Chương 2: Vận Động

Chương 2: Vận Động

Lý thuyết Bài tập

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Nêu vai trò của của từng loại khớp.

Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a; b, c...) với số (1, 2, 3,...) sao cho phù hợp.

Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài:

Các phần của xương Trả lời: Chức năng phù hợp Chức năng

1. Sụn đầu xương

2. Sụng xương xốp

3. Mô xương xốp

4. Mô xương cứng

5. Tủy xương

 

a) Sinh hồng cầu chứa mỡ ở người già

b) Giảm ma sát trong khớp

c) Xương lớn lên về bề ngang

d) Phần tán lực, tạo ô chứa tủy

e) Chịu lực

g) Xương dài ra

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở.

Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào phù hợp với chức năng co cơ?

Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi thẳng cùng co. Giải thích hiện tượng đó.

 

Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.

Hằng ngày tập thể dục đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

Trình bày những đặc điểm tiến hóa ở hệ cơ thể người.

Chúng ta cần làm gì để hệ vận động phát triển cân đối khỏe mạnh?

Bộ xương người gồm những phần nào? Bộ xương có chức năng gì? Phân biệt đặc điểm của các loại xương?

Trình bày cấu tạo một bắp cơ và cấu tạo tế bào cơ?

Cẩn làm gì để hết mỏi cơ? Rèn luyện cơ bằng cách nào? 

Khả năng co cơ phụ thuộc vào yếu tố nào? 

Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú đuọc thể hiện như thế nào? 

Những đặc điểm nào của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng? 

Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?

Giải thích sự co cơ và sự vận động của cơ thể?

Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào? 

Loại khớp nào sau đây thuộc khớp động?

A. Khớp khuỷu tay

B. Khớp xương hộp sọ.

C. Khớp giữa các đốt sống

D. Cả A và B. 

Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

A. Khớp khuỷu tay

B. Khớp xương hộp sọ.

C. Khớp giữa các đốt sống

D. Cả A và B. 

Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bất động?

A. Khớp khuỷu tay

B. Khớp xương hộp sọ.

C. Khớp giữa các đốt sống

D. Cả A và B. 

Khớp động có chức năng

A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.

B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.

C. hạn chế hoạt động của các khớp.

D. tăng khả năng đàn hồi. 

Khớp bán động có chức năng

A. bảo vệ.

B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng

C. hạn chế hoạt động của các khớp.

D. cả A và B. 

Khớp bất động có chức năng

A. bảo vệ.

B. đảm bảo cho cơ thể có thể vận động dễ dàng.

C. hạn chế hoạt động của các khớp.

D. cả A và B. 

Xương dài có đặc điểm

A. đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.

C. xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.

D. cả A và C. 

Xương ngắn có đặc điểm

A. xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.

C. xương hình ống, mô xương xốp ở đầu xương gồm các nan xương.

D. cả A và B. 

Xương to ra bề ngang là nhờ:

A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.

C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.

D. Cả A và B. 

Thành phần chính của xương gồm

A. Cốt giao (chất hữu cơ).

B. Muối khoáng.

C. Các chất vô cơ.

D. Cả A và B. 

Xương dài ra là nhờ

A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào.

C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào.

D. Sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng. 

Chất khoáng có chức năng

A. Làm cho xương bền chắc.

B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.

C. Làm cho xương tăng trưởng.

D. Cả A và B. 

Cốt giao có chức năng

A. Làm cho xương bền chắc.

B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.

C. Làm cho xương tăng trưởng.

D. Cả A và B. 

Bắp cơ gồm

A. Nhiều bó cơ.

B. Nhiều tơ cơ.

C. Nhiều sợi cơ.

D. Nhiều tơ cơ mảnh. 

Tính chất của cơ là

A. Co và dãn.

B. Có khả năng co.

C. Có khả năng dãn.

D. Bám vào hai xương qua khớp xương. 

Cơ co khi

A. Có kích thích của môi trường.

B. Chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

C. Tơ cơ chịu tác động.

D. Cả A và B. 

Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng trong cơ có vai trò

A. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.

B. Tổng hợp các chất hữu cơ.

C. Tạo ra năng lượng cho cơ co.

D. Cả A và C. 

Nguyên nhân gây ra sự mỏi cơ là do

A. Cơ thể được cung cấp quá nhiều 02.

B. Cơ thể không được cung cấp đủ 02.

C. Cơ không hoạt động.

D. Luyện tập quá nhiều. 

Luyện tập thể dục thường xuyên

A. Làm cho cơ bị mệt mỏi.

B. Làm cho cơ thể được dẻo dai, tăng cường khả năng sinh công.

C. Làm giảm khả năng sinh công.

D. Cả A và B. 

Tính chất của cơ là ...(l)… và ...(2)... Mỗi bắp cơ gồm nhiều …(3)... Cơ co khi có ... (4)… và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

A. Bó cơ

B. Co

C. Kích thích của môi trường

D. Dãn 

Bộ xương là ...(1)... cơ thể. Bộ xương gồm ...(2)... Các xương liên hệ với nhau bởi …(3)…

A. khớp xương                                     B. các dây chằng

C. bộ phận nâng đỡ, bảo vệ                  D. nhiều xương 

Cột 1

1. Ở trẻ em

2. Ở người trưởng thành

3. Ở người già 

Cột 2

A. Xương rắn chắc, khả năng đàn hồi tốt.

B. Xương giòn, khả năng đàn hổi kém.

C. Xương kém bền vững nhưng khả năng đàn hồi rất tốt. 

Câu nào đúng (Đ) và câu nào sai (S) trong các câu sau? 

1. Sự ôxi hoá các chất hữu cơ sẽ tạo ra năng lượng để cung cấp cho hoạt động co cơ. 

2. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên axit lactic bị tích tụ. 

3. Sự kết hợp của cốt giao và muối khoáng làm cho xương thiếu tính mềm dẻo. 

4. Tất cả các loại xương cấu tạo trong bộ xương đều có thể cử động. 

Phân các đặc điểm cấu tạo sau phù hợp với cấu tạo của đầu xương và thân xương?

  • Có sụn bọc ở đầu khớp
  • Có khoang xương
  • Mô xương xốp gồm các nan xương
  • Có màng xương
  • Mô xương cứng 

Phân các đặc điểm cấu tạo sau phù hợp với chức năng của đầu xương và thân xương?

  • Giảm ma sát trong các khớp xương
  • Giúp xương phát triển to về bề ngang
  • Chịu lực, đảm bảo vững chắc
  • Phân tán lực tác động 

Copyright © 2021 HOCTAP247