Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Lớp 11 SGK Cũ Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX

Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX

Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX

Lý thuyết Bài tập

Quan sát lược đồ (hình 52), xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này.

Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.

Dựa vào nội dung bài học, lập bảng thống kê hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?

Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?

Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?

Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào?

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862?

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?

Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867.

Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?

Hãy thuật lại "vụ Đuy-puy" và nêu kết cục của nó.

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào?

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Trận Cầu giấy lần thứ hai (19-5-1883) diễn ra như thế nào?

Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?

Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883.

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Bãi Sậy.

Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình.

Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình.

Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê.

Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913.

Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào ?

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.

B. Chế độ phong kiến việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.

C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.

D. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp,xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858 ?

A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà.

C. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp, đốt cháy nhiều tàu giặc.

D. Ngay từ đầu, quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.

Từ tháng 1 đến tháng 10-1860, cục diện trên chiến trường Nam Kì có đặc điểm sau :

A. Lực lượng quân Pháp rất đông và mạnh.

B.  Lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng do phải chia sẻ với các chiến trường khác

C. Quân đội triều đình Nguyễn ít hơn quân Pháp rất nhiều.

D. Tương quan lực lượng hai bên (ta và Pháp) cân bằng nhau.

Giải thích các khái niệm:

- Văn thân:

- Sĩ phu:

Điền các hoạt động của Trương Định cho phù hợp với mốc thời gian?

Hãy nối thông tin ở cột A với cột B để biểu thị phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ

Cột A:

a, Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự

b, Lê Công Thành, Phan Văn Đạt

c, Nguyễn Hữu Huân

d, Nguyễn Trung Trực

e, Phan Tôn, Phan Liêm

Cột B:

1. Tân Hòa (Gò Công)

2. Ba Tri (Bến Tre)

3. Hòn Chông (Rạch Giá)

4. Tân An (Mĩ Tho)

5. Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ

So sánh về cuộc kháng chiến chống Pháp do triều đình nhà Nguyễn tổ chức với phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm 1858 -1873?

1. Tại sao Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng và “không tốn một viên đạn” ?

2 Nêu nhận xét của em về sự kiện này.

Từ sau năm 1867, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miến Tây Nam Kì đã gặp phải những khó khăn gì ?

Sử dụng Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì (SGK), hãy nêu tên các địa danh nổ ra các cuộc khỏi nghĩa chống Pháp, gắn với tên tuổi của những nhà yêu nước cụ thể.

Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất) vào ngày:

A. 20- 10- 1873.                                    

B. 20- 11 – 1873.

c. 20- 12- 1873.                                    

D. 20- 1 – 1874.

Lái buôn Giăng Đuy-puy với một đội thương thuyền nhỏ của hắn có thể ngang nhiên khiêu khích ở Bắc Kì cuối năm 1872 vì:

A. Đuy-puy có công lớn với triều đình Huế.

B. được triều đình Huế cho phép.

C. được triều đinh Mãn Thanh dung dưỡng và được thực dân Pháp ở Nam Kì sắp đặt, nhằm tạo cớ để đưa quân ra Bắc Kì

D. nhân địa phương không chống lại

Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là:

A. có sự chi viện rất lớn của quân đội nhà Thanh.

B. có sự chỉ đạo đúng đắn của triều đình nhà Nguyễn.

C. sự mưu trí, dũng cảm của quân đội triều đình do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các địa phương.

D. quân Pháp khống thông thuộc địa hình.

Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai nằm 1882 là :

A. Triều đinh Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh (Trung Quốc), vi phạm Hiệp ước 1874.

B. vì nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Pháp.

C. để trả thù cho việc Gác-ni-ê bị giết.

D. Triều đình Nguyễn không trả đủ chiến phí,cho Pháp.

Viên sĩ quan Pháp chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai (25-4-1882) là

A. Gác-ni-ê.                    

B. Bô-na.          

C. Gio-nuy-i.                            

D. Ri-vi-e.

Hãy nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về nội dụng:

Cột A:

1. Ngày 20-11-1873

2. Ngày 21-12-1873

3. Ngày 15-3-1874

4. Ngày 3-4-1882

5. Ngày 25-4-1882

6. Ngày 25-8-1883

7. Ngày 6-6-1884

Cột B:

a, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Patơnốt

b, Quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội

c, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Hácmăng

d, Quân Pháp tấn công và chiếm được thành Hà Nội lần thứ hai

e, Trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy thắng lợi, Gác-ni-ê bị tiêu diệt

g, Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

h, Quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất

Hãy nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về nội dung:

Cột A

1. Hiệp ước Giáp Tuất 1874

2. Hiệp ước Hácmăng 1883

3. Hiệp ước Patơnốt 1884

Cột B:

a, Gồm 19 điều khoản căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng, nhưng được sửa chữa một số điểm nhằm xoa dịu dư luận.

b, Gồm 22 điều khoản với nội dung triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Chúng được quyền kiểm soát, đi lại buôn bán ở Việt Nam

c, Toàn bộ Nam Kì ra đến Bình Thuận là thuộc địa của Pháp, Bắc Kì cộng với Thanh- Nghệ- Tĩnh là đất bảo hộ của Pháp. Phần còn lại của Trung Kì cho triều đình Huế quản lí.

So sánh hệ quả của hai bản hiệp ước 1862 và 1874.

Những âm mưu của thực dân Pháp và duyên cớ mà chúng lợi dụng để tiến hành các cuộc tấn công Bắc Kì.

Tại sao nói Hiệp ước 15-3-1874 (Giáp Tuất) là hàng ước lần thứ hai của triều đình Huế ?

Hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:

A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy thuộc các tỉnh

A. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh.

B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên.

C. Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc.

D. Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình.

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, người trực tiếp tổ chức, huấn luyện nghĩa quân, xây dựng căn cứ kháng chiến ở Hương Khê là

A. Phan Đình Phùng.                              

B. Cao Thắng.

C. Trần Quý Cáp.                                 

D. Tôn Thất Thuyết.

Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê

A. bao gồm hầu hết các tỉnh Trung Kì.

B. bao gồm 4 tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. bao gồm các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì.

D. bao gồm các tỉnh Trung Kì và Tây Nguyên.

Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là

A. vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.

B. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn.

C. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

Nêu nội dung cơ bản của chiếu Cần vương (13-7-1885).

Giải thích khái niệm “Cần vương”.

Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ phong trào Cần vương ?

- Nguyên nhân sâu xa.

- Nguyên nhân trực tiếp.

Hãy nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.

- Giai đoạn 1885- 1888:

- Giai đoạn 1888-1896:

Quan sát Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) (SGK), nêu nhận xét về phong trào.

Điền các thông tin phù hợp vào bảng hệ thống kiến thức vế các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Tóm lược hoạt động của nghĩa quân Bải Sậy qua 2 giai đoạn :

- Từ năm 1885 đến năm 1887 :

- Từ năm 1888 đến năm 1889 :

Điền những nội dung phù hợp vào bảng sau về cuộc khỏi nghĩa Hương Khê

Hãy giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp ?

Hãy nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với tên các cuộc khởi nghĩa ở cột B cho phù hợp.

Cột A:

1. Cao Thắng

2. Đốc Tít

3. Đinh Cồng Tráng

4. Hoàng Đinh Kinh

5. Nguyễn Quang Bích

Cột B:

A. Khởi nghĩa Lạng Sơn, Bắc Giang

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Tây Bắc

E. Khởi nghĩa Hương Khê

Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng tổng hợp dưới đây vế phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Tên phong trào tiêu biểu:...

Mục tiêu:...

Lực lượng lãnh đạo:....

Lực lượng tham gia:....

Địa bàn hoạt động:....

Nguyên nhân thất bại:...

Ý nghĩa lịch sử:...

Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng dưới đây về khởi nghĩa Yên Thế.

- Mục tiêu:...

- Người lãnh đạo:...

- Địa bàn hoạt động:...

- Lực lượng tham gia:...

- Kết quả, ý nghĩa:...

Hãy so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương với khởi nghĩa nông dân Yên Thế và rút ra kết luận vế sự khác nhau căn bản.

Copyright © 2021 HOCTAP247