đặc điểm của mỏ, cánh, chân, đời sống để phân biệt các bộ Gà, Ngỗng, cắt, Cú của nhóm Chim bay |
|
10 |
Chim bồ câu đẻ số lượng trứng ít và có vỏ đá vôi bao bọc có ý nghĩa tăng dinh dưỡng cho trứng nên tỉ lộ nở cao và trứng được bảo vệ |
Hãy nêu đặc điểm đời sống và sinh sản của thỏ?
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:
Bộ phận cơ thê |
Đặc điểm cấu tạo ngoài |
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù |
Bộ lông |
|
|
-Chi (có vuốt) -Chi trước -Chi sau |
|
|
Giác quan -Mũi -Lông xúc giác -Tai -Vành tai |
' |
|
Nêu đặc điểm hệ cơ - xương của thỏ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lý thuyết Bộ xương và hệ cơ
Lời giải chi tiết
-
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng thành phần của các hệ cơ quan sau:
Hệ cơ quan |
Các thành phần |
Tuần hoàn |
|
Hô hấp |
|
Tiêu hoá |
|
Bài tiết |
|
Thần kinh | |
Sinh sản |
Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của bộ Thú huyệt?
Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của bộ Thú túi?
Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?
Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở nước?
Trình bày đặc điểm chung của thú móng guốc? Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?
Trình bày đặc điểm chung của bộ Linh trưởng?
Nêu đặc điểm chung của lớp Thú?
Tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau?
Nêu vai trò của lớp Thú đối vói tự nhiên và đối với con người?
Tại sao nói sự sinh sản của thỏ tiến hóa hơn thằn lằn?
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng sau về so sánh đời sống cấu tạo ngoài của chim với thỏ.
Tiêu chí |
Chim |
Thỏ |
|
Khác nhau |
Đời sống |
|
|
Bộ lông |
|
|
|
Da |
|
|
|
Miệng |
|
|
|
Mắt |
|
|
|
Tai |
|
|
|
Chi trước |
|
|
|
Chi sau |
|
|
|
Đặc điểm sinh sản |
|
|
|
Giống nhau |
|
Hãy điền các thông tin phù hợp vào ô trống trong bảng sau thể hiện sự tiến hoá nhất của lớp Thú so với các lớp động vật đã học:
Hệ tuần hoàn | |
Hệ tiêu hoá | |
Hệ hô hấp | |
Hệ bài tiết | |
Hệ sinh sản | |
Hệ thần kinh | |
Các tập tính |
Đời sống của thỏ có các đặc điểm là
A. có tập tính sống ấn náu trong hang, bụi rậm đế lấn trốn kẻ thù.
B. kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).
C. là động vật hằng nhiệt.
D. cả A, B và C.
Sinh sản của thỏ có đặc điểm
A. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
B. có hiện tượng thai sinh.
C. thỏ con mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
D. cả A, B và C.
Bộ lông của thỏ là
A. lông mao dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
B. lông vũ dày, mượt, có tác dụng giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
C. lông mao dày, xốp, có tác dụng che chở cho con non khi mới đẻ.
D. lông vũ dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt.
Thỏ có
A. mũi và tai không thính.
B. mũi và tai rất thính.
C. tai rất thính nhưng khứu giác kém.
D. mũi rất thính nhưng tai kém thính nên vành tai phải to để hứng âm thanh.
Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất là
A. răng nanh.
B. răng hàm.
C. răng cửa.
D. răng hàm và răng cửa.
Xương cột sống của thỏ có đoạn
A. cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
B. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.
C. cổ, ngực, chậu và đuôi.
D. cổ, ngực, đuôi.
Đặc điểm di chuyển của kanguru là
A. di chuyển bằng 4 chi.
B. dùng 2 chi sau để nhảy.
C. chuyền cành bằng 2 chi sau.
D. chuyền cành bằng 2 chi trước.
Thú túi có đại diện là
A. dơi.
B. thú mỏ vịt.
C. kanguru.
D. chuột chũi.
Bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là
A. răng cửa rất lớn, sắc, chìa ra ngoài.
B. giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài.
C. răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang, thấp.
D. cả A, B và C.
Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống ở đồng cỏ là
A. hai chi trước rất yếu.
B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy.
C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.
D. hai chi trước rất yếu và di chuyển theo lối nhảy.
Trong hệ tiêu hoá của thỏ, đặc điểm không có trong hệ tiêu hoá ở động vật ăn thịt là
A. có đủ các loại răng.
B. manh tràng rất phát triển
C. dạ dày rất phát triển.
D. ruột già.
Cánh da của bộ Dơi có đặc điểm là một màng da rộng
A. có phủ lớp lông mao dày.
B. trơn nhẵn.
C. có phủ lớp ỉông mao thưa.
D. có tiết chất dính để bắt muỗi.
Bộ Cá voi có đặc điểm lông thích nghi với đời sống ở nước như
A. lông tiêu biến hoàn toàn.
B. có lông mao rất ngắn và thưa.
C. lông gần như tiêu biến hoàn toàn, trừ chút ít ở phần đầu.
D. phần vây lông tiêu biến, chỉ có ở phần thân rất thưa.
Bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm răng thích nghi với ăn sâu bọ là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa bản to và răng nanh rất nhọn.
D. gồm toàn răng nhọn, hàm cũng có 3, 4 mấu lồi.
Bộ Ăn thịt có đặc điểm răng thích nghi với chế độ ăn thịt là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn dài nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.
D. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh nhỏ dài nhọn, răng hàm có diộn tích rộng.
Đặc điểm đặc trưng của bộ Móng guốc là
A. số ngón tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
B. chân rất cao.
C. đều có sừng.
D. luôn sống thành bầy đàn.
Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Lớp Thú có 3 dạng chính do thích nghi với môi trường sống: Dạng có đầu, mình, cổ và đuôi phân biệt rõ ràng: Dạng này .........(1)........ các loài trong lớp Thú, các loài này chủ yếu là .........(2)....... ví dụ: mèo, thỏ, trâu, bò... Dạng có cánh: Dạng này thích nghi với môi trường ..........(3)........., có khả năng bay lượn. Giữa các ngón của chi có lớp da như cánh của các loài chim, ví dụ: dơi... hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau, ví dụ: chồn bay... Dạng thích nghi bơi lội: Cơ thể có các chi biến đổi thành .........(4)........ Lớp da thì trở nên trơn, bóng hơn, ví dụ: cá voi, bò nước.
A. chiếm đa số
B. sống không khí
C. các vây
D. sống trên cạn
Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A rồi điền vào cột C.
A. Tên động vật |
B. Các đặc điểm cấu tạo và tập tính |
C. Trả lời |
1. Dơi 2. Cá voi |
a) Không có răng, lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng. b) Thức ăn là sâu bọ, rau quả c) Đuôi là vây đuôi d) Chi sau nhỏ, yếu e) Chi trước biến thành vây bơi g) Đuôi ngắn h) Chi sau tiêu biến i) Chi trước biến thành cánh da có màng cánh rộng k) Di chuyển bằng cách uốn mình theo chiều dọc i) Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ m) Thức ăn là tôm cá, động vật nhỏ n) Di chuyển bằng cách bay và đường bay không rõ rệt |
1..... 2. |
Copyright © 2021 HOCTAP247