Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.
Bảng 47.3 Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai
Loài sinh vật | Nhóm tuổi trước sinh sản | Nhóm tuổi sinh sản | Nhóm tuổi sau sinh sản |
Chuột đồng | 50 con/ha | 48 con/ha | 10 con/ha |
Chim trĩ | 75 con/ha | 25 con/ha | 5 con/ha |
Nai | 15 con/ha | 50 con/ha | 5 con/ha |
Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Vì sao quần thể người lại có một số đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có?
Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?
Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Kể tên các loài trong quần xã đó.
- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
- Khu vực phân bố của quần xã.
Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã.
Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi sinh vật, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu
- Cáo ăn thịt gà
- ... (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan niệm hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
Quần thể sinh vật là gì?
Những đặc trưng của quần thể sinh vật là gì?
Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể?
Những đặc trưng của quần thể người là gì?
Hãy trình bày thành phần nhóm tuổi của quần thể người?
Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh là gì?
Quần xã sinh vật là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã?
Quần xã sinh vật và ngoại cảnh có quan hệ với nhau như thế nào? Khống chế sinh học là gì?
Hệ sinh thái là gì?
Trình bày mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã?
Trong tự nhiên có những nhóm hệ sinh thái chính nào?
Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể?
Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể?
Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là gì?
Hãy nêu nhận xét về 3 dạng tháp dân số (ở Ấn Độ năm 1970 (a), Việt Nam năm 1989 (b) và Thuỵ Điển năm 1955 (c)) sau đây:
Phát triển dân số một cách hợp lí là như thế nào?
Mắt xích trong chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ?
Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ" là gì?
Bậc dinh dưỡng là gì?
Giả sử một quần xã có các sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.
Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.
Nêu ví dụ về một hệ sinh thái. Hãy cho biết, trong hệ sinh thái đó có những thành phần cơ bản nào?
Quan sát hình A, B, c sau đây và mô tả nguyên tắc chung xây dựng tháp tuổi?
Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau cho phù hợp.
.......... -> Chuột -> ..................
.......... -> Gà -> ................
...........-> Sâu hại cây -> .................
............-> Nai -> .................
Quần thể là gì?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi. Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là
A. một quần thể. B. một quần xã.
C. một hệ sinh thái. D. một đàn chuột.
Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ.
C. Độ nhiều.
D. Thành phần nhóm tuổi.
Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ nhiều.
B. mật độ, thành phần nhóm tuổi và độ đa dạng.
C. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ thường gặp.
D. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.
Căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là
A. có cùng loài hay không.
B. có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.
c. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.
D. cả A, B và C.
"Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Không của nhóm nào.
"Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Cả B và C.
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi
A. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
B. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở...).
C. phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.
D. cả A, B và C.
Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài trong cùng một không gian sống vào một thời điểm nhất định.
B. Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
C. Có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.
D. Có quan hệ với môi trường sống.
Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là dạng tháp tuổi nào?
A. Dạng phát triển.
B. Dạng ổn định.
C. Dạng giảm sút.
D. Không dạng nào cả.
Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau
A. về thức ăn. B. về chỗ ở.
C. con cái giữa các con đực. D. cả A, B và C.
Trong nội bộ một quần thể thú rừng, các cá thể có những mối quan hệ nào sau đây? ,
A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh.
C. Cộng sinh. D. Cả A và B.
Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể người?
A. Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như các đặc điểm về kinh tế - xã hội.
B. Quần thể người cũng có những đặc điểm sinh học như các quần thể sinh vật khác.
C. Con người có khả năng khai thác tự nhiên một cách hợp lí để phát triển bền vững.
D. Mật độ quần thể người không thay đổi theo thời gian và không gian.
Nhóm tuổi sinh sản và lao động trong quần thể người là
A. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
B. từ 15 tuổi đến 50 tuổi.
C. từ 15 tuổi đến 64 tuổi.
D. từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
Trong ba tháp dân số dưới đây, dạng tháp nào là dạng tháp dân số trẻ?
A. Dạng a. B. Dạng b.
C. Dạng c. D. Không dạng nào.
Quần thể người có những đặc điểm nào sau đây mà quần thể sinh vật khác không có?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Mật độ. D. Kinh tế - xã hội.
Đặc điểm về kinh tế - xã hội chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác vì
A. con người có tư duy.
B. con người có lao động.
C. con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.
D. cả A, B và C.
Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây?
A. Thiếu lương thực, thực phẩm; thiếu chỗ ở, thiếu trường học, bệnh viện.
B. Chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.
C. Kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống không được nâng cao.
D. Cả A, B và C.
Phát triển dân số hợp lí là
A. số con sinh ra phù hợp với khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc của gia đình và xã hội.
B. dân số tăng hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. phù hợp với điều kiện về tài nguyên và môi trườns của đất nước.
D. cả A, B và C.
Dấu hiệu để nhận biết một quần xã là
A. tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau.
B. các quần thể khác loài đó cùng sống trong một không gian xác định, có cùng lịch sử phát triển lâu dài.
C. các quần thể khác loài đó có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.
D. cả A, B và C.
Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở
A. số lượng cá thể nhiều.
B. mật độ cá thể cao.
C. số lượng loài phong phú.
D. đầy đủ 3 loại sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ.
C. Thành phần nhóm tuổi. D. Độ nhiều.
Trong quần xã sinh vật, giữa các sinh vật khác loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hỗ trợ. B. Quan hộ đối địch
C. Không có mối quan hệ nào. D. Cả A và B.
Vai trò của khống chế sinh học trong quần xã là gì?
A. Làm tăng số lượng cá thể trong quần xã.
B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã.
C. Làm tăng độ nhiều và độ phong phú của quần xã.
D. Đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Một hệ sinh thái bao gồm thành phần nào sau đây?
A. Thành phần vô sinh.
B. Thành phần hữu sinh.
C. Động vật, thực vật và vi sinh vật.
D. Cả A và B.
Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong một chuỗi thức ăn?
A. Thực vật. B. Động vật.
C. Vi sinh vật. D. Cả A và B.
Thành phần không sống của hệ sinh thái gồm
A. các chất vô cơ như nước, không khí...
B. các chất mùn bã.
C. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
D. cả A, B và C.
Thành phần sống của hệ sinh thái gồm
A. thực vật. B. động vật.
C. vi sinh vật. D. cả A, B và C.
Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1?
A. Châu chấu. B. Bò, trâu.
C. Hổ, báo. D. Cả A và B.
Sinh vật nào sau đây là sinh vật ăn thịt?
A. Cây nắp ấm. B. Bò.
C. Cừu. D. Thỏ.
Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn?
A. Thực vật.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Vi sinh vật phân giải.
Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ cạnh tranh về chỗ ở giữa các loài sinh vật.
B. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài.
C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.
D. Quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật.
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối.......... (1)......, trong đó quan hệ......... (2).......có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất,................(4)...........
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Khi mật độ quần thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó,........................... quần thể được điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ .....................với nhau.
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.
Các nhóm tuổi (A) |
Ý nghĩa sinh thái (B) |
Kết quả ghép (C) |
1. Nhóm tuổi trước sinh sản 2. Nhóm tuổi sinh sản 3. Nhóm tuổi sau sinh sản
|
a) Có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể b) Không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể c) Có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể |
1..............
2..............
3.............. |
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.
Các chỉ số đánh giá (A) |
Thể hiện (B) |
Kết quả ghép (C) |
1. Độ đa dạng 2. Độ nhiều 3. Độ thường gặp 4. Loài ưu thế 5. Loài đặc trưng |
a) Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn ... hoặc do hoạt động của loài có tác động lớn đến các loài khác và môi trường b) Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát c) Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã d) Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác e) Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã |
1.................. 2.................. 3.................... 4................... 5................... |
Copyright © 2021 HOCTAP247