Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 SGK Cũ Chương III: Các Nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

Chương III: Các Nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

Chương III: Các Nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

Lý thuyết Bài tập

Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000.

Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.

Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN

Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.

Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?

Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước Mĩ-Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tài liệu, tranh ảnh về một nước ở châu Phi hoặc Mĩ-Latinh(từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai).

1. Các quốc gia vùng lãnh thổ nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á:

A. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên.

B. Mông Cổ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì.

C. Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao.

D. Trung Quốc, Hồng Công, Hàn Quốc.

2. Sau khi cách mạng thắng lợi, một nhà nước mới ra đời ở Trung Quốc với tên là

A. Cộng hoà Trung Hoa                                    

B. Cộng hoà Dân chủ Trung Hoa.

C. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.                        

D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Trung Hoa.

3. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do

A. Quyết định của hội nghị Ianta (2-1945).

B. Tác động của Chiến tranh lạnh.

C. Thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên, hiệp định được kí tại Bàn Môn Điếm (1953).

D. Thỏa thuận giữa Mĩ và Liên Xô.

4. Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á là biểu hiện của cuộc chiến tranh cục bộ và sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh?

A. Hàn Quốc trở thành "Con Rồng" kinh tế Châu Á nổi trội nhất.

B. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên và sự ra đời của hai nhà nước đối lập nhau.

C. Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" và Đài Loan, Hồng Công trở thành các "Con Rồng" của kinh tế châu Á.

D. Hồng Công, Ma Cao trở về Trung Quốc.

5. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?

A. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN.

B. Nhật Bản đạt được sự phát triển "thần kì", trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

C. Hàn Quốc trở thành "con rồng" kinh tế nổi bật nhất khu vực Đông Bắc Á.

D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành các "con rồng" kinh tế của Châu Á.

6. Người đã khởi xướng công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là

A. Mao Trạch Đông.                                          

B. Đặng Tiểu Binh.

C. Giang Trạch Dân.                                         

D. Hổ cầm Đào.

7. Từ khi thực hiện cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

A. đứng đầu thế giới.                                       

B. đứng thứ hai thế giới.

C. đứng thứ ba thế giới.                                 

D. đứng thứ tư thế giới.

8. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ vào không gian năm

A. 1999.                    

B. 2002.                      

C. 2003.                              

D. 2004.

9. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. Tháng 10- 1949.

B. Tháng 1 - 1950

C. Tháng 2 -1959

D. Tháng 1- 1951

10. Ý nào phản ánh mối quan hệ ngọai giao giữa Trung quốc và Việt Nam có giai đoạn diễn biến theo chiều hướng xấu.

A. Trung Quốc gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969).

B. Trung Quốc cải thiện mối quan hệ theo hướng hòa dịu với Mĩ.

C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1991.

D. Trung Quốc quan hệ ngọai giao với Liên Xô, Nhật Bản.

Hãy điền chữ Đ vào ô  ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô  ☐ trước câu sai.

1. ☐ Sau cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật kết thúc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định tấn công Quốc dân đảng để giành toàn bộ chính quyến.

2. ☐ Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.

3. ☐ Trung Quốc là nước đã tiến hành công cuộc cải cách sớm nhất trong phe XHCN.

4. ☐ Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9 - 1982) và Đại hội lần thứ XIII (10 - 1987), những chủ trương đổi mới đã được nâng lên thành đường lối chung.

5. ☐ Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện phương châm một đất nước hai chế độ.

Hãy điền những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:

1. Ngày 1-10-1949, nước ... được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

2. Sự kiện tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian đã đưa ... trở thành quốc gia thứ ... trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Ý nghĩa sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?

Nêu bối cảnh lịch sử, chủ trương và thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc.

Hãy cho biết nét chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Chính sách đối ngọai nào của Trung Quốc có tác động tích cực, cũng như gây ra những khó khăn cho cách mạng Việt Nam

1. Đến năm 1945, khu vực Đông Nam Á gồm có

A. 8 quốc gia.                

B. 9 quốc gia. 

C. 10 quốc gia.                      

D. 11 quốc gia.

2. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: 

A. Từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ.

B. Nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.

C. Thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực - ASEAN.

D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.

3. Năm 1945, các quốc gia giành được độc lập ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Việt Nam, Lào, Campuchia. 

B. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.

C. Việt Nam, Lào, Philippin. 

D. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.

4. Nước Lào tuyên bố độc lập ngày

A. 12 - 10 - 1945.                                      

B. 21 - 7 - 1954.   

C. 21 - 2 - 1973.                                      

D. 2 - 12 - 1975.

5. Thắng lợi nào của Nhân dân Việt Nam đã tác động trực tiếp, buộc Mĩ phải kí hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

A. Chiến thắng biên giới thu - đông năm 1950

B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1954

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 - đầu 1954

6. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận

A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

B. Hội nghị Ianta năm 1945.

C. Hội nghị Pốtđam năm 1945.

D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam

7. Từ giữa những năm 50 đến năm 1975, nhiều nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển kinh tế, ngoại trừ nước nào vẫn phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân mới.

A. Xingapo, Đông timo

B. Việt Nam, Lào, Campuchia.

C. Inđônêxia và Mianma

D. Việt Nam và Lào

8. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ năm 1945: 

1. Đảng nhân dân Lào lãnh đạo kháng chiến chống Mĩ xâm lược;

2. Nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại;

3. Mĩ phải kí kết hiệp định Viêng Chăn, góp phần lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc;

4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập; 5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.

A. 1, 4, 3, 2, 5

B. 5, 4, 3, 1, 2

C. 4, 2, 1, 3, 5

D. 1, 2, 5, 4, 3

9. Từ năm 1953 đến năm 1970, đất nước Campuchia do Quốc vương Xihanúc đứng đầu thực hiện đường lối.

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

B. Liên minh Ấn Độ với Trung Quốc

C. Hòa bình, trung lập

D. Liên minh với Liên Xô và Trung Quốc

10. Từ năm 1970 - 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do

A. Campuchia gây xung đội biên giới với Thái Lan - đồng minh của Mĩ

B. Campuchia lên án Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á

C. Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập

D. Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc, xâm lược Campuchia

11. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau?

Thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Indonexia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành ..., với mục tiêu nhanh chóng ..., xây dựng nền kinh tế tự chủ.

A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ... xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

B. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ... xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

C. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ... đẩy mạnh cải cách, mở cửa.

D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ... xóa bỏ phân biệt giàu - nghèo.

12. Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành “con rồng” kinh tế của Châu Á là

A. Thái Lan

B. Xingapo

C. Malaixia

D. Bruney

13. Những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo

B. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Xingapo

C. Thái Lan, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo

D. Thái Lan, Việt Nam, Xingapo, Bruney, Malaixia

14. Sự kiện nào được coi là mốc đánh dấu giai đoạn phát triển khởi sắc của tổ chức ASEAN?

A. Các nước ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp tác - hiệp ước Bali (1976)

B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (1975)

C. Từ “ASEAN 5” đã phát triển mở rộng thành “ASEAN 10” (1999)

D. Mười nước thành viên ký bản hiến chương ASEAN, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh (2007).

15. Ý nào không phản ánh đúng về nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

C. Chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

16. Hiện nay, tổ chức ASEAN gồm

A. 7 quốc gia thành viên

B. 8 quốc gia thành viên

C. 10 quốc gia thành viên

D. 11 quốc gia thành viên

17. Ý nào không đúng về thách thức lớn đối với Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức ASEAN?

A. Nền kinh tế chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao

B. Lệ thuộc vào vốn đầu tư và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.

C. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.

D. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện “Diễn biến hòa bình”

18. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Đảng Cộng sản do M.Gandi đứng đầu

B. Đảng Quốc đại do M.Gandi, sau đó là G.Nêru đứng đầu

C. Liên minh Đảng Cộng sản và Đảng Quốc đại

D. Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu

19. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ là

A. Công nhân, nông dân, binh lính.

B. Công nhân, binh lính, học sinh, địa chủ.

C. Công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên

D. Nông dân, địa chủ, binh lính

20. Nước Cộng hòa Ấn Độ tuyên bố thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 9-2-1946

B. Ngày 5-8-1947

C. Ngày 26-1-1950

D. Ngày 26-3-1971

21. Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã trở thành nước

A. Xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới

B. Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới

C. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ tư thế giới

D. Xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ ba thế giới

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.

1. ☐ Đến những thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.

2. ☐ Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, các nước Thái Lan, Campuchia, Brunây theo thể chế quân chủ lập hiến.

3. ☐ Ngày 15-8-1947, Ấn Độ bị chia thành ba nước là Ấn Độ, Pakixtan và Bănglađét.

4. ☐ Hiệp ước Bali (2 - 1976) đã mở ra thời kì phát triển mới của tổ chức ASEAN.

5. ☐ Đến năm 2000, 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã gia nhập tổ chức ASEAN

6. ☐ Trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, những nước sáng lập tổ chức ASEAN đều chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Hoàn thành bảng hệ thống về các nước trong tổ chức ASEAN theo những nội dung sau:

STT Tên nước Thủ đô Năm giành được độc lập  Thời gian gia nhập ASEAN
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         

 

Hoàn thành bảng so sánh về chiến lược phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo những nội dung sau:

Nội dung so sánh Chiến lược kinh tế hướng nội Chiến lược kinh tế hướng ngoại
Thời gian    
Mục tiêu    
Nội dung    
Thành tựu    
Hạn chế    

 

Hãy cho biết nét chính về quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam.

Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phân tích ý nghĩa của phong trào đấu tranh này.

Hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam.

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia giành được độc lập sớm nhất ở châu Phi là

A. Ai Cập và Angiêri. 

B. Ai Cập và Libi.  

C. Ai Cập và Tuynidi.

D. Ai Cập và Marốc.

2. Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là năm "Châu Phi" vì: 

A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị hoàn toàn sụp đổ

B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn

C. Hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.

D. Có 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập

3. Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ với sự kiện giành độc lập của

A. Môdămbích và Ănggôla.                                   

B. Angiêri và Môdămbích.  

C. Êtiôpia và Ănggôla.                                  

D. Êtiôpia và Angiêri.

4. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã chấm dứt vào năm

A. 1990.                          

B. 1993.                               

C. 1994.                                

D. 1995.

5. Phong trào được coi là "lá cờ đầu" của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Cách mạng Mêhicô.                                       

B. Cách mạng Cuba

C. Cách mạng Panama.           

D. Cách mạng Vênêxuêla.

6. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nuớc Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là

A. đấu tranh vũ trang.

B. đấu tranh nghị trường.

C. đấu tranh ngoại giao. 

D. bất hợp tác.

7. Ý nào không phản ánh đúng những khó khăn, thách thức mà các nước Châu Phi phải đối mặt trong công cuộc xây dựng xây dựng đất nước hiện nay

A. Tàn dư của chế độ thực dân cũ, trình độ dân trí thấp, dịch bệnh hoành hành

B. Xung đột sắc tộc và tôn giáo, sự bùng nổ về dân số

C. Liên minh Châu Phi không phát huy được vai trò hoạt động của mình ở châu lục

D. Nội chiến, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài

8. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau

Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ qyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ... đã trở thành nững nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nước gặp nhiều khó khăn: Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm và ... trở thành quốc nạn.

A. Braxin, Áchentina, Mêhicô .... tham nhũng

B. Braxin, Vênêxuêla, Mêhicô .... tội phạm

C. Braxin, Áchentina, Mêhicô .... xung đột sắc tộc

B. Braxin, Cuba, Urugoay .... tham nhũng

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô ☐ trước câu sai:

1. ☐ Trong cuộc xâm lược châu Phi, Anh và Pháp là những nước chiếm được nhiều thuộc địa nhất.

2. ☐ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

3. ☐ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp tại châu Phi.

4. ☐ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của khu vực Mĩ Latinh là lật đổ chính quyền tay sai của Mĩ.

5. ☐ Sau khi giành được độc lập, tất cả các nước ở khu vực Mĩ Latinh đều xây dựng đất nước theo con đường TBCN.

Hãy điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong bảng sau:

Thời gian Nội dung sự kiện 
Ngày 18 - 6 - 1953  
Năm 1956  
Năm 1960  
Năm 1975  
Ngày 21 - 3 - 1990  

 

Hãy ghép thời gian với nội dung lịch sử trong bảng cho đúng với phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thời gian Nội dung lịch sử

1. Từ năm 1945 đến thắng lợi của cách mạng Cuba (1959),

2. Từ năm 1959 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX,

3. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 2000,

a) hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đấu tranh nghị trường, mít tinh...

b) hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

c) nhiều nước Mĩ Latinh chuyển sang thời kì dân sự hoá chính quyền và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế.

 

Hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nội dung so sánh Châu Phi Khu vực Mĩ Latinh
Thời gian giành độc lập    
Đối tượng đấu tranh    
Mục tiêu đấu tranh    
Nội dung đấu tranh    
Phương pháp đấu tranh    

 

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có đặc điểm gì?

Hãy trình bày về phong trào cách mạng và sự ra đời của nước Cộng hoà Cuba. Cách mạng Cuba thắng lợi đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh?

Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ giữa hai nước Cuba và Việt Nam.

Copyright © 2021 HOCTAP247