Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?
Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngưng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.
Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương)
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?
Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh). Nhận xét kết quả và giải thích.
Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Trình bày các biện pháp chù yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp của nguời?
So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Nêu mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp?
Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
Một hệ hô hấp khoẻ mạnh có thể được phản ánh qua các chỉ số nào?
Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
Nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp tình huống có một em nhỏ trong một nơi đông người bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột?
Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở
A. Khí quản. B. Phổi.
C. Khoang mũi. D. Cả A và B
Tốc độ vận chuyển máu ở các mao mạch phổi diễn ra chậm
A. Thuận lợi cho quá trình trao đổi khí.
B. Tăng khả năng hấp thụ các chất.
C. Giúp tăng hiệu quả hô hấp.
D. Cả A và B.
Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi
A. Thở sâu
B. Chở bình thường.
C. Tăng nhịp thở
D. Cả A và B.
Cách hô hấp đúng là
A. Thở bằng mũi
B. Thở bằng miệng.
C. Hít vào ngắn hơn thở ra
D. Cả A và B.
Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế
A. Thẩm thấu.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
C. Khuếch tán từ nơi có nồng độ khí cao đến nơi có nồng độ khí thấp.
D. Cả A và C.
Hệ hô hấp gồm:
A. đường dẫn khí
B. khoang mũi
C. hai lá phổi
D. cả A, B, và C
Khí cặn là gì?
A. Là khí thường được đổi mới.
B. Là khí bẩn đọng lại ở đường dẫn khí.
C. Là khí còn lại trong phổi
D. Cả A và B
Không khí trong phổi cần thường xuyên đổi mới vì:
A. tế bào cần nhiều không khí.
B. cần có O2 cung cấp cho mọi hoạt động thường xuyên diễn ra trong cơ thể.
C. cần có CO2 cung cấp cho tế bào
D. cả A, B và C đều sai.
Chức năng của đường dẫn khí là
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả A, B và C.
Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông có tác dụng
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả B và C.
Phản xạ ho có tác dụng
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Tống các chất bẩn hoặc các dị vật.
D. Ngăn cản bụi.
Hoạt động hô hấp có vai trò
A. Cung cấp O2 cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng.
B. Thải loại khí CO2 ra khỏi cơ thể.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả A và B.
Chức năng của phổi là
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.
D. Ngăn cản bụi.
Các giai đoạn trong hô hấp có vai trò chung là
A. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu.
B. Cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể và nhận CO2 do tế bào thải ra, đưa ra khỏi cơ thể.
C. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
D. Cả A và B.
Không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới có tác dụng
A. Giúp cho hoạt động hít vào được dễ dàng.
B. Giúp cho hoạt động thở ra được dễ dàng.
C. Cung cấp đủ O2 tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
D. Cả A và C.
Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ
A. Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
B. Hoạt động co bóp của tim.
C. Hoạt động của lồng ngực.
D. Hoạt động của các cơ liên sườn.
Luyện tập thở sâu có tác dụng
A. Tăng số nhịp hô hấp.
B. Tăng số cử động hô hấp.
C. Tăng lượng khí lấy vào, tăng hiệu quả hô hấp.
D. Tăng sự hoạt động của cơ hô hấp.
Chọn từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Hô hấp là quá trình không ngừng ...(1)... cho các tế bào của cơ thể và ...(2)... do tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm ...(3)..., trao đổi khí ở phổi và ...(4)...
A. sự thử
B. trao đổi khí ở tế bào
C. cung cấp O2
D. loại CO2
Ghép nội dung cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Khoang mũi 2. Thanh quản 3. Khí quản 4. Phổi |
A. Ngăn bụi và diệt khuẩn. B. Nhận không khí từ khoang mũi. C. Chống bụi, làm ấm và ẩm không khí. D. Làm tăng bề mặt trao đổi khí. |
1... 2... 3... 4... |
Ghép nội dung cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Thở 2. Trao đổi khí ở phổi 3. Trao đổi khí ở tế bào |
A. Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra. B. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. C. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu. |
1... 2... 3... |
Ghép nội dung cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Khí nitơ ôxit 2. Khí cacbon ôxit 3. Các vi sinh vật gây bệnh 4. Chất nicôtin |
A. Chiếm chỗ của O2 trong máu,làmgiảm hiệu quả hô hấp. B. Có thể gây sưng hoặc viêm các lớp niêm mạc, cản trở quá trình trao đổi khí. C. Làm tê liệt các lớp lông rung, giảm hiệu quả lọc không khí. D. Làm tổn thương hệ hô hấp, gây các bệnh viêm đường dẫn khí. |
1... 2... 3... 4... |
Câu nào đúng ghi Đ và càu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu | Đúng | Sai |
1. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. | ||
2. Hít vào chỉ nhờ hoạt động của lồng ngực. | ||
3. Chỉ có trao đổi khí ở phổi mới diễn ra theo cơ chế khuếch tán. | ||
4. Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. |
Câu nào đúng ghi Đ và càu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu | Đúng | Sai |
1. Hai lá phổi được cấu tạo từ các túi nhỏ gọi là phế nang, bao quanh phổi có rất nhiều mao mạch. | ||
2. Đường dẫn khí ở các động vật hoàn toàn giống nhau. | ||
3. Sự trao đổi khí ở phổi còn được gọi là sự trao đổi khí ngoài. | ||
4. Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tê liệt các lớp lông rung ở phế quản, làm giảm hiệu quả lọc không khí. |
Điền dấu X vào ô phù hợp trong bảng sau.
Cấu tạo | Khoang mũi | Thanh quản | Khí quản | Phổi |
Thành khoang phủ lớp biểu bì có lông | ||||
Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau | ||||
Gồm nhiều mảnh sụn khuyết xếp chồng lên nhau | ||||
Gồm 2 lá, trong có chứa nhiều phế nang | ||||
Hai thành bên có dây thanh âm | ||||
Phế nang là một túi mỏng | ||||
Dưới lớp biểu bì có mạng lưới mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào |
Copyright © 2021 HOCTAP247