Trang chủ Lớp 8 Sinh học Lớp 8 SGK Cũ Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng

Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng

Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng

Lý thuyết Bài tập

Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào.

Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.

Hãy giải thích tại sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Hãy giải thích các câu: trời nóng chống khát, trời rét chóng đói và + rét run cầm cập.

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em phải chú ý những điểm gì?

Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?

Em hãy kể tên những điều em biết về các loại vitamin và vai trò của các loại vitamin đó.

Hãy giải thích vì sao trong thời kì Pháp thuộc, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.

Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?

Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Thế nào bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình.

Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

Trình bày mối liên hệ về chức năng của hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).

Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?

Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống? 

Nêu rõ mối quan hệ giữa trao đổi chất ở phạm vi cơ thể với trao đổi chất ở phạm vi tế bào?

Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá ở tê bào (chuyển hoá nội bào)?

Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau?

Phân biệt và nêu mối liên quan giữa tiêu hoá với đồng hoá và dị hoá với bài tiết?

Chuyển hoá cơ bản là gì? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản?

Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lúc trời lạnh?

Có thể xác định cường độ trao đổi chất của cơ thể bằng cách nào? Việc làm đó có ý nghĩa gì? 

Nêu rõ các nguyên tắc thành lập khẩu phần ăn uống hằng ngày?

Nêu rõ vai trò vitamin đối với đời sống qua một số ví dụ cụ thể?

Trình bày vai trò của muối khoáng trong đời sống của động vật và con người?

Hãy giải thích câu ca dao:

Ăn no chớ có chạy đầu,

Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền. 

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng

A. Tổng hợp các chất hữu cơ

B. Vận động

C. Tạo nhiệt

D. Cả A , B và C. 

Quá trình đồng hoá có đặc điểm

A. Phân giải chất hữu cơ

B. Tích luỹ năng lượng

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Cả B và C. 

Quá trình dị hoá có đặc điểm

A. Phân giải chất hữu cơ

B. Tích luỹ năng lượng

C. Giải phóng năng lượng

D. Cả A và C. 

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm

A. Tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.

B. Tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng. 

C. Đồng hoá và dị hoá.

D. Tổng hợp và tích luỹ năng lượng. 

Hiện tượng "nổi da gà" là biểu hiện của hiện tượng

A. Giảm thoát nhiệt

B. Tăng sinh nhiệt

C. Tăng thoát nhiệt

D. Cả A và B. 

Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm

A. Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài qua các hộ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng và có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

B. Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể và sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

C. Các chất dinh dưỡng và 0tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.

D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. 

 

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có đặc điểm

A. Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài qua các hệ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

B. Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.

D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. 

Sự trao đổi chất được thể hiện ở

A. Cấp độ cơ thể.

B. Cấp độ tế bào.

C. Cấp độ mô.

D. 2 cấp độ là cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. 

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc

A. Sự điều khiển của hộ thần kinh và các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra.

B. Sự điều khiển của hệ thần kinh.

C. Thành phần thức ăn lấy vào.

D. Cấu tạo của hệ tiêu hoá. 

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là

A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.

B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.

C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.

D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong. 

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực chất là

A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.

B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.

C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.

D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong. 

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ là:

A. Trao đổi chất ở cấp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận các chất thải.

B. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.

c. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài và trong.

D. Cả A và B.  

Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là

A. Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.

B. Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá xảy ra bên trong tế bào.

C. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.

D. Cả A và B. 

Quá trình điều hoà sự sinh nhiệt có đặc điểm

A. Chịu sự chi phối của hệ thần kinh.

B. Chịu sự chi phối của hệ tiêu hoá.

C. Do nguồn thức ăn quyết định.

D. Cả A, B và C. 

Nhiệt năng được giải phóng

A. Trong quá trình lấy thức ăn vào cơ thể.

B. Trong quá trình thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

C. Trong quá trình dị hoá.

D. Trong quá trình đồng hoá. 

Ở động vật có lông dày có hiện tượng xù lông để

A. Tăng khả năng thoát nhiệt cho cơ thể.

B. Tăng khả năng giữ nhiệt.

C. Giảm thân nhiệt của cơ thể.

D. Cả A và C. 

Vitamin có vai trò

A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. Là thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim cần thiết trong chuyển hoá.

D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim. 

Muối khoáng có vai trò

A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể.

D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim. 

Trao đổi chất là ... (1)... của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm ...(2)... là ...(3)... nhưng (4)...

A. Đồng hoá và dị hoá

B. Hai mặt đối lập

C. Biểu hiện bên ngoài

D. Thống nhất 

Thân nhiệt người luôn ...(1)..., vì cơ thể người có ...(2)... để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.

Chúng ta cần ....(3)... thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi ...(4)... thay đổi.

A. Tăng cường rèn luyện

B. Nhiệt độ môi trường

C. Ổn định

D. Các cơ chế điều hoà thân nhiêt 

Vitamin và muối khoáng tuy ...(1)... năng lượng cho cơ thể, nhưng không thể thiếu ...(2)... Cần cung cấp ...(3)... các loại vitamin và muối khoáng theo một...(4)... bằng cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày.

A. Cho cơ thể

B. Tỉ lệ hợp lí

C. Trong khẩu phần ăn uống

D.Không cung cấp

E. Bằng cách phối hợp 

Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào ...(1)... Nhiệt được toả ra môi trường ...(2)... Hiện tượng này có tác dụng ...(3)...

A. Sinh ra nhiệt

B. Mất nhiệt

C. Qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết

D. Đảm bảo thân nhiệt ổn định 

Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.

Cột 1 Cột 2 Cột 3

1. Môi trường ngoài có vai trò

2. Qua trao đổi chất, cơ thể

A. Thải ra C02.

B. Cung cấp thức ăn.

C. Thải chất cặn bã.

D. Tạo thành nước tiểu

E. Cung cấp nước và muối khoáng.

1...

2...

 

Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.

Cột 1 Cột 2 Cột 3

1. Quá trình đồng hoá

2. Quá trình dị hoá

3. Cả 2 quá trình

A. Tổng hợp các chất hữu cơ.

B. Phân giải các chất hữu cơ.

C. Tích luỹ năng lượng.

D. Giải phóng năng lượng.

E. Xảy ra trong tế bào.

1...

2...

3...

Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống. 

Câu Đúng Sai
1. Thức ăn và nước vào cơ thể qua hệ tiêu hoá.    
2. Chất thải từ hệ tiêu hoá thải ra môi trường ngoài.    
3. Khí thải qua hệ hô hấp là khí 02.    
4. Dị hoá là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng    
5. Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình trái ngược nhau.    

Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống.

Câu Đúng Sai
1. Cây xanh thực hiện đồng hoá biểu hiện ở khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.    
2. Một số hoocmôn trong cơ thể có thể điều tiết quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.    
3. Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá hoàn toàn không chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh.    
4. Khi nhiệt độ bên ngoài cao nhưng môi trường không thông thoáng sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.    

Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống.

Câu Đúng Sai
1. Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá.    
2. Hai quá trình đồng hoá và dị hoá luôn trái ngược nhau, không thống nhất với nhau.    
3. Năng lượng giải phóng chỉ được sử dụng vào hoạt động co cơ.    
4. Chuyển hoá vật chất trong tế bào luôn gắn với chuyển hoá năng lượng.    

Đánh dấu X vào ô trống thích hợp.

Khi trời nóng Khi trời lạnh
Giảm thoát nhiệt  
Tăng sinh nhiệt  
Tăng thoát nhiệt  
Giảm sinh nhiệt  

Đánh dấu X vào ô trống thích hợp.

Vitamin A Vitamin D Vitamin E Vitamin C
Nếu thiếu làm giảm khả năng thị giác, biểu bì kém bền vững      
Cần cho sự phát dục bình thường, chống lão hoá      
Thiếu thường làm cho mạch máu giòn, gây chảy máu chân răng      
Cần cho sự trao đổi canxi và phôtpho, thiếu gây bệnh còi xương ở trẻ em      
  Canxi Sắt Iot Natri
Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào, trong nước mô, huyết tương        
Là thành phần chính trong xương, răng và tham gia vào quá trình đông máu        
Là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin trong hồng cầu        
Là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn tuyến giáp        

Copyright © 2021 HOCTAP247