Địa Lý Khu Vực Và Quốc Gia

Địa Lý Khu Vực Và Quốc Gia

Lý thuyết Bài tập

Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì.

Dựa vào bảng 6.1 hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân của Hoa Kì qua các năm. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế.

Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân.

Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì.

Liên minh châu Âu (EU) được hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.

Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK, hãy chứng minh: EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?

Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.

Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?

Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của liên bang Nga.

Đặc điểm dân cư có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế.

Hãy nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, những nhà bác học nổi tiếng của LB Nga.

Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000.

Hãy nêu những ngành công nghiệp mà LB Nga đã hợp tác với Việt Nam (trước đây và hiện nay).

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hóa.

Dựa vào bảng 9.3 SGK, hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 1990-2005, kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950-1973 và 1990-2005.

Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.

Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm?

Dựa vào bảng số liệu sau:

Sản lượng cá khai thác

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

1985

1990

1995

2000

2001

2003

Sản lượng

11411,4

10356,4

6788,0

4988,2

4712,8

4596,2

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Dựa vào hình 10.1. Nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

Dựa vào hình 10.1 và hình 10.4 SGK, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc.

Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

Dựa vào hình 10.8 SGK, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp Trung Quốc.

Vì sao sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?

Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Trình bày mục tiêu của ASEAN.

Hãy trình bày một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư - xã hội của Ô-xtrây-li-a.

Hãy chứng tỏ rằng Ô-xtrây-li-a là nước có nền công nghiệp phát triển cao.

Dựa vào hình 12.5, hãy phân tích để thấy rõ tính hiện đại của các trang trại nông nghiệp ở Ô-xtrây-li-a.

Quan sát lược đồ Các nước trên thế giới (trang 4-5 SGK) và sự hiểu biết để hoàn thành bảng sau:

ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA Lí VÀ LÃNH THỔ HOA KÌ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

Vị trí địa lí

 

 

Lãnh thổ

 

 
 

Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học, nêu đặc điểm các vùng tự nhiên Hoa Kì, xác định thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, ghi vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỂ MẠNH KỈNH TỂ CỦA CÁC VÙNG TỰ NHIÊN

 

Vùng phía Tây

Vùng Trung tâm

Vùng phía Đông

Đặc điểm tự nhiên

 

   

Thế mạnh phát triển kinh tế

 

   

 

Câu 3 trang 26 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11

Chọn ý trả lời đúng

Hoa Kì có những khó khăn về tự nhiên:

Vùng Trung tâm có thời tiết biến động mạnh, nhiều lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá,... là do

A. ảnh hưởng của bão nhiệt đới.

B. các dãy núi cao nằm chắn ở phía tây.

C. địa hình có dạng lòng máng theo hướng bắc - nam.

D. đất nước có diện tích quá rộng lớn. 

Dựa vào bảng dưới đây, hãy:

a)  Vẽ biểu đồ thể hiện số dân của Hoa Kì giai đoạn 1800 - 2005.

b)  Nhận xét và giải thích sự biến động số dân Hoa Kì.

c)  Giải thích

SỐ DÂN HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1800 - 2005

(Đơn vị: triệu người)

Năm

1800

1820

1840

1860

1880

1900

1920

1940

1960

1980

2005

Số dân

5

10

17

31

50

76

105

132

179

227

296,5

 

Chứng minh rằng: Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư. 

Dựa vào bảng dưới đây, nêu một số nhận xét về đặc điểm dân số Hoa Kì. Phân tích ảnh hưởng của những đặc điểm đó đối với phát triển kinh tế - xã hội.

SỰ THAY ĐỔI DÂN SỐ HOA KÌ

Năm

1950

2004

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

1,5

0,6

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

70,8

78,0

Nhóm dưới 15 tuổi (%)

27,0

20,0

Nhóm trên 65 tuổi (%)

8,0

12,0

 

Chọn ý trả lời sai

Sự phân bô dân cư ở Hoa Kì có đặc điểm:

A. càng vào sâu trong nội địa thì mật độ dân số càng cao.

B. dân cư có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. dân thành thị chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu sống trong các thành phố vừa và nhỏ.

D. lịch sử nhập cư đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình phân bố dân cư hiện tại. 

Chọn ý trả lời đúng

Khó khăn lớn nhất về xã hội của Hoa Kì là

A. sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng.

B. tình trạng mất an toàn xã hội ngày càng lớn.

C. chi phí cho người cao tuổi nhiều.

D. dân nhập cư từ châu Á và Mĩ La tinh đến đông. 

Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

Hãy hoàn thiện sơ đồ sau:

Dựa vào bảng dưới đây, nhận xét về quy mô của nền kinh tế Hoa Kì.

GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2004

Toàn thế giới

40887,8

Hoa Kì

11667,5

Châu Âu

14146,7

Châu Á

10092,9

Châu Phi

790,3

 

Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

Ghi các nội dung phù hợp vào bảng.

NỀN KINH TẾ HOA KÌ CÓ TÍNH CHUYÊN MÔN HÓA CAO

Biểu hiện ở công nghiệp

                              

Biểu hiện ở nông nghiệp

 

 

Chọn ý trả lời đúng

Biểu hiện nào sau đây cho thấy rõ nhất sự đa dạng trong hoạt động dịch vụ của Hoa Kì?

A. Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tài hiện đại nhất thế giới; mạng lưới thông tin bao phủ toàn thế giới.

B. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2004 chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới; ngành ngân hàng và tài chính có quy mô toàn thế giới.

C. Ngành du lịch phát triển mạnh. Năm 2004, có 1.4 tỉ lượt khách đi du lịch trong nước và có hơn 46 triệu lượt khách nước ngoài đến Hoa Kì.

D. Tất cả các ngành dịch vụ đều phát triển, cả ở trong nước và ngoài nước. 

Chứng minh rằng công nghiệp Hoa Kì đang có sự chuyển đổi: 

Nối các ngành công nghiệp với vùng công nghiệp trong sơ đồ sau sao cho phù hợp. 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về tình hình sản xuất một số loại nông sản chính của Hoa Kì.

Nông sản chính

Sản lượng

Xếp hạng trên thế giới

Ngô (triệu tấn)

298,0

1

Lúa mì (triệu tấn)

58,7

3

Lúa gạo (triệu tấn)

10,0

11

Bông (triệu tấn)

4,5

2

Đường (triệu tấn)

7,7

4

Đàn bò (triệu con)

94,9

4

Đàn lợn (triệu con)

60,4

2

 

Căn cứ vào các mục: điều kiện tự nhiên, nông nghiệp và hình 6.6 (hình 7.7 trong SGK Nâng cao) để ghi nội dung phù hợp vào bảng sau:

 

Cây lương thực

Cây công nghiệp và cây ăn quả

Gia súc

Phía Đông

 

   

Trung tâm

Các bang phí Bắc

 

   

Các bang giữa

 

   

Các bang phía Nam

 

   

Phía Tây

 

   

 

Căn cứ vào mục công nghiệp và hình 6.7 (hình 7.8 SGK Nâng-cao) để ghi nội dung phù hợp vào bảng sau:

 

Vùng Đông Bắc

Vùng phía Nam

Vùng phía Tây

Các ngành công nghiệp truyền thống

 

   

Các ngành công nghiệp hiện đại

 

   

 

Việc thành lập EU nhằm mục đích gì? Cho rằng EU là một nhà nước bao trùm lên 27 nước độc lập trong EU có đúng không? Tại sao?

Phân tích bảng số liệu và hình dưới đây, rút ra các nhận xét về vai trò của EU trên thế giới?

MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI

Chỉ số

EU

Hoa Kì

Nhật Bản

Dân số (triệu người, năm 2005)

459,7

296,5

127,7

GDP (tỉ USD - năm 2004)

1 2690,5

11 667,5

4623,4

Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (% - năm 2004)

26,5

7,0

12,2

Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới (% - năm 2004)

37,7

9,0

6,25

 

Điền vào sơ đồ sau, các nội dung thể hiện đặc điểm cơ bản về quan hệ thương mại giữa các nước trong EU và giữa EU với các nước bên ngoài?

Chọn ý trả lời đúng

Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới.

B. Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. 

Điền nội dung thích hợp vào ô trống trong sơ đồ sau : bốn mặt tự do lưu thông của Thị trường chung châu Âu và lợi ích của chúng.

Chọn ý trả lời đúng

Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là

A. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ.

C. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. 

Hoàn thành bảng sau:

CÁC DỰ ÁN CỦA EU VÀ LỢI ÍCH CỦA CHÚNG

Dự án hợp tác

Sơ lược dự án

Lợi ích

Sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an

 

 

Sản xuất máy bay E-bớt

 

 

Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

 

 

 

Chứng minh rằng việc liên kết vùng đã thể hiện được bốn mặt tự do lưu thông của Thị trường chung châu Âu? 

Chọn ý trả lời đúng

Đặc điểm nào sau đây không đúng với Thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.

B. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.

C. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng.

D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung. 

Điền vào bảng sau những thuận lợi và khó khăn của các nước thành viên EU khi tham gia thị trường chung châu Âu và sử dụng đồng tiền chung ơ-rô: 

Dựa vào bảng 7.2 SGK Chuẩn hoặc bảng 9.2 SGK Nâng cao:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số quốc gia trên thế giới.

b) Nhận xét về vị thế kinh tế của EU trên trường quốc tế. 

Nhận xét nào dưới đây không đúng về lãnh thổ của Liên Ban Nga?

A. có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục Á và Âu.

B. có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo.

C. có đường bờ biển dài, giáp với Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và một số biển của Ấn Độ Dương.

D. đất nước trải dài trên 11 múi giờ, tiếp giáp với 14 nước. 

Địa hình LB Nga chia thành 2 phần rõ rệt, ranh giới là

A. sông Von-ga.

B. dãy núi U-ran.

C. sông Ê-nit-xây.

D. sông Lê-na. 

Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm trong vành đai khí hậu

A. cận cực.                            B. ôn đới.

C. cận nhiệt.                          D. nhiệt đới. 

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế-xã hội của LB Nga là

A. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn.

C. hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.

D. giáp với Bắc Băng Dương. 

Dòng sông được xem là một trong những biểu tượng của nước Nga, có giá trị tưới tiêu, giao thông, thuỷ điện, du lịch là

A. Von-ga.                           B. Ê-nit-xây.

C. Ô-bi.                                D. An-ga-ra. 

Đại bộ phận dân cư LB Nga tập trung ở phía

A. Bắc và Đông Bắc.

B. Đông và Đông Bắc.

C. Nam và Đông Nam.

D. Tây và Tây Nam. 

Phần lớn diện tích của nước Nga có mật độ dân số

A. dưới 1 người/km2.

B. từ 1 đến 10 người/km2.

C. từ 10 đến 25 người/km2.

D. trên 25 người/km2

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu người)

Năm

1991

1995

2000

2005

2010

2015

Số dân

148,3

147,8

145,6

143,0

143,2

114,3

Nhận định nào dưới đây đúng với sự gia tăng dân số của LB Nga?

A. số dân của LB Nga giảm đều qua các năm.

B. số dân của LB Nga tăng đều qua các năm.

C. trước năm 2005 số dân LB Nga có xu hướng giảm, từ năm 2005 về sau số dân LB Nga có xu hướng tăng lên.

D. số dân của LB Nga tăng giảm thất thường nhưng xu hướng chung là giảm. 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu người)

Năm

1991

1995

2000

2005

2010

2015

Số dân

148,3

147,8

145,6

143,0

143,2

114,3

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân của LB Nga qua các năm là

A. biểu đồ đường.         B. biểu đồ cột.

C. biểu đò tròn.            D. biểu đồ miền. 

Hãy nêu những biểu hiện cho thấy LB Nga có tiềm lực lớn về văn hóa và khoa học

Tiềm lực về văn hóa

Tiềm lực về khoa học

 

 

 

Điền vào bảng sau các đặc điểm kinh tế chủ yếu đối với mỗi giai đoạn phát triển,của LB Nga

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA LB NGA QUA CÁC GIAI ĐOẠN
 

Giai đoạn

Đặc điểm chủ yếu

1. Khi còn trong Liên bang Xô viết

 

2. Khủng hoảng (1988-2000)

 

3. Phát triển mới (sau năm 2000)

 

 

Thành tựu kinh tế cơ bản nhất mà LB Nga đạt được trong giai đoạn sau năm 2000 là

A. sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn.

B. đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

C. nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên.

D. tăng trưởng kinh tế cao, giá trị xuất siêu ngày càng lớn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế của LB Nga là

A. đẩy mạnh phát triển khoa học - kĩ thuật, tăng năng suất lao động.

B. chú ý đào tạo nguồn lao động có trình độ cao.

C. áp dụng những chính sách và biện pháp đúng đắn.

D. tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài. 

Quan sát hình dưới đây, nhận xét tình hình tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2005. 

 

Ngành “xương sống” của nền kinh tế LB Nga là

A. công nghiệp.            B. nông nghiệp.

C. lâm nghiệp.              D. dịch vụ. 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm. Từ đó rút ra nhận xét.

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1995

1998

2000

2002

2005

2013

Sản lượng

62,0

46,9

64,3

92,0

78,2

92,4

 

Ngành công nghiệp mũi nhọn của LB Nga là

A. luyện kim.

B. khai thác dầu khí.

C. chế tạo máy.

D. khai thác vàng và kim cương. 

Hiện nay LB Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp:

A. năng lượng và khai thác khoáng sản.

B. điện tử-tin học, hàng không.

C. khai thác gỗ và sản xuất giấy, xenlulo.

D. luyện kim đen, luyện kim màu. 

Chọn ý trả lời đúng

Ngành công nghiệp mũi nhọn của LB Nga, có sản lượng đứng đầu thế giới (năm 2006) là

A. công nghiệp luyện kim đen.

B. công nghiệp khai thác dầu, khí tự nhiên.

C. công nghiệp hàng không - vũ trụ.

D. công nghiệp quân sự. 

Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất của LB Nga là

A. vùng Trung tâm.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông. 

Vùng kinh tế LB Nga có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông. 

Vùng kinh tế rất phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp ở LB Nga là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông. 

 

Vùng kinh tế của LB Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông. 

Vùng kinh tế tập trung nhiều nhất các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn của LB Nga là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông. 

Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga.

Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm và nhận xét.

GDP CỦA LB NGA QUA CÁC NÄM

(Đơn vị : tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2003

20Ơ4

GDP

967,3

363,9

259,7

432,9

582,4

 

a) Vẽ biểu đồ đường

b) Nhận xét 

Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga

 

Quan sát lược đồ trên và ghi kết quả vào bảng sau:

Ngành sản xuất

Nơi phân bố

Giải thích

Trồng trọt

- Lúa mì

- Củ cải đường

 

 

 

 

Chăn nuôi

- Bò

- Cừu

- Lợn

- Thú có lông quý

 

 

 

 

 

 

 

Nhật bản có 4 đảo lớn, lần lượt từ bắc xuống Nam là

A. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hôn-su.

B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

C. Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su.

D. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu. 

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên ngư trường lớn ở các vùng biển quanh Nhật Bản là do có

A. khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

B. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.

C. các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

D. khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam. 

Hòn đảo lớn nhất Nhật Bản, trên đó có thủ đô Tô-ki-ô là

A. Hô-cai-đô.                  B. Hôn-su.

C. Kiu-xiu.                      D. Xi-cô-cư. 

Hoàn thành các bảng sau :

ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TỰ NHIÊN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Thuận lợi

Khó khăn

 

 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Năm

Độ tuổi

1950

1970

1997

2005

2010

2014

Dự báo 2015

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

13,3

12,9

11,7

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

63,8

60,8

60,1

Trên 65 tuổi (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

22,9

26,3

28,2

Số dân (triệu người)

83.0

104,0

126,0

127,7

127,3

126,6

117,0

Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

A. tỉ trọng của độ tuổi dưới 15 tăng liên tục.

B. ti trọng của độ tuổi 15-64 tuổi giảm liên tục.

C. tỉ trọng của độ tuổi 15-64 tuổi tăng liên tục.

D. tỉ trọng của độ tuổi trên 65 tuổi tăng liên tục. 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Năm

Độ tuổi

1950

1970

1997

2005

2010

2014

Dự báo 2015

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

13,3

12,9

11,7

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

63,8

60,8

60,1

Trên 65 tuổi (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

22,9

26,3

28,2

Số dân (triệu người)

83.0

104,0

126,0

127,7

127,3

126,6

117,0

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ cột.

D. biểu đồ miền. 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Năm

Độ tuổi

1950

1970

1997

2005

2010

2014

Dự báo 2015

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

13,3

12,9

11,7

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

63,8

60,8

60,1

Trên 65 tuổi (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

22,9

26,3

28,2

Số dân (triệu người)

83.0

104,0

126,0

127,7

127,3

126,6

117,0

Sự thay đổi cơ cấu dân số của Nhật Bản nói lên điều gì? 

Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế-xã hội?

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Năm

Độ tuổi

1950

1970

1997

2005

2010

2014

Dự báo 2015

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

13,3

12,9

11,7

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

63,8

60,8

60,1

Trên 65 tuổi (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

22,9

26,3

28,2

Số dân (triệu người)

83.0

104,0

126,0

127,7

127,3

126,6

117,0

Nhận xét về sự biến động dân số của Nhật Bản trong giai đoạn 1950-2014.

Phương pháp giải - Xem chi tiết 

Hoàn thành các bảng sau:

 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Thuận lợi

Khó khăn

 

 

Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Nguyên nhân cơ bản nào làm cho kinh tế Nhật Bản hiện nay vẫn luôn đứng hàng đầu thế giới?

A. người lao động cần cù, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.

B. chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.

C. tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.

D. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 

Cho bảng số liệu sau:

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Tốc độ tăng trưởng

5,1

1,5

2,3

2,5

4,7

0,5

Nhận xét và giải thích các bảng số liệu sau. 

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào? 

Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở

A. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thế giới.

B. khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31% giá trị GDP (năm 2004).

C. sản xuất công nghiệp phân bố với mức độ tập trung rất cao.

D. tất cả đều đúng. 

Hoàn thành sơ đồ sau:

Dựa vào lược đồ công nghiệp Nhật Bản để hoàn thành bảng dưới đây:

Tên trung tâm

Các ngành công nghiệp của trung tâm

 

 

 

Dựa vào bảng số liệu và lược đồ dưới đây, viết báo cáo ngắn về tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2004

Diện tích (nghìn ha)

2342

2047

2188

1770

1688

1650

Năng suát (tấn/ha)

6,2

6,4

6,3

6,7

6,6

6,9

Tổng sản lượng (nghìn tấn)

14578

13124

13435

11863

11111

11400

 

 

Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp. 

“Có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất” của Nhật Bản là vùng kinh tế

A. Kiu-xiu.                     B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.                   D. Hô-cai-đô. 

Vùng kinh tế có đặc điểm “Diện tích nhỏ nhất trong các vùng kinh tế, nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế” là

A. Kiu-xiu.                         B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.                       D. Hô-cai-đô. 

Vùng kinh tế có đặc điểm “Rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt” là

A. Kiu-xiu.                  B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.                D. Hô-cai-đô. 

Dựa vào bảng dưới đây, hãy:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2004

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

Lĩnh vực

1990

1995

2000

2001

2004

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

403,5

565,7

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

349,1

454,5

a) Tính cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản và điền vào bảng

b) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2004. 

Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

Hoạt động

Đặc điểm nổi bật

Xuất khẩu

 

Nhập khẩu

 

Bạn hàng thương mại

 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)  
Viện trợ phát triển chính thức (ODA)  
 

Đặc điểm lãnh thổ nào dưới đây không đúng với Trung Quốc?

A. Có diện tích lớn thứ tư trên thế giới.

B. Giáp 14 nước. Biên giới với các nước chủ yếu là đồng bằng, qua lại dễ dàng.

C. Phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.

D. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biến dài, gần các nước và khu vực có hoạt động kinh tế sôi động (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á). 

Nối các ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp.

Dựa vào bảng số liệu và hình dưới đây, hãy rút ra các nhận xét về sự biến động dân số của Trung Quốc

TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC

Năm

Tỉ suất sinh (o/oo)

Tỉ suất tử (o/oo)

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

1970

33

15

1,8

1990

18

7

1,1

2005

12

6

0,6

a) Về sự gia tăng dân số

b) Về sự biến động dân số thành thị và dân số nông thôn 

Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích. 

 

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị: %)

Năm

Khu vực

1985

1995

2004

Khu vực I

28,4

20,5

14,5

Khu vực II

40,3

48,8

50,9

Khu vực III

31,3

30,7

34,6

Nhận định nào dưới đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Khu vực I có tỉ trọng không ngừng giảm, khu vực III có tỉ trọng không ngừng tăng.

B. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất và không ngừng giảm.

C. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và không ngừng tăng.

D. Khu vực III có tỉ trọng nhỏ nhất và không ngừng tăng. 

Từ năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới với nội dung chủ yếu là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.

B. phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống.

C. tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

D. phát triển rộng rãi công nghiệp ở địa bàn nông thôn. 

Dựa vào hình dưới đây.

a) Điền nội dung thích hợp vào bảng

Tên trung tâm

Các ngành công nghiệp của trung tâm

 

 

 

b) Nhận xét chung về sự phân bố sản xuất công nghiệp và giải thích 

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Trung Quốc là

A. tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.

B. thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

C. chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

D. tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao. 

Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

 

Thay đổi trong giá trị GDP.

a) Dựa vào bảng số liệu 10.2 trong SGK để tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới, rồi điền vào bảng sau:

BẢNG 10.2. GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI

(Đơn vị: tỉ USD)

 

1985

1995

2004

Trung Quốc

 239,0

 697,6

 1649,3

Thế giới

12360,0

29357,4 40887,8

Bảng số liệu: 

TỈ TRỌNG GDP CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị : %)

 

1985

1995

2004

Trung Quốc

 

 

 

Thế giới

100,0

100,0

100,0

 

b) Nhận xét 

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: Triệu tấn)

a) Các nông sản có sản lượng tăng nhanh

b) Các nông sản có sản lượng xếp hạng cao trên thế giới 

c) Kết luận chung về tình hình sản xuất một số nông sản của Trung Quốc 

Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. 

Nối các ô dưới đây với nhau, sao cho phù hợp:

Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Mã Lai.

C. bán đảo Trung-Ấn.

D. bán đảo Tiểu Á. 

Điều kiện tự nhiên nào dưới đây quy định đặc điểm nông nghiệp của Đông Nam Á là “nền nông nghiệp nhiệt đới”?

A. khí hậu nóng ẩm.

B. hệ đất trồng phong phú.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. địa hình đồng bằng có diện tích lớn. 

Hãy đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á rồi ghi nội dung vào bảng sau:

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐÔNG NAM Á

Thuận lợi

Đối với phát triển nông nghiệp

 

 

Đối với phát triển công nghiệp

 

 

Đối với phát triển dịch vụ

 

Khó khăn

 

 

Thiên tai có tác động lớn nhất đến khu vực Đông Nam Á là

A. động đất và núi lửa.

B. sóng thần.

C. bão, lũ.

D. cháy rừng. 

Đưa các nội dung sau vào các ô trống rồi nối các ô để hình thành sơ đồ: dân số đông, dân số trẻ, đa dân tộc, đa tôn giáo, lực lượng lao động đông, dân cư phân bố không đều.

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trong khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

B. Giảm tỉ trong khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trong khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III.

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều. 

Nối các ô sau để hình thành sơ đồ.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là:

A. Công nghiệp dệt may, da giày.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu. 

Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do:

A. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng yêu cầu của người dân.

B. năng suất tăng lên nhanh chóng.

C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

D. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm. 

Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học, nêu sự phân bố một số cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á

Cây trồng

Phân bố

Lúa nước

 

Cây công nghiêp

Cao su

 

Cà phê, hổ tiêu

 

Dừa

 

 

Cà phê, hồ tiêu, cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Á do:

A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. quỹ đất dành cho trồng các cây công nghiệp này lớn. 

Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. khai thác thế mạnh về đất đai.

C. thay thế cây lương thực.

D. xuất khẩu thu ngoại tệ. 

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

B. những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

C. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

D. nhiều thiên tai, dịch bệnh. 

Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.

B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (đặc biệt là bão).

C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.

D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

7,0

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,2

12,0

Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985-2013 biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. biểu đồ cột.                             B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ tròn.                           D. biểu đồ miền. 

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

7,0

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,2

12,0

Nhận xét nào dưới đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985-2013?

A. tỉ trọng ngày càng tăng.

B. tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.

C. tỉ trọng ngày càng giảm.

D. chiếm tỉ trọng cao nhất. 

Tại sao mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN là hoà bình, ổn định cùng phát triển? 

Lấy ví dụ để thấy rằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí và còn nhiều bất cập là một trong những thách thức của ASEAN. Theo em, cần phải khắc phục bằng chính sách nào? 

Nêu những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN. 

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. giải quyết những khác biệt trong nội bộ, liên quan đến mối quan hệ giữ ASEAN với các tổ chức quốc tế khác. 

Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của người lãnh đạo. 

Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là

A. đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực khá cao. 

Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc gia.

B. thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

D. sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia. 

Việt Nam gia nhập ASEAN năm

A. 1967                 B. 1994                  C. 1995                 D. 1999 

Hoạt động du lịch

Cho bảng 11 SGK (bảng 14.3 trong SGK Nâng cao), hãy:

a)  Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực.

b)  So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.

c)  Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực, rồi điền vào bảng sau:

Khu vực

Năm 2003

Tổng chi tiêu

(triệu USD)

Số khách

(Nghìn lượt người)

Bình quân

(USD/người)

Đông Á

 

 

 

Đông Nam Á

 

 

 

Tây Nam Á

 

 

 

 

Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á

a) Chuyển các giá trị của biểu đồ hình 11.9 (hình 14.13 SGK Nâng cao) vào bảng sau:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM

Năm

Xin-ga-po

Việt Nam

Thái Lan

Mi-an-ma

XK

NK

XK

NK

XK

NK

XK

NK

1990

 

 

 

 

 

 

 

 

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tính chỉ số tăng trưởng giá trị xuất khẩu của một số nước khu vực Đông Nam Á (năm 1990 có giá trị là 100%).

TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Năm

Xin-ga-po

Việt Nam

Thái Lan

Mi-an-ma

1990

100,0

100,0

100,0

100,0

2000

 

 

 

 

2004

 

 

 

 

c) Nhận xét và giải thích. 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN CỦA Ô-XTRÂY-LI-A QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu người)

Năm

1850

1900

1920

1939

1985

1990

2000

2005

2010

2015

Số dân

1,2

4,7

4,5

6,9

15,8

16,1

19,2

20,4

22,2

23,9

Nhận xét về số dân và quá trình phát triển dân số của Ô-xtrây-li-a. 

Dân cư Ô-xtray-li-a tăng chủ yếu do:

A. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. nhập cư.

C. quy mô dân số lớn.

D. tuổi thọ cao. 

Thành phần dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Ô-xtray-li-a có nguồn gốc từ

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Thổ dân, cư dân trên đảo. 

Trong những năm gần đây, 40% dân cư mới đến Ô-xtray-li-a định cư là từ

A. Châu Á.                          B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.                        D. Châu Phi. 

Ý nào dưới đây không đúng về phân bố dân cư của Ô-xtrây-li-a?

A. dân cư tập trung rất đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông nam và tây nam.

B. dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị, rất ít ở nông thôn.

C. mật độ dân số rất thấp ở vùng nội địa.

D. dân cư phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ. 

Một trong những đặc điểm nổi bật của lao động Ô-xtray-li-a là

A. có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm rất cao.

B. trình độ công nghệ thông tin (IT) rất cao.

C. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

D. lực lượng đông, giá rẻ. 

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA Ô-XTRÂY-LI-A QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm

Khu vực

1985

1995

2000

2005

2010

2013

Khu  vực I

4,0

3,2

3,7

3,9

3,4

2,8

Khu vực II

34,8

26,3

25,6

23,1

23,0

22,4

Khu vực III

61,2

70,5

70,7

73,0

73,6

74,8

a. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động của Ô-xtrây-li-a qua các năm?

b. Cơ cấu lao động của Ô-xtrây-li-a phản ánh được điều gì? 

Dựa vào lược đồ Hoa Kì trên thế giới kết hợp với SGK, em hãy phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí trong sự phát triển kinh tế của Hoa Kì? 

Dựa vào lược đồ ở trang 20, kết hợp với nội dung SGK, em hãy kể tên một vài loại khoáng sản chính của Hoa Kì và mô tả chúng được phân bố ở những khu vực vào: .............................. 

Tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có những thuận lợi nào cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp Hoa Kì? 

Dựa vào bảng 6.1 trong SGK, vẽ biểu đồ dạng đường, thể hiện dân số Hoa Kì qua các năm.

- Nhận xét tình hình gia tăng dân số Hoa Kì, giải thích nguyên nhân và nêu rõ ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kì. 

Dựa vào bảng 6.3 trong SGK, em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP của Hoa Kì và một số châu lục. So sánh và nêu nhận xét. 

Dựa vào số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình ngoại thương Hoa Kì qua các năm và nêu nhận xét.

Năm 1996 1998 2000 2002 2004
Xuất khẩu 625,07 682,14 781 693 819
Nhập khẩu 822,02 944,35 1259 1200 1526,2
Cán cân thương mại -169,95 -262,21 -578 -507 -707,2

 

Đánh dấu × vào ô trống dưới đây ý em cho là đúng:

a. Đặc điểm ngành công nghiệp Hoa Kì:

☐ Công nghiệp khai khoáng chiếm vị trí chủ đọa

☐ Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu

☐ Công nghiệp điện lực rất phát triển và đứng đầu thế giới

☐ Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp công nghiệp trong GDP ngày càng tăng

☐ Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm

☐ Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp quan trọng nhất và chiếm vị trí chủ đạo

b. Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi:

☐ Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp khai khoáng

☐ Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim

☐ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử, công nghệ thông tin

☐ Tất cả các ý trên 

Đánh dấu × vào ô trống dưới đây ý em cho là đúng:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Hoa Kì:

☐ Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

☐ Hình thành các vành đai chuyên canh (chuyên sản xuất một vài loại nông sản).

☐ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại với quy mô lớn.

☐ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước xuất khẩu ít.

☐ Các vành đai, các vùng có xu hướng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ 

Quan sát lược đồ dưới đây, kết hợp với hình 6.6 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) ở bảng sau: 

Dựa vào các kiến thức đã học ở những bài trước (các điều kiện vị trí, tự nhiên, xã hội...) và quan sát lược đồ trang 23, em hãy trình bày những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì. 

Quan sát lược đồ trên, kết hợp với hình 6.7 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong bảng sau: 

Dựa vào hình 7.2 trong SGK, em hãy:

- Tô màu đỏ ở lược đồ và bảng chú giải dưới đây vào các nước đầu tiên thành lập Liên minh châu Âu (cộng đồng than và thép).

- Tô màu vàng vào vị trí các nước tham gia Liên minh châu Âu đến năm 1995.

- Tô màu nâu vào các nước tham gia Liên minh châu Âu từ năm 1995 đến năm 2007.

- Năm 2007, Liên minh châu Âu đã kết nạp thêm những nước nào:

- Hiện nay, Liên minh châu Âu có ... nước thành viên. 

Hãy điền chữ Đ vào ý đúng, chữ S vào ý sai:

Dựa vào bảng 7.1 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ cột và biểu đồ tròn để so sánh một số chỉ số cơ bản của Liên minh Châu Âu (EU) với Hoa Kì và Nhật Bản:

Dựa vào bảng số liệu trong SGK, biểu đồ đã vẽ kết hợp với nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy so sánh EU với Nhật Bản, EU với Hoa Kì để thấy rõ vị trí và vai trò kinh tế của các nước EU: ............. 

Hãy đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất:

Các nước trong Liên minh châu Âu đã hình thành thị trường chung châu Âu thể hiện ở:

☐ Tự do di chuyển và cư trú

☐ Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ

☐ Tự do lưu thông tiền vốn

☐ Có đồng tiền chung (đồng ơ rô)

☐ Tất cả các ý trên 

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu tên một số hàng hóa, một số hoạt động hợp tác trong sản xuất và dịch vụ nổi tiếng của Liên minh châu Âu mà em biết vào chỗ chấm (...) ở bảng dưới đây:

LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tên một số hàng hóa nổi tiếng Một số hợp tác trong sản xuất và dịch vụ chính

 

 

 

Hãy đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất:

Liên kết vùng ở châu Âu nhằm:

☐ Hợp tác liên kết về kinh tế

☐ Hợp tác liên kết về văn hóa, xã hội

☐ Sự liên kết là tự nguyện

☐ Sự liên kết mở (có thể nằm trong phạm vị EU hoặc ngoài EU) 

Hãy điền vào chỗ chấm (...) đoạn viết dưới dây để nêu rõ một ví dụ về liên kết vùng Ma xơ Rai nơ (nằm ở khu vực biên giới) của Hà Lan, Đức, Bỉ:

  Vùng Ma xơ Rai nơ được hình thành ở khu vực biên giới của ...... Hà Lan, ...... và Bỉ; ở đây mỗi ngày có khoảng ...... người từ các nước ...... tới đây làm việc. Tạp chí xuất bản bằng ...... được xuất bản hàng tháng ở đây. Các trường đại học trong khu vực ...... tổ chức các khóa ....... Các con đường ...... biên giới được mỗi nước chú trọng xây dựng. 

Tìm tư liệu, tranh ảnh về Liên minh Châu Âu, tổ chức trưng bày theo chuyên đề ở lớp và tổ chức thảo luận về vai trò, thành tựu và những thách thức của Liên minh Châu Âu trong quá trình xây dựng và phát triển.  

Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) của bảng dưới đây để thấy EU là một tổ chức liên kết sâu rộng và thống nhất.

Về thương mại và đồng tiền chung Về tự do lưu thông Về hợp tác trong sản xuất và dịch vụ liên kết vùng
     

 

Dựa vào bảng 7.2 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ về GDP và dân số của EU năm 2004 so với một số nước trên thế giới.

Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU so với Hoa Kì, Nhật bản, các nước còn lại: ........... 

Dựa vào hình 7.12 trong SGK, em hãy điền vào chỗ chấm (...) ở lược đồ bên:

- Tên hai biển tiếp giáp với CHLB Đức.

- Tên các nước: Ba Lan, Hà Lan, Pháp, Áo. 

 

 

CHLB Đức có thuận lợi và khó khăn gì ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội:

* Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........

* Về dân cư xã hội .................................. 

Dựa vào các bảng số liệu 7.3, 7.4 trong SGK, em hãy vẽ biểu đồ cột, thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của CHLB Đức và một số cường quốc thương mại. Qua đó, chứng minh CHLB Đức là cường quốc về kinh tế và là nước có giá trị xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới. 

Hãy nêu những ngành công nghiệp mũi nhọn, có vị trí cao của CHLB Đức trên thế giới. Giải thích vì sao các ngành này lại phát triển mạnh ở CHLB Đức: ................  

Nông nghiệp ở CHLB Đức có đặc điểm gì nổi bật? 

Quan sát lược đồ Địa hình và khoáng sản Liên bang Nga (LB Nga), em hãy xác định vị trí địa lý của LB Nga: ........ 

Địa hình LB Nga được chia làm mấy miền chính? Trình bày tóm tắt đặc điểm địa hình và các khoáng sản chính của mỗi miền: .............................. 

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của LB Nga: ....... 

Dựa vào bảng số liệu 8.2, hình 8.4 và nội dung bài học, em hãy nêu các đặc điểm dân cư của LB Nga. Các đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế: ................................... 

Dựa vào bảng số liệu 8.3, em hãy vẽ biểu đồ so sánh tỉ trọng của một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX:

- Qua các biểu đồ đã vẽ, em có nhận xét gì về vai trò của nền kinh tế LB Nga trong nền kinh tế Liên Xô trước đây:

- Dựa vào nội dung SGK, em hãy đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng.

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế LB Nga:

☐ Tiếp tục khủng hoảng, kinh tế chậm phát triển.

☐ Nền kinh tế chuyển sang cơ chế tập trung.

☐ Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định.

☐ Liên bang Nga nằm trong 8 nước có nền công nghiệp phát triển nhất. 

Quan sát lược đồ trên em có nhận xét gì về sự phân bố của các trung tâm công nghiệp lớn ở LB Nga. Kể tên một vài trung tâm công nghiệp lớn và các ngành chính: ................................................ 

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng:

Hiện nay Liên bang Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại:

☐ Luyện kim, sản xuất ô tô.

☐ Điện tử, sản xuất máy tính, máy bay thế hệ mới.

☐ Vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quân sự.

☐ Tất cả các ý trên. 

Dựa vào bảng số liệu “Sản lượng lương thực của LB Nga” trang 72 trong SGK, em hãy vẽ biểu đồ hình cột và rút ra nhận xét: 

Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số công trình hợp tác về khoa học-kĩ thuật, kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga: 

Dựa vào bảng số liệu 8.5, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm và nhận xét. 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP và rút ra nhận xét: 

Quan sát "Lược đồ Phân bố sản xuất Nông nghiệp LB Nga", em hãy cho biết:

- Cây lương thực, cây công nghiệp của LB Nga được trồng chủ yếu ở đâu, tại sao?

- Chăn nuôi bò, cừu, lợn chủ yếu ở đâu, tại sao?

- Rừng của LB Nga phân bố nhiều ở đâu, tại sao? 

Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy xác định và tô màu lãnh thổ Nhật Bản? Điền tên 4 đảo lớn, tên biển bao quanh và tên các nước có đường biên giới trên biển chung với Nhật Bản? 

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản để phát triển kinh tế theo dàn ý trong bảng sau: 

Dựa vào biểu đồ Biểu đồ xu hướng và dự báo về biến động dân số Nhật Bản và nội dung SGK, em hãy: 

Dựa vào các bảng 9.2 và 9.3 kết hợp với nội dung SGK, em hãy: 

Dựa vào lược đồ Phân bố các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản và nội dung SGK, em hãy: 

Dựa vào nội dung bài học và SGK, hãy hoàn thiện bảng bên để thấy rõ vai trò của nhành dịch vụ trong nền kinh tế Nhật Bản và trên thế giới. 

Cho các cụm từ: "chủ yếu"; "tơ tằm"; "ít, khoảng 14% lãnh thổ"; "thứ yếu"; "đánh bắt hải sản"; "lớn"; "các loại cây khác"; "ngành kinh tế quan trọng"; "chè, thuốc lá, dâu tằm"; "nuôi trồng hải sản"; "chăn nuôi".

Dựa vào các hình 9.2; 9.7 và nội dung SGK, hãy lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm ở những câu dưới đây: 

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy: 

Dựa vào bảng 9.5 trong SGK, em hãy:

- Vẽ biểu đồ đường thể hiện các giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản thời kì 1990 – 2004.

- Phân tích đồ thị trên thông qua việc điền ý đúng vào chỗ chấm ở các câu sau: 

Dựa vào biểu đồ trên, em hãy cho biết hoạt động thương mại của Nhật Bản ở thời điểm nào đã rơi vào khủng hoảng? Vì sao em lại nhận xét như vậy? 

Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu mối quan hệ giữa sự khủng hoảng của hoạt động thương mại Nhật Bản với những sự kiện chính trị thế giới diễn ra ở thời điểm đó? 

Dựa vào bài học trong SGK, hãy đánh dấu × vào ô trống ứng với ý em cho là đúng trong các câu sau:

a. Là đất nước ít tài nguyên, nghèo khoáng sản, cán cân thương mại của Nhật Bản thể hiện số lãi ròng.

☐ Đúng               ☐ Sai

b. 52% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước đang phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài.

☐ Đúng               ☐ Sai

c. Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài.

☐ Đúng               ☐ Sai

d. Sản phẩm xuất khẩu Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi giá thành hạ và tiền thuê nhân công lao động thấp.

☐ Đúng               ☐ Sai

e. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi hàng hóa có chất lượng cao.

☐ Đúng               ☐ Sai

f. Nhật Bản nhập khẩu nông sản, máy móc thiết bị, xuất khẩu nguyên nhiên liệu và các mặt hàng hải sản.

☐ Đúng               ☐ Sai 

Dựa vào nội dung trong SGK và hiểu biết của mình, em hãy:

- Nhận xét việc đầu tư trực tiếp (FDI) ra nước ngoài của Nhật Bản vào các nước ASEAN thời kì 1995 – 2001.

- Nhận xét về viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho các nước ASEAN và Việt Nam. 

Quan sát lược đồ Địa hình và khoáng sản Trung Quốc, em hãy:

- Nêu tên các nước tiếp giáp với CHND Trung Hoa.

- Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ tên các sông Hoàng Hà, Trường Giang; các đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Bắc; sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tarim; đảo Đài Loan.

- Nhận xét về sự phân bố những khoáng sản chính ở Trung Quốc: 

Dựa vào lược đồ và kiến thức trong SGK, em hãy trình bày đặc điểm của địa hình miền Đông và miền Tây Trung Quốc. 

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc?

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Trung Quốc và nhận xét. 

Dựa vào lược đồ Phân bố dân cư Trung Quốc (Hình 10.4 – SGK) em hãy tìm và ghi lại tên: 

Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi như thế nào đối với nền kinh tế Trung Quốc?

Quan sát lược đồ Công nghiệp Trung Quốc kết hợp với nội dung bài học, em hãy: 

Quan sát lược đồ Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc kết hợp với nội dung bài học, em hãy điền vào bảng dưới đây: 

Dựa vào bảng số liệu 10.2 trong SGK, em hãy:

Năm 1985 1995 2004
Trung Quốc 239 697,6  1649,3
Toàn thế giới 12360 29357,4 40887,8

- Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới (%).

- Nhận xét sự thay đổi của nền kinh tế thể hiện qua GDP: ..................................... 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện “Tỉ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng GDP của Trung Quốc” và nêu nhận xét của mình:

Năm 1985 2004
Tổng GDP (tỉ USD) 239 1649,3
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 49% 14,7%
Công nghiệp và xây dựng 19,7% 50,8%
Dịch vụ 31,3% 34,5%

 

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ so sánh về “Tổng sản lượng công nghiệp và xây dựng của Trung Quốc với Nhật Bản, Anh và Ấn Độ” và nhận xét:

Trung Quốc Nhật bản Anh Ấn Độ
837,8 1664,4 567,4 179,9

 

Dựa vào bảng số liệu 10.4 trong SGK, em hãy: 

Dựa vào SGK, em hãy điền tên thủ đô, tên các quốc gia Đông Nam Á vào lược đồ sau:

Dựa vào SGK và lược đồ trên, em hãy:

- Đánh dấu × vào bảng thể hiện sự phân bố các khoáng sản chính ở khu vực Đông Nam Á.

- Xác định ba quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất khu vực Đông Nam Á.

- Em hãy đánh dấu vào ô trống ứng với ý em cho là đúng, khi nói về vị trí địa lý của Đông Nam Á 

☐ Nơi tiếp giáp của hai đại lục và ba châu lục.

☐ Ở Đông Nam lục địa Á Âu, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á Âu và lục địa Ôxtrâylia, nơi tiếp giáp giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

☐ Tiếp giáp với Trung Quốc và biển Nhật Bản.

☐ Tiếp giáp với Tây Nam Á và Ấn Độ Dương.

☐ Các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên rất thuận lợi trong thông thương đường hàng hải với thế giới. 

Dựa vào nội dung SGK, em hãy đánh dấu × vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

☐ Đông Nam Á có diện tích gần 5 triệu km2, số dân gần 300 triệu người.

☐ Đông Nam Á có diện tích gần 4 triệu km2, số dân gần 400 triệu người.

☐ Đông Nam Á có diện tích gần 4 triệu km2, số dân gần 500 triệu người.

☐ Đông Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, số dân gần 556 triệu người. 

Dựa vào nội dung SGK, em hãy đánh dấu × vào ô trống ứng với ý em cho là sai.

☐ Dân số khu vực Đông Nam Á đông, mật độ dân số cao.

☐ Đông Nam Á là khu vự đa dân tộc, đa tôn giáo.

☐ Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở các vùng đất badan màu mỡ là sản phẩm của núi lửa.

☐ Vùng ven của Đông Nam Á dân số thường thưa thớt do người dân lo sợ ảnh hưởng của sóng thần. 

Dựa vào hình 11.5 trong SGK (Hình 14.5 SGK nâng cao), em hãy lựa chọn, điền chữ Đ (đúng) vào ô trống đầu các câu sau nói về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Dựa vào SGK và lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á dưới đây, em hãy:

Đánh dấu X vào bảng thể hiện sự phân bố các ngành kinh tế ở khu vực Đông Nam Á

Điền tiếp vào ô trống trong sơ đồ sau:

Điền tiếp vào ô trống và nối gạch nối vào sơ đồ thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp khu vực Đông Nam Á sao cho hợp lý:

Điền dấu gạch nối, mũi tên trong sơ đồ một cách hợp lý để thể hiện sự hạn chế của ngành đánh bắt cá khu vực Đông Nam Á:

Dựa vào SGK, em hãy điền vào ô trống trong sơ đồ tên các nước thành viên ASEAN.

Chọn cụm từ: (ASEAN; hòa bình, ổn định; tiến bộ xã hội; xã hội phát triển; tổ chức) thích hợp điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau để thể hiện mục tiêu của ASEAN: 

“Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển” vừa là mục tiêu chính, vừa là khẩu hiệu đoàn kết của ASEAN, em hãy đánh dấu × vào ô trống ý kiến của em.

☐ Đúng               ☐ Sai 

Lựa chọn để điền chữ M (mục tiêu) hoặc chữ C (cơ chế hợp tác) vào ô trống ý em cho là đúng.

Lựa chọn để điền chữ T (thành tựu) hoặc chữ TT (thách thức) vào ô trống ở các ô sau để nói về thành tựu của ASEAN đã đạt được và các thách thức, trở ngại mà ASEAN phải đối mặt.

Hội nhập ASEAN, Việt Nam có thể bán được tất cả các mặt hàng sản xuất trong nước ra toàn khu vực, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, em hãy đánh dấu × vào ô trống theo ý của em.

☐ Đúng               ☐ Sai 

Hội nhập ASEAN, Việt Nam gặp rất nhiều thách thức cần phải vượt qua như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, trình độ công nghệ, năng lực buôn bán với một số thành viên trong ASEAN, em hãy đánh dấu X vào ô trống theo ý của em.

☐ Đúng               ☐ Sai 

Dựa vào bảng 11 trong SGK em hãy:

- Sự khác nhau giữa các khu vực về chi tiêu bình quân theo đầu người của khách du lịch quốc tế đến nói lên điều gì?

- Em hãy đề xuất các giải pháp để khách du lịch quốc tế đến nước ta có số lượng nhiều hơn và mỗi vị khách cũng phải chi nhiều tiền hơn cho chuyến du lịch của mình? 

Dựa vào hình 11.9 trong SGK, em hãy đánh dấu × vào ô trống ứng với ý em cho là đúng:

a. Xin-ga-po là nước luôn dẫn đầu về giá trị xuất nhập khẩu.

☐ Đúng               ☐ Sai

b. Việt Nam luôn là nước đứng thứ 2 về giá trị sản lượng xuất nhập khẩu.

☐ Đúng               ☐ Sai

c. Việt Nam là nước luôn đứng sau Thái Lan về giá trị, sản lượng xuất nhập khẩu.

☐ Đúng               ☐ Sai

d. Mi-an-ma luôn là nước đứng cuối cùng về giá trị sản lượng xuất, nhập khẩu.

☐ Đúng               ☐ Sai

e. Việt Nam là nước luôn có cán cân về giá trị sản lượng xuất, nhập khẩu âm.

☐ Đúng               ☐ Sai

f. Xin-ga-po và Thái Lan là nước luôn có cán cân về giá trị sản lượng xuất, nhập khẩu dương.

☐ Đúng               ☐ Sai 

Chọn 3 từ thích hợp: Việt Nam; Xingapo điền tiếp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau: 

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng:

Ôxtrâylia là:

☐ Một đất nước rộng lớn nằm ở bán cầu nam.

☐ Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên.

☐ Một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo.

☐ Tất cả các ý trên. 

Dựa vào lược đồ “Các kiểu khí hậu ở lục địa Ô-xtrây-li-a”, em hãy cho biết:

Sự phân hóa khí hậu của lục địa Ôxtrâylia.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở phía Bắc của lục địa

- Khí hậu cận nhiệt hải dương phân bố chủ yếu ở phía Đông của lục địa

- Khí hậu địa trung hải phân bố chủ yếu ở phía Nam của lục địa

- Khí hậu hoang mạc phân bố chủ yếu ở phía Tây và trung tâm của lục địa.

Ở lục địa Ô-xtrây-li-a vì sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn nhất? 

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) của bảng dưới đây để làm rõ các đặc điểm về tự nhiên của Ôxtrâylia: 

Hãy điền chữ Đ vào ô trống ý em cho là đúng, chữ S vào ô trống ý em cho là sai:

Em hãy cho biết:

- Khu vực dịch vụ có vai trò và vị trí như thế nào trong GDP của Ôxtrâylia?

- Trong các loại hình giao thông vận tải ở Ôxtrâylia, loại hình nào phát triển hơn cả, vì sao? 

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành bảng sau: 

Dựa vào bảng 12.2 trong SGK, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân và quá trình phát triển dân số của Ôxtrâylia.

Dựa vào bảng 12.3 trong SGK, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện “Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế” của Ôxtrâylia (năm 1985, 1995, 2004). 

Dựa vào nội dung của bài Ôxtrâylia trong SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy thu thập các tư liệu, tài liệu, số liệu từ SGK, báo chí, sách,... tập hợp lại theo các bước và cấu trúc sau:

- Số dân qua các thời kì (nên lấy số liệu các năm mà số dân có sự thay đổi rõ rệt so với các năm kề liền như năm 1850, 1900, 1985, 1995, 2005).

- Lấy số liệu về dân nhập cư, để thấy được sự gia tăng dân số ở Ôxtrâylia qua các thời kì chủ yếu là do dân nhập cư.

- Sự phân bố dân cư không đều: ở các đô thị lớn và vùng nông thôn, vùng có khí hậu khắc nghiệt, vùng phía Đông và Đông Nam Ôxtrâylia,...

- Về trình độ học vấn, về số công trình khoa học, về chỉ số HDI so với một số nước.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, trong nghiện cứu khoa học và đời sống.

- Về nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Trên cơ sở đó viết báo cáo của mình về dân cư của Ôxtrâylia, sau đó trao đổi với các bạn cùng nhóm để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện báo cáo cho đầy đủ và sinh động. 

Copyright © 2021 HOCTAP247