Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 SGK Cũ Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

Lý thuyết Bài tập

Qua bài học và sách, báo, hãy nêu những thành tựu khoa học-công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết.

Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.

Vì sao nói: Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX ?

Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?

Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh thế giới thứ hai đến năm 2000.

1. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ ngành công nghiệp

A. chế tạo vũ khí.                                                  

B. sản xuất máy bay.

C. khai thác khoáng sản.                                

D. sản xuất rôbốt

2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Bị thiệt hại nặng nề về người và do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai

B. Phát triển mạnh mẽ, vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Liên Xô)

C. Bị suy giảm nghiêm trọng vì gánh nặng chi phí quân sự, chạy đua vũ trang

D. Phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

3. Giai đoạn nào kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế giới về mọi mặt

A. Từ năm 1973 đến năm 1991

B. Từ năm 1945 đến năm 1973

C. Từ năm 1991 đến năm 2000

D. Từ năm 2000 đến năm 1015

4. Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ ra sao

A. Đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối

B. Vẫn đứng đầu thế giới tư bản, nhưng suy giảm nhiều so với trước

C. Tụt xuống hàng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản) 

D. Ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản

5. Cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ nước Mĩ vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm đầu thế kỉ XX

B. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933

C. Những năm 40 của thế kỉ XX

D. Những năm 70 của thế kỉ XX

6. Năm 1969, nước Mĩ đã đạt được một thành tựu vĩ đại về khoa học - kĩ thuật là:

A. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng.

B. Phát minh và chế tạo máy tính điện tử đầu tiên.

C. Phóng thành công tàu vũ trụ, đưa con người thám hiểm không gian vũ trụ.

D. Công bố "Bản đồ gen Người", mở ra một chương mới trong khoa học và y học.

7. Tổng thống đề ra chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Rudơven.

B. Truman.  

C. Aixenhao.

D. Kennơđi.

8. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là

A. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên phạm vi thế giới

B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.

C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

D. xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

9. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên sự chi phối của

A. Mĩ và Nga. 

B. Mĩ  

C.  Mĩ, Anh, Pháp.  

D. Mĩ, Nga, Trung Quốc.

10. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được nhiều kết quả, ngoại trừ

A. Lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ

B. Ngăn chặn, đẩy lùi được CNXH trên phạm vi thế giới

C. Làm chậm lại quá trình độc lập của nhiều nước trên thế giới

D. Làm nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài

11. Chính sách đối ngoại của Mĩ đới với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1945 là gì

A. Can thiệp, "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp

B. Ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân Phiệt Nhật Bản

C. Trung lập, không can thiệp vào Việt Nam

D. Phản đối Pháp xâm lược Việt Nam

12. Sự kiện diễn ra ở Việt Nam mà là một khâu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1945 - 1954

B. Cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1954 - 1975

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954

D. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam

13. Mĩ đã xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời của Tổng thống

A. Rigân.       

B. Busơ (cha).

C. Clinton.      

D. Pho.

Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng hoặc chữ S trước câu sai.

1. ☐ Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, thế giới tư bản đã hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

2. ☐ Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

3. ☐ Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người.

4. ☐ Hiện nay, Mĩ là quốc gia có thu nhập bình quân tính theo đầu người cao nhất trên thế giới.

5. ☐ Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới.

6. ☐ Đến nay, Mĩ đã hoàn thành tất cả những mục tiêu của chiến lược toàn cầu được đề ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

7. ☐ Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại cho nuớc Mĩ nhiều ưu thế về kinh tế, quân sự so với Tây Âu và Nhật Bản.

Hãy điền thời gian cho phù hợp với nội dung trong bảng sau.

Thời gian Nội dung
  Sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
  Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập
  Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam

 

Trình bày nét chính về sự phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Hãy trình bày mục tiêu, biện pháp và kết quả của chiến lược toàn cầu mà Mĩ thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Liên hệ cho biết Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chiến lược toàn cầu của Mĩ. 

1. Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là

A. Chính sách đúng đắn của các nhà nước ở Tây Âu.

B. Sự nỗ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu.

C. Nhận được khoản bồi thường chiến tranh không nhỏ để khôi phục kinh tế.

D. Viện trợ của Mĩ thông qua "Kế hoạch Mácsan".

2. Nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là

A. Sự phục hồi và vuơn lên mạnh mẽ về kinh tế.

B. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.

C. Nền kinh tế, chính trị, xã hội,... được kiện toàn về mọi mặt, trở thành đối tượng của khối Đông Âu XHCN vừa mới hình thành.

D. Nhiều nước Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.

3. Nước CHLB Đức được thành lập vào

A. tháng 10- 1945.                          

B. tháng 10- 1946

C. tháng 10 - 1948.

D. tháng 9 - 1949.

4. Nước CHLB Đức được thành lập dựa trên cơ sở

A. hợp nhất các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp tại Đức.

B. lãnh thổ nước Đức trước chiến tranh.

C. lãnh thổ của nước "Đại Đức" do Hítle lập ra.

D. khu vực chiếm đóng của Liên Xô trong và sau Chiên tranh thế giới thứ hai.

5. Từ năm 1950 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, CHLB Đức vươn lên thành cường quốc công nghiệp đứng

A. đầu thế giới

B. thứ hai thế giới, sau Mĩ.

C. thứ ba thế giới, sau Mĩ và Nhật Bản.

D. thứ tư thế giới, sau Mĩ, Nhật Bản và Anh.

Phương pháp: Xem lại mục II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

6. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là

A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao và hiện đại.

C. thành lập được một tổ chức khu vực hoạt động rất có hiệu quả.

D. trở thành trung tâm chính trị có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới.

7. Nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 - 1973 là

A. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B. các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.

C. nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,... tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì "phi thực dân hoá" trên phạm vi thế giới.

D. một số nước Tây Âu chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.

8. Từ năm 1973 đến năm 1991, nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái là do

A. sự suy thoái của nến kinh tế Mĩ.

B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.

C. sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của các nước công nghiệp mới (NICs).

D. sự vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản.

9. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì:

A. Muốn xây dựng mô hình nhà nước chung, mang bản sắc Châu Âu.

B. Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ

C. Bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản

D. Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Châu Âu

10. Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức

A. hợp tác liên minh về kinh tế, chính trị và an ninh,... giữa các nước thành viên có cùng một chế độ chính trị.

B. hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiến tệ.

C. liên minh vế chính trị, đối ngoại.

D. liên minh, họp tác nhằm giải quyết những vấn đế về an ninh chung.

11. Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu là một tổ chức

A. liên kết kinh tế lớn nhất thể giới.

B. liên kết chính trị chặt chẽ nhất thế giới.

C. liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.

D. có vai trò quan trọng nhất trên trường quốc tế.

 

1. Hãy điền nội dung lịch sử cho phù hợp với mốc thời gian về quá trình phát triển của nến kinh tế các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Từ năm 1945 đến năm 1950  
Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70  
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90  
Từ năm 1994 đến năm 2000  

2. Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Thời gian Sự kiện lịch sử
  Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu.
  Hiệp ước Rôma về việc thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được kí kết.
  Cộng đồng than - thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
  Các nước thành viên EC đã kí Hiệp ước Maxtrích về việc thành lập Liên minh châu Âu (EU).
  Bảy nước EU huỷ bỏ kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.
  Phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng Euro. Đồng Euro được lưu hành ở 12 nước thành viên EU, thay thế cho đồng bản tệ ở các nước này.
  EU kết nạp thêm 10 nước, nâng tổng số thành viên lên 25 nước.
  EU kết nạp thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

Hãy nêu các nguyên nhân khiến kinh tế Tây Âu phát triển vượt bậc trong những năm 1950 - 1973.

Hãy điền nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu vào bảng sau cho phù hợp.

Giai đoạn Chính sách đối ngoại
Từ năm 1945 đến năm 1950  
Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70  
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90  
Từ năm 1994 đến năm 2000  

 

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo các nội dung sau:

Nội dung EU ASEAN
Hoàn cảnh ra đời    
Mục tiêu    
Đối tượng kết nạp vào tổ chức    
Các mốc phát triển chính    
Nhận xét chung    

 

Quan sát lược đổ hình 20 trong SGK, hãy nêu nhận xét về quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu.

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội

A. Mĩ.                  B. Anh.                      

C. Pháp.             D. Liên Xô.

2. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Văn kiện về vấn đề Nhật Bản tại hội nghị Pốtxđam (1945).

B. Hiến pháp Nhật Bản (1947).

C. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (1951).

D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).

3. Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là

A. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

B. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). 

C. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

D. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

4. Nhật Bản chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm

A. 1952.           B. 1955.

C. 1956.           D. 1970.

5. Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào:

A. thập kỉ 70 của thế kỉ XX. 

B. đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX.

C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.

D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

6. Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 - 1973 là

A. Không khuyến khích hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế.

B. Mua bằng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ.

C. Đầu tư lớn cho công cuộc chinh phục vũ trụ

D. Tập trung nghiên cứu khoa học quân sự

7. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là:

A. Không quá 1% GDP

B. Không quá 2% GDP

C. Không quá 3% GDP

D. Không quá 4% GDP

8. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có điểm gì nổi bật:

A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ

D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

9. Học thuyết đánh dấu sự bắt đầu chú trọng tới châu Á của Nhật Bản trong chính sách đổi ngoại là:

A. học thuyết Phucưđa (1977).

B. học thuyết Kaiphu (1991).

C. học thuyết Miyadaoa (1993).

D. học thuyết Hasimôtô (1997).

10. Điểm giống nhau giữa Nhật bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:

A. Đều không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.

B. Đều thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).

C. Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách - mở cửa, hội nhập quốc tế.

D. Mức chi phí cho quốc phòng, an ninh chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung phát triển kinh tế.

Hãy ghép các nội dung ở cột giữa với nguyên nhân hoặc thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 cho phù hợp.

1. Nguyên nhân

a) Trong những năm 1960 - 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.

b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.

d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.

g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.

h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thể giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

2. Thành tựu

 

Hãy ghép thời gian với nội dung sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây cho phù hợp

Thời gian Nội dung sự kiện lịch sử

1. Từ năm 1945 đến năm 1952,

2. Năm 1947,

3. Từ năm 1950 đến năm 1951,

4. Năm 1956,

5. Từ năm 1963 đến năm 1970,

6. Năm 1973,

a) Hiến pháp mới được ban hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai có hiệu lực.

b) kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì".

c) lực lượng Đồng minh (Mĩ) chiếm đóng Nhật Bản.

d) Nhật Bản khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

e) Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên xô.

g) Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

 

Hoàn thành bảng hệ thống các giai đoạn phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Các giai đoạn Kinh tế Khoa học - kĩ thuật
1945- 1952    
1952- 1973    
1973- 1991    
1991-2000    

 

Hãy trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhân tố Mĩ trong sự phát triển của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Copyright © 2021 HOCTAP247