Địa Lý Dân Cư

Địa Lý Dân Cư

Lý thuyết Bài tập

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?

Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.

Bảng 1.1. Số dân phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)

Dựa vào hình 2.1, hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

Dựa vào bảng sô liệu 2.3 (trang 10 SGK)

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (%)

Câu 3 SGK Địa lý 9 trang 17

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Bảng 3.2:Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)

Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999.

Câu 1 SGK Địa lý 9 trang 18

Hình 5.1. Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và nàm 1999

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt :

- Hình dạng của tháp.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc.

Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khăc phục những khó khăn này?

Dựa vào bảng 1:

Bảng 1. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM XẾP THEO CÁC DÒNG, NHÓM NGÔN NGỮ

Dòng

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

 

Nam Á

Việt Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn - Khơ-me

Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-ho, Hrê, Mnông, xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Giẻ-Triêng, Mạ, Khơ-mú, Co, Tà-ôi, Chơ-ro, Kháng, Xinh-mun, Mảng, Brâu, ơ-đu, Rơ-măm.

Tày - Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.

Mèo - Dao

Mông, Dao, Pà Thẻn.

Ka Đai

La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.

Nam Đảo

Ma-lay-ô - Pô-li-nê-diêng

Gia-rai, Ê-đê, Chăm , Ra-glai, Chu-ru.

Hán - Tạng

Hán - Tạng

Hoa, Ngái, Sán Dìu.

Tạng - Miến

Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.

Hãy cho biết:

a) Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ nào.

...............................

b) Các dân tộc nào cùng nhóm ngôn ngữ với dân tộc em.

................................

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc em (theo trình tự: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...). 

Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm các dan tộc ở Việt Nam.

1. Dân tộc Việt (Kinh).

2. Dân tộc ít người.

3. Người Việt định cư ở nước ngoài.

a) Có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

b) Có dân số và trình độ phát triển khác nhau.

c) Có kinh nghiệm riêng như: Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.

d) Đều tham gia các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.

e) Có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo…

g) Số dân đông nhất, chiếm 86% dân số cả nước.

h) Lực lượng lao động đông đảo trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, khoa học- kĩ thuật.

i) Một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, em có nhận xét gì về cội nguồn cộng đồng các dân tộc Việt Nam? 

Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

1. Dân tộc Việt (Kinh)

2. Dân tộc ít ngươi

3. Các dân tộc ở Trung du miền núi Bắc Bộ.

4. Các dân tộc ít người ở Trường Sơn – Tây Nguyên.

5. Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

a) Cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt (các dân tộc Chăm, Khơ- me), chủ yếu ở đô thị, nhất là TP. Hồ Chí Minh (người Hoa).

b) Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt.

c) Trên 30 dân tộc cư trú xen kẽ, có sự khác biệt giữa các vùng thấp, vùng giữa và vùng cao.

d) Chiếm 13, 8% dân số, chủ yếu phân bố ở miền núi và trung du.e) Phân bố rông khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

Dựa vào bảng 2.1

Bảng 2.1. DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn người)

Năm 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2009 2011
Số dân 30172 34929 41063 49160 52742 64736 76323 86035 87840

a) Vẽ biển đồ thể hiện dân số nước ta, gia đoạn 1960-2011.

b) Qua biển đồ hãy nhận xét sự phát triển dân số nước ta, gia đoạn 1960-2011. 

Dựa vào số liệu dưới đây:

- Số dân thành thị nước ta năm 2010: 26515,9 nghìn người.

- Số dân nông thôn nước ta 2010: 60416,6 nghìn người.

- Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta năm 1999 là 23,4%.

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số thành thị so với dân số cả nước năm 1999 và 2010.

b) Qua biển đồ nhận xét. 

Căn cứ vào bảng 2.2

Bảng 2.2. TỈ SỐ GIỚI TÍNH THEO CÁC VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2009

(Đơn vị %)

Năm Tỉ số giới tính
Toàn quốc 98,1
Trung du miền núi Bắc Bộ 99,9
Đồng bằng sông Hồng 97,29
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 98,2
Tây Nguyên 102,45
Đông Nam Bộ 95,3
Đồng bằng sông Cửu Long 99,0

a) Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ số giới tính theo các vùng, năm 2010.

b) Nhận xét. 

Căn cứ vào bảng 3.1

Bảng 3.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2011

(Đơn vị: người/km2)

Năm Mật độ dân số
Toàn quốc 265
Trung du miền núi Bắc Bộ 139
Đồng bằng sông Hồng 1258
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 199
Tây Nguyên 97
Đông Nam Bộ 631
Đồng bằng sông Cửu Long 427

a) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng nước ta, năm 2011.

b) Qua biển đồ nhận xét 

Dựa vào bảng 3.2

Bảng 3.2. SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ THEO CÁC VÙNG CẢ NƯỚC TA, NĂM 2010

(Đơn vị: nghìn người)

Năm Tổng dân số Dân số thành thị
Toàn quốc 86932.5 2651.9
Trung du miền núi Bắc Bộ 12331.9 2422.3
Đồng bằng sông Hồng 18648.4 5422.2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 18943.5 4765.8
Tây Nguyên 5207.4 1487.4
Đông Nam Bộ 14545.9 8831.2
Đồng bằng sông Cửu Long 17255.4 4067.0

a) Hoàn thành bảng sau:

TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA, NĂM 2010

(Đơn vị: %)

Năm Thành thị Nông thôn
Toàn quốc    
Trung du miền núi Bắc Bộ    
Đồng bằng sông Hồng    
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ    
Tây Nguyên    
Đông Nam Bộ    
Đồng bằng sông Cửu Long    

b) Nhận xét

 

 

Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

Đặc điểm chung về quần cư thành thị nước ta là

A. đều có nhiều chức năng.

B. trình độ đô thị hoá cao.

C. trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

D. cơ sở hạ tầng đô thị rất phát triển 

Qua dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, hãy viết đoạn văn ngắn gọn giới thiệu về Thủ đô Hà Nội hiện nay. 

Căn cứ vào bảng 4.1

Bảng 4.1. CƠ CẤU ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 1/7 HẰNG NĂM THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010.

(Đơn vị: %)

  1989 2010
Nông – lâm – ngư nghiệp 71,5 49,5
Công nghiệp – xây dựng 11,2 20,9
Dịch vụ 17,3 29,6

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010.

b) Căn cứ vào biểu đồ, hãy nhận xét vế cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta từ năm 1989 đến năm 2010. 

Căn cứ vào bảng 4.2

Bảng 4.2: CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

  2000 2004 2006 2010
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Khu vực nhà nước 9,3 9,9 9,1 10,4
Các khu vực khác 90,7 90,1 90,9 89,6

Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó. 

Dựa vào bảng 4.3

Bảng 4.3. TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐỘ TUỔI CỦA NƯỚC TA VÀ CÁC VÙNG QUA CÁC NĂM

(Đơn vị:%)

 
  Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Cả nước 3,60 1,6 1,58 3,56
Đồng bằng sông Hồng 3,41 1,41 1,46 3,90
Đồng bằng sông Cửu Long 3,37 2,59 2,83 5,39

Nhận xét tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Căn cứ vào bảng 4.4

Bảng 4.4. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRÊN THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA CÁC KHU VỰC NƯỚC TA, NĂM 2010.

(Đơn vị: nghìn đồng)

Vùng Cả nước Thành thị Nông thôn
Thu nhập 1387 2130 1070

Nhận xét sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn so với trung bình cả nước. 

 

Dựa vào bảng 4.5

Bảng 4.5. TỈ LỆ HỘ NGHÈO PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN VÀ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2008

(Đơn vị: %)

Khu vực Cả nước Thành thị Nông thôn ĐNB ĐBSCL
Tỉ lệ hộ nghèo 16,0 3,9 20,4 3,8 10,3

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo của cả nước, thành thị, nông thôn, của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Qua biểu đồ nhận xét sự chêch lệch về tỉ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 

Hoàn thành bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể dưới đây:

Đề mục
Năm 1989 Năm 1999
Triệu người % Triệu người %
Dân số 64,4 100 76,3 100
Trong đó        
+ Từ 0-14 tuổi        
+ Từ 14-59 tuổi        
+ Trên 60 tuổi        
Tỉ lệ phụ thuộc        

Ghi dấu (+) vào  ý trả lời đúng về nhận xét so sánh hai tháp dân số ở các mặt:

a)   Hình dạng của tháp

□ Hai tháp dân số (năm 1989 và năm 1999) đều có đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn.     

□ Chân của đáy tháp (nhóm tuổi: 0-4) của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.

□ Sự khác biệt về hình dạng của hai tháp biểu hiện cơ cấu dân số của nước ta có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực.

b)   Cơ cấu dân số theo độ tuổi          

□ Số người dưới và trong độ tuổi lao động ở hai tháp đều cao.

□ Số người trong và ngoài độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.

□ Số người dưới độ tuổi lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.

c)     Về tỉ lệ dân số phụ thuộc

□ Năm 1989 tỉ lệ dân số phụ thuộc là 7,2%.

□ Năm 1999 tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên là 8,1%.

d)    Nhận xét chung

□ Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ số người dưới độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ số người trong và ngoài độ tuổi lao động. 

Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ thich hợp ở bên phải để giải thích đùng nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi

Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi như trên vì:

- Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đang có xu hướng giảm dần.

- Cuộc vận động sinh để có kế hoạch và kế hoạch hóa gia đình đã có tác dụng tốt.

- Nền kinh tế đang trên đà phát triển.

- Đời sống của nhân dân đang được cải thiện theo xu hướng ngày một cao.

Hãy chọn những cụm từ thích hợp trong các cụm từ cho sẵn để hoàn thành sơ đồ dưới đây.

- Lực lượng lao động dồi dào.

- Về y tế, văn hóa, giáo dục.

- Hằng năm số người bổ sung cho lực lượng lao động lớn.

- Về giải quyết việc làm trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển.

- Dân số tăng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ lệ phụ thuộc cao.

- Hấp dẫn đầu tư nước ngoài với những ngành cần thiết lao động.

- Vấn đề giải quyết nhà ở. 

Ghi chữ Đ vào ý trả lời đúng.

Những biện pháp để khắc phục khó khăn do cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta là

□ a) giảm tỉ lệ sinh.

□ b) vận động mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con.

□ c) thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và kế hoạch hoá gia đình.

□ d) ban hành chính sách dân số phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay.

□ đ) đẩy mạnh phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, tích cực giải quyết việc làm. 

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng.

Nước ta có:

☐ 52 dân tộc                 ☐ 53 dân tộc

☐ 54 dân tộc                 ☐ 55 dân tộc

Dân tộc Việt chiếm khoảng

☐ 85% dân số cả nước

☐ 86% dân số cả nước

Các dân tộc sống chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

☐ Bana, Ê-đê, Giarai, Cơho, Mnông.

☐ Mường, Thái, Tày, Nùng, Mông, Dao.

Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc:

☐ Chăm, Hoa, Khơ-me

☐ Cơho, Mnông, Giarai 

Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng nhất.

Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở: 

☐ Các đồng bằng và duyên hải.

☐ Các đồng bằng, trung du và duyên hải.

☐ Các đồng bằng và trung du. 

Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Hãy trình bày một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em? 

 

Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng.

Tính đến năm 2009, dân số nước ta là: 

☐ 85,2 triệu người

☐ 85,5 triệu người

☐ 85,8 triệu người

☐ 86,3 triệu người 

Điền tiếp nội dung vào chỗ chấm (...):

Nước ta có dân số đứng thứ …………….ở Đông Nam Á và thứ…………….trên thế giới. Điều đó chứng tỏ nước ta là nước……………………. 

Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? 

Trình bày hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh ở nước ta. 

Dựa vào bảng 2.2 trong SGK, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở nước ta. 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT QUỐC GIA NĂM 2009 (người/km2)

Quốc gia Mật độ dân số Quốc gia Mật độ dân số
Toàn thế giới 50 Philippin 307
Bru-nây 66 Thái Lan 132
Campuchia 82 Trung Quốc 139
Lào 27 Nhật Bản 338
In-đô-nê-xi-a 128 Hoa Kỳ 32
Mailaixia 86 Việt Nam 260

Em hãy nêu nhận xét về mật độ dân số của nước ta. 

Quan sát Lược đồ Dân cư Việt Nam năm 1999 và kết hợp với hình 3.1 trong SGK, em hãy:

- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư.

- Giải thích vì sao có những nơi đông dân và thưa dân.

- Điền tiếp nội dung vào chỗ chấm (…) ở câu sau:

Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô …………… phân bố tập chung ở …………… và……………

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng …………… Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn …………… 

Điền tiếp nội dung vào chỗ chấm (...):

Nước ta có nguồn lao động ………… và ………… Người lao động Việt Nam có nhiều ………… trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp; có ………… tiếp thu khoa học kỹ thuật, ………… nguồn lao động đang được ………… Tuy nhiên, người lao động nước ta còn hạn chế về ………… và ………… 

Nối ý ở ô bên trái với ý ở ô bên phải sao cho phù hợp và hoàn chỉnh:

Dựa vào hình 4.2 trong SGK, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó. 

Nêu một số thành tự về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta. 

Quan sát kĩ hai tháp dân dưới đây:

- Em hãy hoàn thành bảng sau:

  Năm 1989 Năm 1999
Hình dạng của tháp ........................................ ........................................
Cơ cấu dân số theo độ tuổi ........................................ ........................................
Từ 0 đến 14 tuổi ........................................ ........................................
Từ 15 đến 59 tuổi ........................................ ........................................
Từ 60 tuổi trở lên ........................................ ........................................
Tỉ lệ dân số phụ thuộc ........................................ ........................................

- Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân. 

Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Cần có những biện pháp gì để khắc phục các khó khăn này? 

Copyright © 2021 HOCTAP247