Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Lớp 11 SGK Cũ Chương II: Các Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 - 1939)

Chương II: Các Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 - 1939)

Chương II: Các Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Bài tập

Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).

Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đối với các nước tư bản.

Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?

Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những năm 1933 - 1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ ?

Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 - 1939.

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Dựa vào lược đồ trang 60, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914.

Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả gì?

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.

Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi như thế nào?

Tình hình nước Đức trong những năm 1918 - 1923 có những điểm nào nổi bật?

Hình 32 nói lên điều gì?

Tình hình nước Đức trong những năm 1924 - 1929 như thế nào?

Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Qua bảng thống kê trang 67, hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Đức so với một số nước Châu Âu.

Bảng thống kê sản lượng một số phẩm phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức năm 1937

Nước Anh Pháp I-ta-li-a Đức
Sản phẩm
Than (triệu tấn) 244,3 45,5 1,6 239,9
Điện (tỉ kW/h) 33,1 20,0 15,4 49,0
Sắt (triệu tấn) 4,3 11,5 0,5 2,8
Thép (triệu tấn) 13,2 7,9 2,1 19,8
Ô tô (nghìn chiếc) 493,0 200,0 78,0 351,0

 

 

Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?

Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ?

Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 - 1933?

Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?

Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm gì đáng chú ý?

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 có những điểm gì nổi bật?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến nước Nhật như thế nào?

Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm nào?

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã họp tại Véc-xai (Pháp) để bàn về vấn đề gì

A. Bàn cách đối phó chống lại Liên Xô

B. Chống lại cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động thế giới

C. Chống lại sự ra đời của Quốc tế Cộng sản

D. Kí kết những hiệp ước và hòa ước để phân chia quyền lợi, thiết lập một trật tự thế giới mới (trật tự Vécxai -Oasinhtơn).

Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là

A. Trật tự lanta.                                  

B. Trật tự Vécxai

C. Trật tự Oasinhtơn.                            

D. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn.

Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên hợp quốc.                                       

B. Hội Liên minh. 

C. Hội Quốc liên.                                        

D. Hội Hiệp ước

Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.

C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.

D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.

Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản bước vào thời kì

A. khủng hoảng trầm trọng.

B. ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế.

C. ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

D. tăng trưởng về kinh tế song lại khủng hoảng chính trị, xã hội.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đầu tiên ở

A. Đức 

B. Anh                  

C. Pháp                       

D. Mĩ

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là

A. hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

C. mâu thuẫn giữacác nước tư bản.

D. sản xuất thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, "cung vượt quá cầu". 

Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì

A. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, tù túng

B. Trong các nước tư bản chủ nghĩa hình thành hai lò lửa trước chiến tranh thế giới thứ hai

C. Lạm phát phi mã, nhà nước không kiểm soát được tài chính

D. Xã hội rối loạn, trộm cắp diễn ra khắp nơi

Các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bằng cách

A. thiết lập chế độ độc tài phát xít

B. đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,

C. tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. 

Các nước Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bằng cách

A. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, thực hiện dân chủ.

B. gây chiến tranh, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng.

C. thiết lập chế độ độc tài phát xít.

D. đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Trước nguy cơ xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới, quốc tế cộng sản đã

A. Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh ở nhiều nước tư bản

B. Giúp đỡ nước Pháp tiêu diệt bọn phát xít

C. Phát động phong trào đấu tranh trên nghị trường và báo chí

D. Kêu gọi các nước tư bản nhanh chóng tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng

Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc đã dẫn đến việc

A. Thành lập Đảng cộng sản Pháp

B. Thành lập Hội liên hiệp chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp

C. Phát động phong trào đấu tranh trên nghị trường và báo chí

D. Giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 5-1936, thành lập chính phủ mới do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu và bảo vệ nền dân chủ, đưa nước Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít

Hãy điền chữ Đ vào ô  trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai.

☐ Trật tự thế giới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc-xai và Oa-sinh-tơn gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhton.

☐ Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng trong các nước tư bản.

☐ Các nước Đức, Áo - Hung giành được nhiều món lợi sau khi xác lập trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

☐ Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên - đuợc thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

☐ Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng.

☐ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm 1932.

Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm 1914.

 

Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã

A. không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.

B. tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.

C. giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức, làm cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức ngày càng trầm trọng.

D. làm cho phong trào công nhân Đức phát triển nhanh chóng.

Để thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã

A. thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội.

B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế chính.

C. tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, phân biệt chủng tộc, phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

D. thành lập Mặt trận Nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

Hít-le làm Thủ tướng Đức và thành lập chính phủ mới

A. tháng 1-1933.                                  

B. tháng 3-1933.

C. tháng 5-1933                                   

D. tháng 7-1933.

Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 - 1939 đứng hàng

A. thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp và l-ta-li-a.

B. thứ hai châu Âu, sau Anh.

C. thứ ba châu Âu, sau Anh, Pháp.

D. thứ tư châu Âu, sau Anh, Pháp, l-ta-li-a.

Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong thời kì 1933 - 1939 là

A. công nghiệp quân sự.                           

B. công nghiệp giao thông vận tải.

C. công nghiệp nhẹ.

D. công nghiệp nặng.

Chính sách phản động về kinh tế của Hít-le thể hiện ở việc

A. Tập trung phát triển nông nghiệp

B. Đầu tư chủ yếu vào công nghiệp chế tạo máy móc

C. Quân sự hóa nền kinh tế để chuẩn bị chiến tranh, tăng cường khống chế toàn bộ nền kinh tế của chính quyền phát xít

D. Tăng cường khai thác khoáng sản, lấy nguyên liệu chế tạo vũ khí

Chính sách phản động về chính trị của Hít-le thể hiện

A. Mục tiêu thiết lập nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai, lật đổ nền Cộng hòa Vaima

B. Dung túng các tổ chức khủng bố

C. Thiết lập nhiều nhà tù

D. Phá hoại các di tích lịch sử và văn hóa

Chính sách đối ngoại về phản động của Hít-le thể hiện ở

A. Dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế và quân sự

B. Liên kết với I-ta-li-a để phát triển lực lượng

C. Tăng cường lực lượng quân sự, có chính sách đối ngoại hiếu chiến với châu Âu và thế giới; đe doạ nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới

D. Kí kết một số hiệu ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô về hợp tác kinh tế.

Nước Đức đã tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào? Hãy nêu những chính sách về chính trị, kinh tế của nước Đức để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

Những biểu hiện nào chứng tỏ đến năm 1938, nước Đức đã trở thành lò lửa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ (1929 - 1933)

A. Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.

B. Nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ, mất cân đối giữa cung và cầu.

C. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức.

D. Các tư bản châu Âu không trả nợ cho Mĩ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực

A. công nghiệp nặng.       

B. tài chính, ngân hàng. 

C. sản xuất hàng hoá.  

D. nông nghiệp.

Người đã thực hiện "Chính sách mới" và đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng kinh tế (1929 - 1933) là

A. Tơ-ru-man.  

B. Ru-dơ-ven

C. Ai-xen-hao.                                   

D. Hu-vo

Chính sách mới là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực

A. nông nghiệp

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

D. đời sống xã hội.

Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới là

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật chính trị, xã hội.

Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ Latinh là

A. Chính sách láng giềng thân thiện.

B. Gây chiến tranh xâm lược.

C. Can thiệp bằng vũ trang

D. Sử dụng đồng đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.

Chính sách nào của Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang và hứa hẹn trao trả độc lập cho các nước Mĩ latinh.

C. Quốc hội Mĩ đã thông qua các đạo luật để giữ vai trò trung lập trước cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

D. Xoa dịu các cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực.

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐  trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về tình hình nước Mĩ trong những năm 1918-1939.

☐ Nước Mĩ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã có những chính sách đối nội, đối ngoại tích cực nên nền kinh tế phát triển liên tục, xã hội ổn định.

☐ Lịch sử nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn với những bước thăng trầm đầy kịch tính, xen giữa hai giai đoạn phát triển nhanh chóng là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng 1929 - 1933.

☐ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát trước tiên ở Mĩ, nổ ra vào tháng 10 - 1929.

☐ Chính sách mới của Ru-đơ-ven là chính sách tăng cường vai trò của nhà nước tư sản trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

☐ Cho đến nay, Ru-đơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?

Mĩ đã tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào?

Hãy nêu nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ru-dơ-ven và cho biết nhận xét của em về chính sách đó.

Hãy đánh giá vai trò của tổng thống Ru-dơ-ven trong việc giúp nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

Tinh hình chính trị Nhật Bản những năm 20 của thế kỉ XX là

A. Cải cách chính trị: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới..

B. Kí kết các hiệp ước thân thiện với các nước láng giềng, giảm bớt căng thẳng quan hệ giữa các cường quốc khác.

C. Chính phủ Ta-na-ca - một phần tử quân phiệt đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến.

D. Cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực

A. Công nghiệp nặng

B. Công nghiệp quân sự

C. Tài chính, ngân hàng

D. Nông nghiệp.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã gây ra hậu quả gì cho xã hội Nhật Bản

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém; công nhân thất nghiệp tới 3 triệu người.

B. Các ngân hàng bị phá sản.

C. Hàng hóa và nông phẩm sản xuất ra không xuất khẩu được.

D. Nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm.

Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương

A. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

B. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức.

C. thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-đơ-ven.

D. thực hiện nền dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào

A. tháng 9-1929.                                       

B. tháng 9-1931.

C. tháng 5-1932.                                      

D. tháng 6-1933.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã diễn ra dưới 

A. Hình thức đấu tranh vũ trang.

B. Hình thức đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

C. Nhiều hình thức đấu tranh phong phú mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng cộng sản, dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

D. Sự kết hợp giữa quần chúng và quân đội chính phủ.

Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

B. góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.

C. góp phần làm cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản trầm trọng hơn.

D. làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản.

Copyright © 2021 HOCTAP247