Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 2: Cấu Trúc Của Tế Bào

Chương 2: Cấu Trúc Của Tế Bào

Chương 2: Cấu Trúc Của Tế Bào

Lý thuyết Bài tập

Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?

Tế bào chất là gì?

Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn?

Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn?

Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?

Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?

Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi?

Tế bào nào trong cơ thể người nêu ra dưới đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?

a) Tế bào hồng cầu.

b) Tế bào bạch cầu.

c) Tế bào biểu bì.

d) Tế bào cơ.

Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm?

Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực?

Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?

Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể?

Nêu cấu trúc và chức năng của lizoxom.

Nêu các chức năng của không bào?

Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào?

Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?

Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm?

Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào?

Thế nào là vận chuyển thụ động?

Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?

Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

Khi tiến hành ẩm bào làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?

Cho một cầu khuẩn có đường kính 3 μm, một trứng ếch có đường kính 30 μm. Em hãy tính tỉ lệ giữa diện tích và thể tích (\( \frac{S}{V} \)) của 2 tế bào trên. Từ đó rút ra nhận xét về ưu thế sinh học của kích thước tế bào vi khuẩn?

Giả thiết tế bào A và B đều có hình khối lập phương, tế bào A có tỉ lệ \( \frac{S}{V} \) = 0,3, tế bào B có tỉ lệ \( \frac{S}{V} \) = 3.

a) Kích thước tế bào A và B là bao nhiêu μm?

b) So sánh tương quan giữa diện tích, thể tích của hai tế bào đó? Rút ra nhận xét?

a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3,4,5,6, 7 trong hình sau đây

b) Những cấu trúc nào có ở mọi vi khuẩn, cấu trúc nào không hẳn có ở mọi vi khuẩn? 

a) Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm?
b) Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này?

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?

Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

Phân biệt lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi?

So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật?

Dựa vào chức năng của tế bào, hãy điền các dấu + (có số lượng nhiều) hay dấu - (có số lượng ít) về một số bào quan của các loại tế bào trong bảng sau: 

Loại tế bào

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Ti thể

Ribôxôm

Tế bào tuyến giáp

       

Tế bào kẽ

       

Tế bào cơ vân

       

Tế bào gan

       

Tế bào hồng cầu người

       

Tế bào tuyến yên

       
 

a) Tế bào nào trong các tế bào sau: tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào cơ tim, tế bào xương của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? Giải thích.

b) Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiểu lizôxôm nhất? Giải thích?

a) So sánh diện tích bẽ mặt giữa màng ngoài và màng trong ti thể, màng nào có diện tích lớn hơn. Vì sao?

b) Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điên (trạm năng lượng) của tế bào? 

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?

Liệt kê các đặc điểm giống nhau của vi khuẩn, ti thể và lục lạp?

a) Nêu các chức năng của không bào?
b) Hãy cho biết chức năng của không bào ở: tế bào lông hút của rễ; tế bào cánh hoa; tế bào đỉnh sinh trưởng; tế bào lá cây của một số loại cây mà động vật không dám ăn?

Hình sau đây mô tả cấu trúc màng sinh chất.

a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
b) Nêu chức năng của màng sinh chất?

Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? Tại sao khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?

Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào?

Hình vẽ sau cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là những chất gì? Nêu cơ chế vận chuyển các chất 1, 2,3, đó?

Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b) Tế bào thực vật có thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân.
c) Tế bào thực vật khác tế bào động vật là tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, có lục lạp chứa diệp lục.
d) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có cấu trúc thành tế bào. 

Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào các tế bào có thể "chọn" được các chất cần thiết trong hàng loạt các chất ở xung quanh để đưa vào tế bào? 

Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào thực vật?

Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào động vật?

Từ 2 sơ đồ cấu trúc tế bào sau đây, hãy chỉ ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì? 

Tế bào động vật                                                Tế bào thực vật 

Căn cứ vào những đặc điểm nào của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, người ta cho rằng chúng có tổ tiên chung? 

Màng nhân và màng sinh chất, màng ti thể và màng lục lạp có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? 

Hãy liệt kê các câu trúc trong tế bào có sợi vi ống, vi sợi, sợi trung gian?

Dựa vào sơ đồ sau đây.

Hãy cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vào vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào?

Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của lục lạp và ti thể? Nêu những đặc điểm khác nhau về cấu trúc của chúng?

Trình bày cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp?

Vẽ và mô tả cấu trúc của ti thể? Tại sao ti thể được xem như là nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào? 

Vẽ sơ đồ cấu trúc của màng sinh chất và cho biết chức năng của những thành phần tham gia cấu trúc màng? 

Tại sao nói màng sinh chất là màng "khảm động"? 

Hãy cho biết trong tế bào nhân thực, những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn hoặc màng kép, bằng cách hoàn thiện bảng sau đây: 

Cấu trúc trong tế bào

Màng đơn

Màng kép

Nhân tế bào

 

 

Ribôxôm

 

 

Ti thể

 

 

Lục lạp

 

 

Mạng lưới nội chất

 

 

Bộ máy Gôngi

 

 

Lizôxôm

 

 

Không bào

 

 

Trung thể (trung tử)

 

 

Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm?

Chức năng của bộ khung xương tế bào là gì?

Hãy quan sát hình dưới đây và điền mã trả lời:

Cấu trúc

Mã trả lời

A. Là vị trí mà các tiểu đơn vị Ribôxôm được hình thành

 

B. Là vị trí mà tại đó xảy ra sự Glicôzin hóa (gắn thêm đường vào protein hay lipit) protein và lipit

 

C. Có thể hình thành nên protein không được mã hóa bằng ADN nhân

 

D. Là cấu trúc duy trì sự toàn vẹn cấu trúc của một sợi trục.

 

E. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào chất của tế bào tuyến tụy

 

F. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào cơ tham gia vào quá trình bay của côn trùng

 

G. Là vị trí tổng hợp Lipit

 

Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ?

Hãy ghép các chú thích sau đây vào hình:

a) Vận chuyển các chất nhờ kênh chuyên hoá.

b) Vận chuyển glucôzơ qua kênh màng (cần có năng lượng).

c) Con đường vận chuyển các phân tử nhỏ (như O2; CO2...) hay các ion nhỏ (như Na+; Cr...).

Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?

Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào nước để rửa rau thì rau rất nhanh bị héo?

Tại sao khi ta chẻ rau muống nếu không ngâm vào nước thì sợi rau thẳng nhưng nếu ngâm vào nước sạch thì sợi rau chẻ lại cong lên? 

Tại sao dưa muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo? 

Khi nói về đặc điểm chung của tế bào, câu nào sau đây không đúng?

A. Tế bào rất đa dạng nhưng dựa vào cấu trúc, người ta chia thành 2 loại là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

B. Tế bào đều gồm ba phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hay vùng nhân,

C. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. .

D. Các tế bào đều có kích thước nhỏ dưới 1μm. 

Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ

A. Peptiđôglican.

B. Phôtpholipit.

C. Lipôprôtêin.

D. Xenlulôzơ. 

Tập hợp các thành phần nào sau đây có thể có ở cả tảo và vi khuẩn lam?

A. Lạp thể, thể Gôngi và Ribôxôm.

B. Thành tế bào, Ribôxôm, sắc tố quang hợp.

C. Lục lạp, Xenlulôzơ và không bào.

D. Nhân, lục lạp và Ribôxôm. 

Trong các thành phần sau đây, thành phần nào không có trong cấu trúc của một vi khuẩn?

A. Ti thể.

B. Mêzôxôm.

C. Màng sinh chất.

D. Ribôxôm. 

Vi khuẩn có các đặc điểm nào dưới đây?

1. Tế bào chưa có nhân.

2. Thành tế bào cứng cấu tạo từ peptiđôglican.

3. Có hệ thống nội màng.

4. Sinh sản bằng phân đôi.

5. Màng tế bào cứng, cấu tạo từ xenlulôzơ.

Tổ hợp đúng là:

A. 1,2, 4.

B. 3, 4, 5.

C. 2, 3, 4.

D. 1,2,5. 

Các tế bào thường có kích cỡ khá nhỏ vì

A. Dễ thay đổi hình dạng.

B. Khi bị thương tổn thì dễ thay thế.

C. Thuận lợi cho việc trao đổi chất.

D. Đỡ tiêu tốn năng lượng và nguyên liệu để tạo tế bào.

Các cấu trúc: I: Nhân ; II: Lưới nội chất ; III: Bào quan có màng bao bọc ; IV: Khung tế bào ; V: Thành tế bào ; VI: Ribôxôm ; VII: Chất nhân ; VIII: Nhung mao ; IX: Roi ; X: Bộ máy Gôngi ; XI: Hạch nhân.

Cấu trúc nào có ở vi khuẩn?

A. I, II, III, XI.

B. V, VI, VII.

C. V, X, XI.

D. I, III, XI. 

Tế bào động vật không có các bào quan

A. Bộ máy Gôngi và ti thê.

B. Không bào lớn và lục lạp.

C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.

D. Ti thể và lizôxôm. 

Tế bào động vật có cấu tạo gồm các bộ phận nào?

A. Nguyên sinh chất và NST.

B. Màng, tế bào chất và hạch nhân.

C. Màng, tế bào chất (chứa các bào quan) và nhân.

D. Các bào quan, nhân và tế bào chất. 

Tế bào của con kiến và tế bào của con voi có kích thước trung bình như nhau. Tại sao tế bào của con voi không có kích thước lớn hơn tế bào của con kiến?

A. Tế bào nhỏ bền vững hơn tế bào lớn.

B. Tế bào nhỏ tiện lợi trong quá trình trao đổi chất.

C. Tế bào nhỏ dễ thay thế khi cần thiết.

D. Tế bào nhỏ dễ xây dựng nên các cơ quan, bộ phận. 

Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau:

(1) Dị dưỡng.

(2) Tự dưỡng.

(3) Màng nguyên sinh.

(4) Thành kitin.

(5) Lizôxôm.         '

(6) Thành xenlulôzơ.

(7) Ribôxôm.

(8) Hệ thống nội màng.

(9) Lục lạp.

(10) Ti thể.

Tế bào động vật thường có những đặc điểm nào trong các đặc điểm đó?

A. (1), (3), (5), (7), (8), (10).

B. (2), (3), (6), (7), (8), (10)

C. (2), (5), (6), (8), (9).

D. (1), (3), (4), (7), (8). 

Những bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật, không có trong tế bào động vật?

A. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào.

B. Lizôxôm, ti thể, không bào.

C. Thành Xenlulôzơ, lưới nội chất, lạp thể.

D. Thành tế bào, lục lạp, không bào lớn. 

Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là

A. Glicôprôtêin.

B. ARN và Prôtêin.

C. ADN và Histôn.

D. Phôtpholipit. 

Nhân tế bào có chức năng chủ yếu là gì?

A. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

B. Nhân là nơi chứa NST và ARN.

C. Nhân là bào quan không thể thiếu của tế bào.

D. Nhân là nơi diễn ra quá trình sao chép của vật chất di truyền. 

Điều nào sau đây không phải là chức năng của lưới nội chất trơn?

A. Dự trữ các ion canxi cần thiết để co cơ.

B. Tổng hợp các loại Lipit.

C. Tham gia phân giải các chất độc hại đối với cơ thể.

D. Tổng hợp các loại Prôtêin. 

Các thành phần của màng tế bào như Glicôprôtêin, Lipôprôtêin, các Prôtêin xen màng được tổng hợp ra từ đâu?

A. Lưới nội chất trơn.

B. Lizôxôm.

C. Lưới nội chất hạt.

D. Ribôxôm tự do trong tế bào chất. 

Kháng thể được sinh ra từ đâu?

A. Lưới nội chất hạt.

B. Lưới nội chất trơn.

C. Tế bào chất.

D. Nhân tế bào. 

Các thành phần không liên quan cấu trúc trực tiếp với nhau là

A. Màng nhân, Lizôxôm, màng sinh chất.

B. Lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi.

C. Bóng tải, màng sinh chất.

D. Ti thể, lạp thể. 

Cấu trúc nào sau đây không trực tiếp tham gia vào nâng đỡ hay vận động tế bào?

A. Vi sợi.

B. Vi ống.

C. Roi.

D. Lizôxôm, Ribôxôm. 

Trình tự di chuyển của prôtêin từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là

A. lưới nội chất hạt -> bộ máy Gôngi -> màng sinh chất.

B. lưới nội chất trơn -> lưới nội chất hạt -> màng sinh chất.

C. bộ máy Gôngi -> lưới nội chất trơn -> màng sinh chất.

D. lưới nội chất hạt -> ribôxôm -> màng sinh chất. 

Điều nào sau đây không thuộc đặc điểm của bộ máy Gôngi?

A. Gồm những túi màng dẹt xếp chồng lên nhau.

B. Là nơi hình thành các túi tiết để gửi tới màng sinh chất.

C. Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

D. Là nơi tạo ra các chất dinh dưỡng của tế bào 

Ribôxôm

A. Có trong nhân tế bào.

B. Có trong lưới nội chất hạt.

C. Liên kết trên lưới nội chất hạt hay tự do trong tế bào chất.

D. Dính trên màng của ti thể. 

Tương quan giữa diện tích màng trong và màng ngoài của ti thể là

A. Diện tích màng ngoài lớn hơn diện tích màng trong.

B. Diện tích màng trong lớn hơn diện tích màng ngoài.

C. Diện tích màng trong bằng diện tích màng ngoài.

D. Diện tích của mỗi màng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tuỳ từng loại ti thể. 

Lí do nào không phải là nguyên nhân làm số lượng ti thể có thể thay đổi trong đời sống của tế bào?

A. Ti thể có thể tự nhân đôi làm cho số lượng ti thể tăng.

B. Lizôxôm phân huỷ những ti thể già yếu làm cho số lượng ti thể giảm.

C. Tế bào phân chia làm cho số lượng ti thể cũng bị phân chia theo

D. Ti thể có thể tự tiêu hủy làm cho số lượng ti thể giảm 

Chức năng nào sau đây không phải của lizôxôm?

A. Tổng hợp màng, làm tăng diện tích màng sinh chất.

B. Làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.

C. Làm nhiệm vụ phân huỷ các bào quan già và yếu.

D. Tự tiêu tế bào cần thiết cho sự biệt hoá và biến thái. 

Sử dụng lizin đánh dấu để theo dõi sự di chuyển của một enzim cho thấy sau khi tiêm 10 phút thấy chúng có mặt ở (1), sau hơn 3 phút nữa chúng có mặt ở (2) và sau 180 phút được định khu trong (3). Cấu trúc (1) -> (2) -> (3) lần lượt sẽ là :

A. Ribôxôm → lưới nội chất → lizôxôm.

B. Mạng lưới nội chất hạt → bô máy Gôngi → lizôxôm

C. Mạng lưới nội chất → bộ máy Gôngi → lizôxôm.

D. Lưới nội chất → lizôxôm → màng sinh chất. 

Chức năng nào sau đây không phải của perôxixôm?

A. Ôxi hoá axit uric.

B. Điều chỉnh chuyển hoá Glucôzơ.

C. Phân giải H2O2 nhờ Catalaza.

D. Phân giải các phân tử Prôtêin. 

Chức năng nào sau đây không phải của không bào?

A. Chứa chất phế thải, độc hại.

B. Chứa dung dịch muối khoáng,

C. Chứa không khí.

D. Chứa chất dinh dưỡng và sắc tố. 

Trong các tế bào nhân thực ADN không tìm thấy trong

A. Nhân.

B. Ti thể 

C. Lục lạp.

D. Ribôxôm. 

Các bào quan có chứa ADN là

A. Ti thể và lục lạp.

B. Lục lạp và bộ máy Gôngi.

C. Bộ máy Gôngi và ribôxôm.

D. Ribôxôm và ti thể. 

Tế bào thực vật thường không

A. Trung tử và Lizôxôm.

B. Không bào và bộ máy Gôngi.

C. Trung tử và ti thể.

D. Perôxixôm và không bào. 

Trong tế bào nào của động vật có nhiều thể Gôngi nhất?

A. Tế bào trứng.

B. Tế bào tuyến.

C. Tế bào cơ.

D. Tế bào hồng cầu. 

Khung xương nâng đỡ tế bào gồm

A. Sợi và ống Prôtêin, Ribôxôm, ti thể.

B. Mạng sợi và ống Prôtêin đan chéo nhau.

C. Mạng lưới nội chất.

D. Hệ thống ống tơ phân. 

Khung xương tế bào cấu tạo bởi

A. Prôtêin.

B. Phôtpholipit.

C. Glicôprôtêin.

D. Xenlulôzơ. 

Thành phần cơ bản của màng sinh chất là

A. Côlestêrôn và Glicôprôtêin.

B. Cacbohiđrat và Prôtêin.

C. Axit Nucleic và Prôtêin.

D. Phôtpholipit và Prôtêin. 

Các bào quan có màng kép (hai lớp màng) là

A. Bộ máy Gôngi và lục lạp

B. Ti thể và Lizôxôm

C. Ti thể và lục lạp

D. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm

Các bào quan có màng đơn (một lớp màng) là

A. Bộ máy Gôngi và lục lạp.

B. Ti thể và lizôxôm.

C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.

D. Ti thể và lục lạp.

Những bào quan không có màng là

A. Bộ máy Gôngi và Ribôxôm

B. Trung tử và lục lạp.

C. Ribôxôm và Lizôxôm.

D. Trung tử và Ribôxôm. 

Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất?

A. Vận chuyển.

B. Kháng thể.

C. Enzim.

D. Cấu tạo. 

Ribôxôm không có đặc điểm nào sau đây?

A. Được bao bọc bởi lớp phôtpholipit kép.

B. Gồm hai thành phần chính là prôtêin và rARN.

C. Làm nhiệm vụ sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào.

D. Cấu trúc gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé. 

Lục lạp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Kích thước nhỏ, thường có dạng hình bầu dục.

B. Có hai lớp màng phôtpholipit kép, màng ngoài rộng hơn màng trong

C. Sắc tố quang hợp nằm ở chất nền strôma.

D. Bên trong chứa ADN, enzim, ribôxôm. 

Cho các nhận định sau :

(1) Màng ngoài có diện tích nhỏ hơn diện tích màng trong.

(2) Màng ngoài không chứa hệ enzim hô hấp, màng trong có chứa hệ enzim hô hấp.

(3) Màng ngoài và màng trong đều có một lớp phôtpholipit.

(4) Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo nên các mào.

Trong những nhận đinh trên, những nhận định nào là điểm khác nhau giữa màng trong và màng ngoài của ti thể?

A. (1),(2),(3)

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4),

D. (1),(2),(3),(4). 

Cho các ý sau đây :

(1) Màng đơn, chứa nhiều enzim thuỷ phân.

(2) Là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.

(3) Có chức năng phân huỷ tế bào già, bào quan già.

(4) Có chức nấng phân huỷ các đại phân tử hữu cơ.

Những ý nào là đặc điểm của lizôxôm?

A. (1), (2), (3),

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3), (4). 

Những điều nào sau đây nói đúng về chức năng của lục lạp?

(1) Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

(2) Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Chuyển năng lượng của các chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho các hoạt động sống.

(4) Tạo ra nguyên tử ôxi cùng cấp cho môi trường.

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (2), (4).

B. (1), (2).

C. (2), (3), (4).

D. (3), (4).

Những điều nào sau đây nói không đúng về chức năng của ti thể?

(1) Chuyển năng lượng hoá học thành năng lượng ATP dễ sử dụng, cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

(2) Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp các chất.

(3) Từ chất vô cơ tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cơ thể.

(4) Chuyển quang năng thành hoá năng.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1),(4).

D. (3), (4). 

Trên cây lúa nước, lục lạp có ở

A. các tế bào lông hút của rễ.

B. các tế bào có chức năng quang hợp.

C. tất cả các tế bào lá và thân cây lúa.

D. tất cả các tế bào trên cây. 

Xét các bào quan sau:

(1) Không bào.

(2) Trung thể.

(3) Lưới nội chất.

(4) Lizôxôm.

(5) Lục lạp.

(6) Ribôxôm

Trong các bào quan trên, tế bào động vật không có những bào quan nào?

A. (1).

B. (1),(3)

C. (5).

D. (1),(5). 

Xét các bào quan sau :

(1) Không bào tiêu hoá.

(2) Trung thể.

(3) Lưới nội chất.

(4) Lizôxôm.

(5) Lục lạp.

(6) Ribôxôm.

Trong các bào quan trên, tế bào thực vật không có bào quan nào?

A. (1), (2), (3).

B. (1) (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (4), (5), (6). 

Có nhiều loại không bào với chức năng khác nhau :

(1) Không bào chứa chất phế thải độc hại.

(2) Không bào chứa chất dự trữ.

(3) Không bào tiêu hoá

(4) Không bào chứa nước và muối khoáng.

(5) Không bào chứa sắc tố.

(6) Không bào co bóp.

Tế bào thực vật không có những loại không bào nào?

A. (1), (2), (3).

B. (3), (6).

C. (4), (6).

D. (3), (4), (5).

Loại bào quan có khả năng tổng hợp ATP là

A. thể Gôngi, ribôxôm.

B. ti thể, lưới nội chất.

C. ti thể, lục lạp.

D. ti thể, lizôxôm.

Loại bào quan có thể chứa ADN trong tế bào của rễ cây là

A. nhân, ti thể, thể Gôngi.

B. ribôxôm, lưới nội chất hạt.

C. nhân, ti thể.

D. nhân, lục lạp, ribôxôm. 

Ti thể có thể có trong tế bào của những sinh vật nào sau đây?

(1) gà.

(2) cải bắp.

(3) tảo lục.

(4) vi khuẩn lam.

(5) nấm rơm.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4).

D. (3),(4),(5). 

Lục lạp có thể có trong tế bào của

A. vi khuẩn lam, cây lúa,

B. nấm rơm, cây cải củ.

C. tảo lục, cây cà chua.

D. cây ngô, cây khoai tây. 

Xét các đặc điểm sau đây của lưới nội chất:

(1) Là một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau.

(2) Có chứa cầc enzim xúc tác cho phản ứng tổng hợp chất tiết.

(3) Có chức năng khử độc và chuyển hoá đường.

(4) Có cấu trúc màng đơn.

(5) Làm nhiệm vụ vận chuyển trong tế bào.

Những đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là

A. (1), (2), (3), (4).

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (4), (5)

D. (1), (3), (4). 

Trong tế bào thực vật, các bào quan có thể chứa cả prôtêin và axit nuclêic gồm có

A. ribôxôm, không bào, lục lạp.

B. nhân, ti thể, lục lạp, ribôxôm.

C. ribôxôm, nhân, thể Gôngi.

D. ti thể, ribôxôm, lưới nội chất. 

Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là

A. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử prôtêin đặc hiệu.

B. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.

C. có ATP, kênh prôtêin vận chuyển đặc hiệu.

D. có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán. 

Đối với ếch, điều gì sẽ xảy ra nếu đến cuối giaỉ đoạn nòng nọc, các lizôxôm trong các tế bào cuống đuôi bị vỡ?

A. Không ảnh hưởng gì đến hình thái và đời sống của nòng nọc ếch.

B. Các tế bào ở cuống đuôi bị hệ enzim của lizôxôm phân huỷ.

C. Các tế bào ở cuống đuôi sẽ sinh trưởng nhanh.

D. Các tế bào ở cuống đuôi sẽ phân chia nhanh. 

Ete là chất gây mê có thể tan trong lipit đi vào trong tế bàọ bằng cách nào sau đây?

A. Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc hiệu.

B. Qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào.

C. Vận chuyển chủ động qua màng.

D. Ẩm bào bằng biến dạng màng tế bào. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu kênh prôtêin xuyên màng đặc hiệu của glucôzơ không hoạt động?

A. Glucôzơ sẽ được hoạt tải vào tế bào.

B. Glucôzơ sẽ không vào được tế bào.

C. Glucôzo sẽ khuếch tán trực tiếp qua màng.

D. Glucôzo sẽ được màng tế bào bọc lại và nuốt vào trong tế bào. 

Chất nào sau đây chỉ có thể đi qua màng bằng con đường xuất nhập bào?

A. Pôlisacarit.

B. Glucôzơ.

C. Rượu êtanol.

D. Vitamin. 

Chất nào sau đây không thể đi qua màng bằng các kênh đặc hiệu?

A. H+, glucôzơ.

B. Na+, axit amin.

C. Axit nuclêic.

D. Nước, K+

Một tế bào có nồng độ chất tan là 0,9%. Dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào?

A. Dung dịch NaCl 0,8%.

B. Dung dịch NaCl 0,9%.

C. Dưng dịch NaCl 1%.

D. Dung dịch NaCl 0,2%. 

Câu nào sau đây không đúng khi nói về môi trường xung quanh tế bào?

A.  Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương.

B.  Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương.

C. Nếu môi trường bên trong tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan ở bên ngoài tế bào thì gọi là môi trường đẳng trương.

D. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương. 

Câu nào sau đây không đúng khi nói về trao đổi chất qua màng tế bào?

A.  Dựa vào sự khuếch tán qua màng, người ta chia dung dịch thành 3 loại: ưu trương, đẳng trương và nhược trương.

B.  Khuếch tán là hiện tượng các chất hoà tan trong nước được vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. Những chất trao đổi qua màng tế bào thường là những chất hoà tan trong môi trường nước.

D. Nước thấm qua màng từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn gọi là thẩm thấu. 

Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế

A. Vận chuyển thụ động.

B. Thẩm thấu.

C. Thẩm tách.

D. Vận chuyển chủ động. 

Hiện tượng thẩm thấu là

A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.

B. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.

C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.

D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng. 

Một học sinh làm thí nghiệm về co và phản co nguyên sinh như sau:

  • Thí nghiệm 1: Tách lớp biểu bì lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính lên trên rồi đem quan sát dưới kính hiển vi.
  • Thí nghiệm 2: Nhỏ một giọt nước muối loãng vào rìa lá kính, lấy giấy thấm hút phía ngược lại, đem quan sát dưới kính hiển vi.
  • Thí nghiệm 3: Làm giống thí nghiệm 2 nhưng thay muối bằng nước cất.

Hình ảnh bạn quan sát được lần lượt từ lần 1 đến lần 3 là:

A. Khí khổng mở → Khí khổng đóng → Khí khổng mở.

B. Khí khổng đóng → Khí khổng mở → Khí khổng đóng.

C. Khí khổng mở → Khí khổng đóng → Khí khổng đóng.

D. Khí khổng đóng → Khí khổng mở → Khí khổng mở. 

Một học sinh làm thí nghiệm về co nguyên sinh như sau:

Thí nghiệm 1: Tách lớp biểu bí lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính và đem quan sát dưới kính hiển vi.

Thí nghiệm 2: Nhỏ một giọt nước muối loãng vào rìa lá kính, lấy giấy thấm hút phía ngược lại, đem quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào bị co nguyên sinh.

Giải thích nào sau đây là đúng về hiện tượng co nguyên sinh trên đây?

A. Môi trựờng tế bào ngoài nhược trương, nước trong tế bào bị hút ra ngoài.

B. Môi trường tế bào ngoài đẳng trương, dịch bào không thay đổi.

C. Môi trường tế bào ngoài ưu trương, dịch bào thẩm thấu ra ngoài.

D. Môi trường tế bào ngoài nhược trương, màng tế bào tách ra khỏi thành tế bào.

Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Tách lớp biểu bì lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính, thấm bớt nước thừa và dem quan sát dưới kính hiển vi. Hiện tượng mà bạn ấy có thể thấy là

A. tế bào biểu bì không bị co nguyên sinh và các khí khổng đóng.

B. tế bào biểu bì co nguyên sinh và các khí khổng đóng.

C. tế bào biểu bì không bị co nguyên sinh và các khí khổng mở.

D. tế bào biểu bì co nguyên sinh và các khí khổng mở. 

Khi xảy ra hiện tượng co nguyên sinh với dung dịch sacarôzơ 1M, phần hình thành giữa màng sinh chất và thành tế bào chứa

A. dịch bào.

B. dung dịch đường sacarôzơ 1M.

C. hỗn hợp dịch bào và sacarôzơ.

D. không khí. 

Trình bày khái quát về tế bào? 

 

Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào vi khuẩn và chú thích? 

Những nhận định nào dưới đây là đúng với tế bào vi khuẩn:

a) Nhân được phân cách với phần còn lại bởi màng nhân

b) Vật chất di truyền là ADN kết hợp với prôtêin histon

c) Không có màng nhân

d) Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon 

Chọn phương án đúng. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:

a) Tham gia vào quá trình phân bào

b) Thực hiện quá trình hô hấp

c) Giữ hình dạng tế bào ổn định

d) Tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu 

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? 

Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm? 

Chức năng của khung xương tế bào là gì? 

Chọn phương án đúng. Số lượng lớn các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc sản xuất:

a) Lipit

b) Pôlisaccarit

c) Prôtêin

d) Glucôzơ 

Chọn phương án đúng. Điều nào dưới đây là sai khi mô tả về trung thể :

a) Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật

b) Là bào quan có trong các tế bào nhân thực

c) Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau

d) Là ống hình trụ, rỗng, đường kính 0,13μm

e) Là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật 

Vẽ và mô tả cấu trúc của ti thể? 

Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào? 

Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó? 

Chọn phương án đúng. Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thu C02 và giải phóng 02. Các bào quan này có nhiều khả năng là :

a) Lục lạp         

b) Ribôxôm    

c) Nhân             

d) Ti thể 

Chọn phương án đúng. Số lượng ti thể và lục lạp trong tế bào được gia tăng như thế nào ?

a) Chỉ bằng sinh tổng hợp mới

b) Chỉ bằng cách phân chia

c) Nhờ sự di truyền

d) Sinh tổng hợp mới và phân chia

e) Nhờ cách liên kết của các túi màng sinh chất 

Lập bảng mô tả đặc điểm cấu trúc và chức năng của các bào quan:

Các bào quan

Đặc điểm cấu trúc Chức năng

1. Lưới nội chất

   

2. Bộ máy Gôngi

   
3. Không bào    
4. Khung xương tế bào    
5. Trung thể    

Hình dạng tế bào là ổn định hay thay đổi? Trong cơ thể người có loại tế bào nào có khả năng thay đổi hình dạng mà vẫn hoạt động bình thường? 

Chọn phương án đúng. Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?

a) Gắn thêm đường vào prôtêin

b) Tổng hợp lipit

c) Bao gói các sản phẩm tiết

d) Tạo ra glicôlipit

e) Tổng hợp pôlisacarit từ các đường đơn 

Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng của những thành phần tham gia cấu trúc màng? 

Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn, màng kép? 

Chọn phương án đúng. Màng sinh chất có cấu tạo:

a) Gồm hai lớp, phía trên có các lỗ nhỏ

b) Gồm ba lớp : hai lớp prôtêin và lớp lipit ở giữa

c) Cấu tạo chính là lớp kép phôtpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin, ngoài ra còn một lượng nhỏ pôlisaccarit

d) Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin 

Chọn phương án đúng. Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất :

a) Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng

b) Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất

c) Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit

d) Là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào 

Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ? 

Hình vẽ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng.

  • Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là chất gì ?
  • Nêu cơ chế vận chuyển chất đó qua màng?

Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? 

Cho 3 tế bào cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra? 

Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây:

a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương

b) Dung dịch saccarôzơ nhược trương

c) Dung dịch urê ưu trương

d) Dung dịch urê nhược trương 

Copyright © 2021 HOCTAP247