Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
Hãy nêu nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939?
Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.
Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào ?
Gợi ý trả lời câu 3 SGK Lịch sử 11 trang 89. Nét mới trong phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937) diễn ra như thế nào?
Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929.
Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 - 1939.
Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội?
Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?
Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?
Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện.
Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?
Sự kiện đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là
A. cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
B. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc,
C. cách mạng Tân Hợi 1911.
D. phong trào Ngũ tứ.
Phong trào Ngũ tứ bùng nổ vào ngày
A. 5-4-1919.
B. 4-5-1919.
c. 4-5-1920.
D. 5-4-1921.
Phong trào Ngũ tứ là phong trào đấu tranh của
A. nông dân Trung Quốc chống phong kiến.
B. giai cấp tư sản, tiểu tư sản Trung Quốc chống phong kiến.
c. học sinh, sinh viên, công nhân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến.
D. giai cấp công nhân chống tư sản, phong kiến.
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng
A. 7-1921.
B. 9-1921.
C. 12-1921.
D. 7-1922.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ là thuộc địa của
A. thực dân Pháp
B. thực dàn Anh.
C. đế quốc Đức.
D. đế quốc Mĩ
Nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. chính đảng của giai cấp công nhân.
B. Đảng Quốc đại – đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. binh lính.
D. trí thức tư sản.
Lãnh tụ có uy tín lớn trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là
A. Ti-lắc.
B. M. Gan-đi.
c. J. Nê-ru.
D. tất cả các nhân vật trên.
Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung:
Cột A:
a) Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập
b) Phong trào Ngũ tứ
Cột B:
1. Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quổc
2. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai:
1. Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn
2. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dàn chủ tư sản kiểu mới
3. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng 12-1920
4. Ấn Độ không bị tác động, ảnh hưởng bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
5. Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Đảng Quốc đại và Gan-đi lãnh đạo, được đông đảo nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.
6. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập .
Hãy nêu những nét chính vế nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Ngũ Tứ
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập như thế nào ? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.
Phong trào độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào từ năm 1918 đến năm 1929 ? Em có nhận xét gì về đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại trong thời kì này ?
Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản.
C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào chống thực dân Pháp trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.
D. tất cả các cuộc khởi nghĩa trên.
Từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cam-pu-chia chuyển sang
A. đấu tranh chính trị.
B. tổ chức bạo động.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh vũ trang.
Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai .
1. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng .
2. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến rõ rệt cả về mục tiêu, hình thức đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á do giai cấp vô sản lãnh đạo
4. Năm 1930, ở mỗi nước Đông Dương, giai cấp vô sản đã thành lập được chính đảng của riêng mình
5. Cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu và kéo dài nhất ở Lào là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo
Hãy điến mốc thời gian cho phù hợp với nội dung lịch sử sau?
1...Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
2...Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-dam.
3...Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập.
4...Phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở Cam-pu-chia.
5...Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới chống lại nước thực dân, đế quốc nào duới đây ?
Những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939.
Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918-1939 diễn ra như thế nào ?
Liên minh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được biểu hiện như thế nào?
Copyright © 2021 HOCTAP247