Chương 2: Nhiễm Sắc Thể

Chương 2: Nhiễm Sắc Thể

Lý thuyết Bài tập

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả cấu trúc đó.

Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào?

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

c) Sự phân li đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32.

Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?

a) 2.

b) 4.

c) 8.

d) 16.

Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

d) Sự tạo thành hợp tử.

Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau?

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Ở những loài mà giới tính đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

a) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

b) Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

d) Sự thụ tinh của hai loài giao tử đực mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương.

Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không co tua cuốn; 2 hạt trơn có tua cuốn; 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào?

a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.

b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.

Copyright © 2021 HOCTAP247