Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 SGK Cũ Chương V: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000

Chương V: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000

Chương V: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000

Lý thuyết Bài tập

Đảng và chính quyền cách mạng đã có chủ trương và biện pháp gì nhằm giải quyết những nhiệm vụ cấp bách sau khi kháng chiến chống Mĩ thắng lợi?

Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thể hiện như thế nào?

Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 với những thuận lợi và khó khăn gì?

Nêu ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế-xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới.

Hãy nêu những khó khăn và yếu kém về kinh tế-xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới.

Nêu những thắng lợi lịch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cách mạng là gì?

Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì?

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng miền Bắc có thuận lợi gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội

B. Có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới

C. Đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của CNXH

D. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế

Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã để lại những hậu quả gì đối với miền Bắc?

A. Cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

C. Miền Bắc phải chuyển từ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội sang chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

D. Cách mạng miền Bắc phải thay đổi mục tiêu ở một số lĩnh vực.

Thuận lợi của cách mạng miền Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?

A. Đã thành lập được chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng.

B. Bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ.

C. Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. Các nước XHCN ủng hộ, giúp đỡ cách mạng miền Nam.

Nhiệm vụ của Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).

C. Thực  hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).

D. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Nam, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước.

B. Ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng.

C. Tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn.

D. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng.

Tại sao sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

A. Do mỗi miền tồn tại hình thức nhà nước khác nhau và đó là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước.

B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

C. Phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

D. Nhân dân mong muốn được sum họp một nhà và có một chính phủ thống nhất.

Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua

A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976)

B. Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương (9-1975)

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)

D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976)

Sự thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) có ý nghĩa ra sao?

A. Hoàn thành công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Bầu ra được các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế và trở thành thành viên thứ

A. 139 của tổ chức Liên hợp quốc

B. 149 của tổ chức Liên hợp quốc.

C. 159 của tổ chức Liên hợp quốc.  

D. 177 của tổ chức Liên hợp quốc.

Hãy ghép thời gian với sự kiện trong bảng dưới đây cho phù hợp.

Những thuận lợi và khó khăn của cách mạng hai miền Bắc - Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

Căn cứ vào những yếu tố nào mà Đảng ta đã quyết định thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

Quốc hội khóa VI họp kì họp thứ nhất (từ ngày 24-6 đến ngày 3 - 7 - 1976) đã có những quyết định nào?

Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?

Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước là gì?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước.

Đại hội toàn quốc của Đảng đánh dấu bước chuyển sang thời kì đổi mới là

A. Đại hội IV.

B. Đại hội V.  

C. Đại hội VI.

D. Đại hội VII.

Vấn đề quan trọng nhất quyết định nguyên nhân nước ta tiến hành công cuộc đổi mới là gì?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội

B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật

D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước

Đường lối đổi mới của Đảng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội là

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới xã hội, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới chính trị gắn liền với đổi mới tư tưởng, trọng tâm là đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về chính trị.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về kinh tế

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương về kinh tế là

A. Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.   

B. Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.

C. Tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu      

D. Tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.

Thành tựu về lương thực - thực phẩm của nước ta đầu thập kỉ 90 là

A. Đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự  trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

B. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

C. Đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, không phải nhập từ bên ngoài.

D. Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu Đông Nam Á.

Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới những năm 1986 - 1990 biểu hiện ra sao?

A. Năm 1988, nước ta vẫn còn phải nhập khẩu 45 vạn tấn gạo.

B. Hàng tiêu dùng tuy dồi dào, đa dạng nhưng việc lưu thông còn gặp những khó khăn.

C. Chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao.

D. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là gì?

A. Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

B. Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập ASEAN.

D. Các công ty của hơn 50 nước đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" là

A. Đại hội V.

B. Đại hội VI.

C. Đại hội VII.

D. Đại hội VIII.

Nguyên nhân cơ bản nhất của những thắng lợi mà Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) là

A. Đảng kịp thời điều chỉnh đường lối qua từng kì đại hội sát với thực tiễn.

B. Đảng chủ trương đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ.

C. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, những bước đi phù hợp, nên nhanh chóng đi vào cuộc sống, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân.

D. Nước ta mở rộng được quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, cô lập của các lực lượng thù địch, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là gì?

A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên

B. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học - kĩ thuật là quốc sách hàng đầu

C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

D. Nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, phát huy nội lực trong nước

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô ☐ trước câu sai:

1. ☐ Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh và bổ sung tại Đại hội VI (12 - 1986).

2. ☐ Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế do Đại hội VI của Đảng đề ra bao gồm: luơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

3. ☐ Đến năm 1990, ở nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. ☐ Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

5. ☐ Đến năm 2000, cơ cấu các ngành kinh tế nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

6. ☐ Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000), vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Hãy điền thời gian cho phù hợp với sự kiện trong dấu ... dưới đây:

1....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam

2.....Sản xuất lương thực đạt 21,4 triệu tấn

3.....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam

4.....Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao

5.....Việt Nam gia nhập ASEAN

6.....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam

7.....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam

Đường lối đổi mới của được Đảng được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung đường lối đổi mới.

1. Hoàn cảnh:

2. Nội dung đường lối đổi mới:

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì?

Hãy ghép những nội dung trong các ô ở cột bên phải với nội dung trong ỗ ở cột bên trái cho phù hợp với ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000).

Nêu những khó khăn, yếu kém của nước ta sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới.

Trong những năm 1919 - 1930, sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam là

A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền tự do, dân chủ, quyến bình đẳng và quyến tự quyết của dân tộc Việt Nam.

B. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động.

Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930 có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam là

A. Ba tổ chức cộng sản ra đời.     

B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái. 

C. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.  

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức

A. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Việt Nam Quốc dân đảng, An Nam Cộng sản đảng

D. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Tân Việt Cách mạng đảng.

"Chính cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt" do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì:

A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai giai cấp công nhân và nông dân.

B. Đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

C. Xác định được mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

D. Là tuyên ngôn chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Phương pháp đấu tranh có sự kết hợp giữa hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp, đòi tự do, dân sinh, dân chủ được thực hiện trong phong trào cách mạng

A. 1930 - 1931          

B. 1932 - 1935.

C. 1936 - 1939.

D. 1939 - 1945.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cách mạng nước ta thực hiện nhiệm vụ chiến lược là

A. Vừa sản xuất vừa chiến đấu.

B. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc,

C. Vừa diệt giặc đói vừa diệt giặc dốt.

D. Vừa kháng chiến vừa tiến lên CNXH.

Với chiến thắng nào quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

A. Biên giới thu - đông 1950

B. Điện Biên Phủ 1954

C. Việt Bắc thu - đông 1947

D. Đông Xuân 1953 - 1954

Nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước trong những năm 1954 - 1975 là

A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

D. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ sau khi

A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945.

B. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954

C. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

D. Đất nước được độc lập, thống nhất năm 1976.

Đường lối đổi mới đất nước được đề ra từ

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991).

Trong đường lối đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì

A. Việt Nam có điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường.

B. Tận dụng được nhiều nguồn lực để phát triển đất nước.

C. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản, tư nhân phát triển.

D. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay

A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. Chống đế quốc, chống phong kiến.

C. Hòa bình, độc lập, thống nhất.

D. Tiến lên xây dựng CNXH.

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam thế kỉ XX là

A. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

B. Không ngừng củng cố khối liên minh công - nông.

C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.

1. ☐ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.

2. ☐ Nguyễn Ái Quốc là người tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam.

3. ☐ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Trần Phú soạn thảo.

4. ☐ Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

 5. ☐ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

 6. ☐ Trong những năm 1936 - 1939, ở Việt Nam dấy lên phong trào đấu tranh công khai đòi tự do, dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

7. ☐ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

8. ☐ Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

9. ☐ Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954 đến năm 1975, nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta là kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

10. ☐ Trong những năm 1973 - 1975, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn mién Nam, thống nhất đất nước.

11. ☐ Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

12. ☐ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã mở đầu công cuộc đổi mới đất nước.

13. Thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hãy phân loại các sự kiện dưới đây?

- Năm 1954: Phong trào hoà bình của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn được tổ chức

- Năm 1960: Phong trào "Đồng khởi" diễn ra ở các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ

- Năm 1960: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

- Năm 1963: Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)

- Năm 1963: Hai vạn tăng ni Phật tử ở Huế biểu tình phản đối chính quyền Sài Gòn

- Năm 1964: Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định)

- Năm 1965: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)

- Năm 1967: Đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti của địch đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh)

- Năm 1967: Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miến Nam Việt Nam được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

- Năm 1968: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam

- Năm 1969: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập

- Năm 1969: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miến Nam Việt Nam được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao

- Năm 1970: Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia     

- Năm 1971: Quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn - 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn

- Năm 1972: Cuộc Tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam

- Năm 1972: Trận "Điện Biên Phủ trẽn không" kết thúc thắng lợi

- Năm 1973: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đuợc kí kết

- Năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử dưới đây:

1....Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

2....Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

3....Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

4....Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

5....Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

6....Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

7....Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

8....Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

9....Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

10....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

11....Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

12....Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

13....Hiệp định Pari vế Việt Nam được kí kết

14....Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

15....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

16....Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

17....Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

18....Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

19....Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

20....Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Nêu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000.

Thực tế cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm nào?

Copyright © 2021 HOCTAP247