Chương VII: Châu Mĩ

Chương VII: Châu Mĩ

Lý thuyết Bài tập

Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu?

Dựa vào hình 37.1 và kiến thức, hãy lập bảng phân bố dân cư của Bắc Mĩ.

Trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì, giải thích nguyên nhân.

Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.

Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào?

Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

Quan sát hình 37.1, 39.1 và kiến thức đã học, cho biết:

- Tên các đô thị lớn, các ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa Kì.

- Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở cùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút.

Quan sát hình 40.1 và kiến thức đã học, cho biết:

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động của Hoa Kì. Giải thích.

- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì? 

Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

So sánh đặc điểm địa hình Nam MT với địa hình Bắc Mĩ.

Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào đối với sự phân bố địa hình.

Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ.

Tại sao vùng duyên hải phía tây của An-đét lại hình thành hoang mạc.

Những vùng dân cư thưa thớt ở châu Mĩ và giải thích.

Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ, hậu quả.

Cho biết các cây trồng vật nuôi chính ở Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố.

Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ.

Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Quan sát hình 46.1, kể tên các đai thực vật theo độ cao của sườn tây dãy An-đét.

Quan sát hình 46.2, kể tên các đai thực vật theo độ cao của sườn đông dãy An-đét.

Quan sát hình 46.1 và 46.2,. cho biết tại sao ở độ cao 0 m đến 1000 m, sườn tây dãy An-đét là thực vật nửa hoang mạc còn ở sườn đông là rừng nhiệt đới.

Quan sát hình 35.1 – Lược đồ tự nhiên châu Mĩ, tr.110 SGK, hãy hoàn thành bảng sau:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ các thành phần chủng tộc người ở châu Mĩ.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ sự phân bố của các tộc người bản địa ở châu Mĩ và hoạt động kinh tế chính của họ:

Hãy nối những gợi ý ở cột A với những gợi ý ở cột B để được những câu đúng:

Dựa vào SGK và bài giảng của thầy cô giáo, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Qua sơ đồ em vừa hoàn thành ở câu 1, hãy cho biết tại miền núi Cooc – đi – e và miền núi A – pa – lat ở Bắc Mĩ có thể phát triển được những ngành kinh tế nào? 

Quan sát hình 36.3 - Lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ, tr.115 SGK và dựa vào SGK, vốn hiểu biết, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây:

a) Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ (theo chiều Bắc - Nam):

b) Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây:

Quan sát hình 36.2 và 36.3 tr.114, 115 SGK, nêu tên và sự phân bố các kiểu rừng ở Bắc Mĩ. 

Quan sát hình 37.1 - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ, tr.116 SGK, em hãy:

a) Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

b) Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ. 

Căn cứ vào câu dưới đây: “Số dân thành thị Bắc Mĩ chiếm 76% dân số”

Em hãy:

a) Vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở Bắc Mĩ.

b) Kết hợp với SGK, giải thích vì sao tỉ lệ dân cư đô thị ở Bắc Mĩ lại cao như vậy. 

Chọn câu đúng nhất. 

Hệ thống siêu đô thị của Bắc Mĩ nằm ở

a) quanh vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương.

b) vùng đông nam Ca-na-đa và đông Hoa Kì. 

Quan sát hình 37.1, tr. 116 SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ điều kiện và nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca – na – da phát triển ở trình độ cao:

Dựa vào bảng thống kê dưới đây (năm 2001):

Giải sách bài tập Địa Lí 7 | Giải sbt Địa Lí 7

Em hãy:

a) Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của ba nước và ghi vào cột 4 ở bảng trên.

b) Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực có hạt/người của ba nước.

c) Từ biểu đồ trên, em rút ra nhận xét gì? 

Quan sát hình 38.2 – Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ, tr. 20 SGK, em hãy:

a) Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

b) Kết hợp với SGK, nêu nhận xét về sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. 

 

Cho biết ý kiến của em về câu dưới đây:

Một hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường.

a) Đúng                                      b) Sai 

Hãy chọn các cụm từ: các ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp mới ghi vào ô trống trong các sơ đồ về các ngành công nghiệp ở Bắc Mĩ dưới đây sao cho chính xác:

Qua sơ đồ dưới đây:

Em hãy: Phân tích khả năng cạnh tranh của khối kinh tế này. 

Dựa vào bảng số liệu tr. 124 SGK em hãy:

a, Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của các nước trong bảng.

b,Từ biểu đồ tên, cho biết vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế ở Bắc Mỹ. 

Hãy nối cột A (tên nước) với các ý ở cột B (vùng công nghiệp phát triển) để đúng các vùng công nghiệp phát triển của các nước Bắc Mĩ.

Dựa vào các hình 39.1 và 40.1 tr.125 SGK em hãy thể hiện các nội dung dưới đây trên hình 8.

a, Vẽ đường ranh giới và tô màu xanh vào vùng công nghiệp cũ(vùng Đông Bắc) của Hoa Kỳ.

b, Ghi lên lược đồ tên các trung tâm công nghiệp chính của vùng này.

c, Dùng ký hiệu biểu hiện các ngành công nghiệp chính của vùng này vào vòng tròn số 1.

d, Kết hợp vốn hiểu biết, giải thích tại sao ngành công nghiệp truyền thống ở vùng đông bắc Hoa Kỳ có thời kỳ bị sa sút. 

Dựa vào các hình 39.1 và 40.1 tr.125 SGK: 

Em hãy thể hiện các nội dung dưới đây trên hình 9:

a, Vẽ đường ranh giới và tô màu vàng vào vùng công nghiệp mới của Hoa Kì.

b, Ghi lên lược đồ tên các trung tâm công nghiệp chính của vùng này.

c, Dùng ký hiệu biểu hiện các ngành công nghiệp chính của vùng này vào vòng tròn số 2

d, Kết hợp với vốn hiểu biết, em hãy giải thích sự phát triển của vành đai công nghiệp mới. 

Quan sát hình 41.1-Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, tr.126 SGK, kết hợp với vốn hiểu biết, hãy nêu diện tích, giới hạn lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ theo gợi ý cụ thể sau:

Lãnh thổ bao gồm:

  • Eo đất ...
  • Các quần đảo ...
  • Toàn bộ lục địa ...
  • Diện tích: ... km2.
  • Giới hạn lãnh thổ: ...
  • Phía bắc giáp ...
  • Phía tây giáp ...
  • Phía đông giáp ... 

Hoàn thành sơ đồ dưới đây: 

Dựa vào hình 41.1 tr.126, em hãy thể hiện các nội dung dưới đây trên hình 10:

a) Ghi tên các vịnh biển, đại dương tiếp giáp với Trung và Nam Mĩ

b) Ghi tên các dãy núi lớn, các sơn nguyên, các đồng bằng.

c) Dùng kí hiệu, thể hiện trên lược đồ các loại khoáng sản có ở Trung và Nam Mĩ. 

Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi gì cho việc phát triển nền kinh tế? 

Quan sát hình 42.1-Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, tr.128 SGK, em hãy:

a) Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

b) Kết hợp với vốn hiểu biết, nêu thuận lợi của khí hậu Trung và Nam Mĩ đối với sản xuất nông nghiệp ở đây. 

Hãy đánh dấu X vào ô trống ý em trả lời đúng:

Trung và Nam Mĩ có gần đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất vì: 

a) Nằm ở bán cầu Tây.

b) Có diện tích rộng (20,5 triệu km2).

c) Có địa hình đa dạng lại trải dài theo phương vĩ tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vùng cực Nam.

d) Giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

 Dựa vào SGK, hoàn thành bảng sau:

Dựa vào sơ đồ dưới đây:

Em hãy giải thích vì sao người lai lại chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mĩ. 

Quan sát hình 43.1 tr.132 SGK, em hãy:

a) Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở châu Mĩ bằng cách ghi vào chỗ chấm (...) trong các câu dưới đây:

  • Dân cư châu Mĩ phân bố: ...
  • Các vùng tập trung đông dân là: ...
  • Các vùng dân thưa thớt là: ...

b) Nối các ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải để giải thích đúng sự thưa thớt dân cư ở một số vùng ở châu Mĩ:

 

Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những khó khăn do quá trình đô thị hóa quá nhanh ở Trung và Nam Mĩ trong khi kinh tế ở đây còn chậm phát triển. 

Dựa vào SGK, hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Hãy nối ô chữ ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho đúng:

 

Sự phân chia quyền sử dụng đất đai ở Trung và Nam Mĩ như vậy có ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân? 

Dựa vào sơ đồ dưới đây :

Hãy giải thích tại sao kết quả của cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ lại hạn chế. 

Hoàn thành sơ đồ sau:

Hãy nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B sao cho đúng:

Dựa vào sơ đồ dưới đây :

a) Hãy phân tích giá trị kinh tế của vùng rừng A-ma-dôn.

b) Kết hợp với SGK và kiến thức đã học, giải thích tại sao vùng rừng A-ma-dôn cần được bảo vệ. 

Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Dựa vào sơ đồ trên, kết hợp với vốn hiểu biết, em hãy phân ích nguyên nhân ra đời của khôi thị trường chung Mec-co-xua. 

Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Bằng vốn hiểu biết của mình, hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong các siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ. 

Quan sát hình 35.1 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ (tr.l 10 SGK) và kết hợp với vốn hiểu biết, hãy mô tả hệ thống núi An-đét theo gợi ý cụ thể dưới đây:

  • Hệ thống núi An-đét nằm ở ven biển phía ... lục địa ............................................
  • Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ ... xuống ... với nhiều đỉnh núi cao.
  • Sườn ... của dãy An-đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này có dòng hải lưu ... chảy qua.
  • Dãy An-đét thuộc Pê-ru, nằm ở vòng đai khí hậu ... 

Quan sát hình 46.1 và 46.2, tr. 139 SGK:

a) Hãy kể tên các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An-đét

  • Sườn tây: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...
  • Sườn đông: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...

b) Hãy giải thích sự thay đổi của các đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi. 

Ở chân núi An-đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới, ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc.

a) Em hãy cho biết loại khí hậu của từng thảm thực vật trên.

b) Vì sao lại có sự khác nhau về các đai thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy núi An-đét như vậy? 

Quan sát lược đồ Các luồn nhập cư vào Châu Mĩ, em hãy mô tả vị trí và giới hạn của châu Mỹ theo dàn ý:

Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở nửa cầu ......... Phía Bắc tiếp giáp với ........., phía Tây tiếp giáp với ........., phía Đông tiếp giáp với .........

Châu Mỹ gồm ......... lục địa. Đó là lục địa ......... có diện tích ......... và lục địa ......... với diện tích là ......... Nối liền hai lục địa là eo đất ......... 

Châu Mỹ có lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc – Nam, khoảng từ vĩ độ ......... đến khoảng vĩ độ ......... Với đặc điểm như vậy, nên châu Mỹ có rất nhiều đới .........  

Tìm vị trí kênh đào Panama và nêu ý nghĩa kinh tế của kênh đào này? 

Dựa vào lược đồ trên và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng? 

Quan sát lược đồ Tự nhiên Bắc Mĩ, các hình 36.1 và 36.2 trong SGK, em hãy:

Cho biết từ Tây sang Đông, Bắc Mỹ có thể chia ra làm mấy khu vực địa hình?

Nêu tên, đặc điểm và giá trị kinh tế chính của mỗi khu vực địa hình? 

Dựa vào “Lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mỹ”, trang 115 SGK, em hãy:

Nêu tên và vị trí các kiểu khí hậu?

Cho biết kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất. Vì sao?

Giải thích vì sao khí hậu ở Bắc Mỹ lại có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây? 

Quan sát lược đồ Dân cư Bắc Mĩ và kết hợp với hình 37.1 trong SGK, em hãy:

Nêu tên các khu vực có mật độ dân số:

• Trên 100 nguời/km2

• Từ 51 đến 100 người/km2

• Từ 11 đến 50 người/km2

• Từ 1 đến 10 người/km2

• Dưới 1 người/km2

Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư

Cho biết những thay đổi của sự phân bố dân cư ở Bắc Mỹ. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó 

Dựa vào lược đồ Dân cư Bắc Mĩ và nội dung SGK, em hãy:

Nêu tên các đô thị có quy mô dân số:

• Trên 8 triệu dân

• Từ 5 đến 8 triệu dân

Nhận xét và giải thích về sự phân bố các đô thị 

Dựa vào bảng “Nông nghiệp các nước Bắc Mỹ năm 2001” trang 119 trong SGK, em hãy:

Nêu nhận xét về tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và khối lượng một số nông phẩm chính của các nước. Hãy giải thích

Nêu nhận xét về nền nông nghiệp Hoa Kì 

Quan sát lược đồ Nông nghiệp Bắc Mĩ, em hãy:

Kể tên những sản phẩm nông nghiệp chính

Cho biết vùng phân bố chủ yếu của chúng

• Lúa mì

• Ngô

• Mía

• Bông

• Trâu, bò

• Lợn

Giải thích vì sao Hoa Kì trồng nhiều lúa mì, nuôi nhiều lợn, bò sữa. Ở ven vịnh Mêhicô trồng nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả 

Quan sát lược đồ Công nghiệp Bắc Mĩ và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Nhận xét về sự phân bố của các trung tâm công nghiệp

Nêu và giải thích sự phân bố của một số ngành công nghiệp sau:

• Luyện kim (đen, màu)

• Đóng tàu biển

• Công nghệ cao (điệntử, hàng không vũ trụ) 

Qua bảng số liệu ở trang 124 trong SGK, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu GDP và vai trò ngành dịch vụ của các nước?

Dựa vào hình 40.1 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy:

Nêu tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc Hoa Kì

Đối chiếu với lược đồ công nghiệp Bắc Mỹ (bài 39), cho biết vùng Đông Bắc Hoa Kì có những ngành công nghiệp nào

Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời bị sa sút? 

Quan sát hình 40.1 trong SGK, kết hợp với kiến thức đã học hãy giải thích vì sao nguồn vốn và lao động của Hoa Kì lại chuyển dịch từ vùng công nghiệp Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới. 

Dựa vào lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ (bài 39) và kiến thức đã học, cho biết vùng công nghiệp mới có các ngành công nghiệp nào? 

Quan sát hình 41.1 trong SGK, em hãy cho biết:

Trung và Nam Mĩ gồm những phần đất nào

Nêu tên các biển và đại dương bao qunah Trung và Nam Mĩ 

Quan sát hình 41.1 trong SGK, em hãy mô tả địa hình Nam Mĩ theo thứ tự từ Tây sang Đông (gồm những dải núi, đồng bằng và sơn nguyên nào)? 

Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ và Bắc Mĩ khác nhau ở những điểm chính nào?

Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng

A B Sắp xếp ở A và B

1. Eo đất Trung Mĩ

2. Quần đảo Ăngti

3. Phía tây Nam Mĩ

4. Phía đông Nam Mĩ

5. Trung tâm Nam Mĩ

a, Có dãy núi trẻ Anđét cao và đồ sộ chạy từ Bắc xuống Nam

b, Có các đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bằng Amadôn

c, Nơi tận cùng của dãy Cooc-đi-e có nhều núi lửa

d, Vòng cung gồm vô số các đảo bao quanh biển Cari bê

e, Gồm các sơn nguyên: Braxin, Guyan

3 - a

...........................

...........................

...........................

...........................

 

Dựa vào hình 42.1 trong SGK, trình bày sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu của Trung và Nam Mĩ? 

Vì sao Trung và Nam Mĩ có khí hậu đa dạng? 

Dựa vào lược đồ trên và kiến thức đã học, em hãy sắp xếp các ý ở cột a với cột B cho thích hợp

A B Sắp xếp ở A và B

1. Rừng xích đạo xanh quanh năm

2. Rừng rậm nhiệt đới ẩm

3. Rừng thưa và xavan

4. Thảo nguyên Pampa

5. Hoang mạc và bán hoang mạc

6. Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao

a, Đồng bằng Pampa

b, Đồng bằng duyên hải tây Anđét

c, Đồng bằng Amadôn

d, Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti

đ, miền núi Anđét

e, Phía Tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăngti, đồng bằng Ô-ri-nô-cô

1- c

...............

...............

...............

...............

...............

Đánh dấu × vào ô trống em cho là đúng nhất.

Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai giữa:

☐ Người Anh điêng với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

☐ Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người da đen gốc Phi.

☐ Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người da đen gốc Phi và người Anh điêng. 

Đánh dấu × vào ô trống trước số liệu mà em cho là đúng.

Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị khoảng:

☐ 70%            ☐ 75%              ☐ 80% 

Dựa vào lược đồ Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Trung và Nam Mĩ, em hãy:

Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư, đô thị của Trung và Nam Mĩ. Giải thích vì sao có nơi dân cư thưa thớt

Nêu tên các đô thị lớn ở Trung và Nam Mĩ

• Trên 8 triệu dân

• Từ 5 đến 8 triệu dân

• Từ 3 đến 5 triệu dân 

Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? 

Quan sát hình 44.4 trong SGK, em hãy:

Hoàn thành bảng sau:

Tên cây trồng Phân bố Tên cây trồng Phân bố

Lúa mì

Ngô

Cà phê

Dừa

Đậu tương

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

Bông

Nho

Mía

Chuối

Cam, chanh

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

Giải thích vì sao Trung và Nam Mĩ trồng nhiều loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới

Cho biết tên và vùng phân bố của vật nuôi chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ 

Dựa vào hình 45.1 trong SGK:

Nêu nhận xét về sự phân bố ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

Dựa vào lược đồ Tự nhiên châu Mĩ và kiến thức đã học, giải thích về sự phân bố các ngành công nghiệp khai thác dầu, luyện kim đen, luyện kim màu, dệt ở Trung và Nam Mĩ 

Dựa vào bản đồ treo tường châu Mĩ – Địa lí tự nhiên (hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục), hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) nội dung phù hợp:

Dãy Anđét là một dãy núi............................., nằm ở ............................. lục địa Nam Mĩ, chạy dài từ ............................. xuống ............................. Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như............................. ............................. .............................

Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ............................., chạy sát gần bờ, nên khí hậu nơi đây hầu như ............................. và là nơi ............................. nhất châu lục. 

Dựa vào sơ đồ phân hóa của thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Anđét trong SGK, em hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

SƯỜN TÂY SƯỜN ĐÔNG
Thảm thực vật Độ cao (mét) Thảm thực vật Độ cao (mét)

..................................

..................................

..................................

..................................

..................................

..................................

Từ 0m – 1000m

Từ 1000m – 2000m

Từ 2000m – 3000m

Từ 3000m – 4000m

Từ 4000m – 5000m

Trên 5000m

..................................

..................................

..................................

..................................

..................................

..................................

Từ 0m – 1000m

Từ 1000m – 1300m

Từ 1300m – 2000m

Từ 2000m – 3000m

Từ 3000m – 4000m

Từ 4000m – 5000m

Trên 5000m

 

Em hãy giải thích vì sao lại có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét? 

Copyright © 2021 HOCTAP247