Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 SGK Cũ Chương II: Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945

Chương II: Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945

Chương II: Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945

Lý thuyết Bài tập

Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931?

Em có nhận xét gì về về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939?

Mặt trận Việt Minh ra đời có tác động đến như thế nào cao trào kháng Nhật cứu nước?

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện như thế nào?

1. Ngành kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

A. nông nghiệp trồng lúa

B. công nghiệp khai mỏ

C. công nghiệp chế biến

D. xuất, nhập khẩu

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là

A. nông dân

B. công nhân

C. trí thức tiểu tư sản

D. dân nghèo thành thị

3. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.

C. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản

D. giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tay sai.

4. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

C. Thực dân Pháp đàn áp dã man khởi nghĩa Yên Bái

D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân

5. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh

C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

D. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi

6. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. ngày 22-2-1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.

B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.

C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1-8-1930.

D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10-1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.

7. Xô viết Nghệ - Tĩnh là

A. tổ chức cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lập ra để lãnh đạo cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh

B. tổ chức do các cấp ủy Đảng ở địa phương hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh lập ra, thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng.

C. chính quyền cách mạng được lập ra ở Nghệ An - Hà Tĩnh để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc.

D. các tòa án nhân dân được lập ra ở Nghệ An - Hà Tĩnh để trừng trị bọn ác ôn.

8. Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. các thành phố, đô thị lớn

B. các khu công nghiệp và đồn điền

C. Nghệ An, Hà Tĩnh

D. Hà Nội

9. Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa.

B. đấu tranh vũ trang.

C. đấu tranh vũ trang là chính, có kết hợp với đấu tranh chính trị.

D. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.

10. Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 là

A. chống thực dân Pháp xâm lược

B. chống đế quốc, phong kiến

C. chống đế quốc Pháp và tay sai

D. chống địa chủ phong kiến

11. Yếu tố quyết định sự phát triển về chất của phong trào 1930 - 1931 là

A. tinh thần và ý chí chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta.

B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. sự phát triển của phong trào công nhân.

D. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

12. Kết quả lớn nhất mà phong trào 1930 - 1931 đưa lại là gì?

A. Thực dân Pháp buộc phải đáp ứng một số yêu cầu của quần chúng nhân dân.

B. Từ phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành.

C. Các Xô viết ra đời ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

D. Để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng.

13. Một sự kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 10 - 1930 là

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Ban lãnh đạo Hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu được thành lập.

D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng.

14. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là

A. Trần Phú

B. Lê Hồng Phong

C. Hà Huy Tập

D. Lê Duẩn

15. Hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận cương chính trị của Đảng?

A. Nhiệm vụ dân tộc được đưa lên hàng đầu.

B. Cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là quan trọng nhất.

C. Tùy vào thời điểm lịch sử mà mỗi nhiệm vụ dân tộc hay dân chủ có mức độ quan trọng khác nhau.

D. Hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau.

16. Động lực cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị của Đảng (10-1930) là

A. giai cấp công nhân

B. giai cấp nông dân

C. giai cấp công nhân và nông dân

D. tất cả những người Việt Nam yêu nước, nòng cốt là liên minh công - nông.

17. Hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng được thể hiện qua

A. việc xác định mức độ quan trọng của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương.

B. việc khẳng định vai trò cách mạng của giai cấp tư sản, trí thức tiểu tư sản và bộ phận phong kiến yêu nước.

C. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Đông Dương và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

D. không nhìn thấy mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Qua đó, em có nhận xét gì?

Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng 1930 - 1931?

Xô viết Nghệ - Tĩnh ra đời trong hoàn cảnh nào? Qua những biện pháp mà Xô viết Nghệ - Tĩnh thi hành em có nhận xét gì?

Bằng các dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1930 - 1931.

Nêu nội dung và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930).

Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống và khác nhau giữa Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Qua đó, em rút ra nhận xét gì ? 

1. Điều gì không tác động đến tình hình cách mạng nước ta trong những năm 1936 - 1939?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít trên phạm vi thế giới.

B. Những nghị quyết mà Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã thông qua.

C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử, lên cầm quyền ở Pháp.

D. Hội nghị tại Muy-ních (Đức, năm 1938).

2. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thị trường Đông Dương kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 nhằm mục đích

A. bù đắp sự thiếu hụt về kinh tế cho chính quốc.

B. sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện cho cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ.

C. phát huy thế mạnh về nông nghiệp để cung cấp lương thực cho chính quốc.

D. phát triển các ngành như điện, nước, cơ khí,… để phục vụ quá trình khai thác lâu dài.

3. Chính sách của thực dân Pháp đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình nước ta?

A. Kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi và phát triển.

B. Đa số công nhân có việc làm, mặc dù mức lương còn thấp hơn thời kì trước khủng hoảng.

C. Nông dân có đủ ruộng cày, mặc dù tô thuế còn cao.

D. Đời sống của giới công chức được cải thiện, tư sản dân tộc có điều kiện để làm giàu.

4. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là

A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến.

B. chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.

C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ.

5. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để

A. tập hợp đông đảo mọi lực lượng trong xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

B. cô lập, phân hóa kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và tay sai.

C. chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đoàn kết các dân tộc Đông Dương.

D. khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

6. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

A. đấu tranh chính trị

B. đấu tranh vũ trang

C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp với đấu tranh chính trị.

D. đấu tranh nghị trường.

7. Năm 1937, lợi dụng sự kiện phái viên của chính phủ Pháp - Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Đảng có chủ trương

A. tổ chức quần chúng “đón, rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng.

B. phát động nhân dân khởi nghĩa, đánh đòn phủ đầu.

C. đẩy mạnh đấu tranh nghị trường.

D. biểu thị sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam với Chính phủ Pháp.

8. Nổi bật trong phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939 là

A. phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

B. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

C. cuộc đấu tranh nghị trường.

D. những cuộc mít tinh “đón rước” Toàn quyền Đông Dương mới.

9. Để tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936), Đảng ta đã làm gì?

A. Tổ chức vận động thu thập ý kiến, nguyện vọng của dân.

B. Tổ chức nhân dân đấu tranh chống lại lệnh giải tán các Ủy ban hành động của dân do Toàn quyền Đông Dương mới ban hành.

C. Đẩy mạnh đấu tranh báo chí, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng.

D. Vận động người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương tham gia ứng cử.

10. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 -1939 là

A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách cụ thể về dân chủ, dân sinh.

B. quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

C. uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được tăng lên.

D. đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.

11. Nói: Phong trào dân chủ (1936 - 1939) là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám vì

A. đây là cuộc tập dượt các hình thức đấu tranh cho quần chúng nhân dân.

B. qua phong trào, Đảng đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

C. phong trào đã giúp Đảng nhận ra được những hạn chế của mình.

D. đây là thời kì triển khai các chủ trương và hoạt động cách mạng qua thực tiễn đấu tranh.

Hãy nêu và phân tích những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đễn sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1936 -1939.

Hãy phân tích để làm rõ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương khi xác định đường lối, nhiệm vụ cách mạng nước ta thời kì 1936 - 1939 thông qua Hội nghị Ban Chấp hành Trung ưong tháng 7 - 1936.

Hãy điền tiếp các nội dung phù hợp về phong trào dân chủ 1936 - 1939 để hoàn thành bảng sau.

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939 và nêu nhận xét.

1. Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là gì?

A. Quân Nhật Bản vào Đông Dương, giúp nhân dân Đông Dương khôi phục nền độc lập.

B. Nhật Bản thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, ra sức bóc lột nhân dân ta để làm giàu và đáp ứng theo yêu cầu của Pháp.

C. Đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp ở nước ta vô cùng khó khăn do chính sách bóc lột của Nhật, Pháp.

D. Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.

2. Vì sao khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á?

A. Để uy hiếp Pháp.

B. Để chứng tỏ Nhật là bạn của nhân dân ta.

C. Để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.

D. Để biểu dương lực lượng cho chủ nghĩa phát xít nói chung.

3. Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

B. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.

C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.

D. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

4. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là

A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.

C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

D. đấu tranh nghị trường.

5. Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là

A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

6. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện như thế nào?

A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với vị trí quan trọng như nhau.

B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.

C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

D. Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh.

7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.

B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là vũ trang, bí mật.

C. Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là khởi nghĩa vũ trang.

D. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

8. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. các đội vũ trang tự vệ

C. các Hội Cứu quốc

D. Trung đội Cứu quốc quân I.

9. Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng

A. vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.

B. công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

C. hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.

D. việc lập ra Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng.

10. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là

A. căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai

B. căn cứ Cao Bằng.

C. căn cứ Đồng Tháp.

D. Liên khu V.

11. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm

A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.

B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.

C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng minh.

D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của Nhật.

12. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước nhằm mục đích gì?

A. Hưởng ứng cuộc phản công tiêu diệt phát xít Nhật của phe Đồng minh.

B. Giải quyết nạn đói cho nhân dân.

C. Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

D. Giành chính quyền về tay nhân dân.

13. Thời cơ cách mạng chín muồi khi nào?

A. Quân Nhật vào Đông Dương.

B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.

C. Khi Liên Xô, Mĩ, Anh cùng phản công ở mặt trận Thái Bình Dương.

D. Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

14. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh

A. Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh.

B. Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh.

C. Nhật Bản chuyển giao chính quyền ở Việt Nam cho Chính phủ Trần Trọng Kim.

D. một số địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền.

15. Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là gì?

A. Lật đổ ngai vàng phong kiến.

B. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị cho mọi thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta.

D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.

16. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ

A. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.

B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

C. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

17. Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi

A. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.

B. Cách mạng tháng Tám lật đổ ách đô hộ của phát xít Nhật và thực dân Pháp.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Thực dân Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Hoàn thành bảng so sánh về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 với những năm 1939 - 1945 và nêu nhận xét.

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941) theo mẫu sau:

Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 - 8 -1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 - 8 - 1945) được tiến hành trong hoàn cảnh nào ? Nêu ý nghĩa của hai sự kiện này.

Sự nhạy bén về chính trị của Đảng được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1940

Copyright © 2021 HOCTAP247